Hơn 300 tỷ tiền gửi ngân hàng bị mất ở Việt Nam và cái máy rút tiền hỏng ở Nhật Bản

Đã hơn 1 năm kể từ khi vụ việc ông Lê Nguyên Hưng (phó giám đốc Eximbank Chi nhánh TP.HCM) chiếm đoạt số tiền 301 tỉ đồng của khách hàng Chu Thị Bình rồi bỏ trốn. Nhưng câu chuyện vẫn còn đang rất thu hút sự quan tâm của dư luận bởi với số tiền quá lớn như vậy, bà Bình vẫn chưa nhận được tiền đền bù từ phía ngân hàng.

12:30 03/03/2018

Tổng giám đốc Eximbank Lê Văn Quyết cho biết: “Hành vi lừa đảo của ông Hưng nhằm chiếm đoạt số tiền trong sổ tiết kiệm của bà Bình đã quá rõ. Thế nhưng, Eximbank là ngân hàng niêm yết nên chúng tôi không thể xử lý sự việc dựa trên kết luận của cơ quan điều tra mà phải dựa trên phán quyết cuối cùng của tòa án. Khi có kết luận của tòa khẳng định Eximbank sai và buộc phải bồi hoàn toàn bộ số tiền này lại cho khách hàng thì chúng tôi cam kết sẽ thực hiện ngay lập tức”.

Các luật sư lại nói khác

“Nói chờ phán quyết của tòa là chưa đúng”, về mặt pháp lý, luật sư Trịnh Đức Duy (giám đốc Công ty luật VietSun) cho rằng, theo quy định, nếu đến thời điểm hiện nay, bà Chu Thị Bình vẫn đang giữ bản chính sổ tiết kiệm thì trong mọi trường hợp, giấy ủy quyền do ông Hưng tạo lập (dù có hợp pháp hay không hợp pháp), Eximbank vẫn không thể cho phép người được ủy quyền rút tiền gửi tiết kiệm.

Có thể, vì ông Hưng là cán bộ của Eximbank, nên biết được những kẽ hở trong quản lý và lợi dụng để rút tiền tiết kiệm của bà Bình. Nhưng rõ ràng đó là việc nội bộ của ngân hàng, Eximbank phải tự giải quyết chuyện này.

Thừa nhận ông Hưng có hành vi lừa đảo, nhưng lại kéo dài việc trả lại tiền cho khách hàng bằng cách chờ phán quyết cuối cùng của tòa án, Eximbank đang tự khiến khách hàng phải hoài nghi về tính pháp lý và giá trị của sổ tiết kiệm do chính Eximbank phát hành.

Luật sư Nguyễn Tiến Mạnh (giám đốc Công ty luật Hồng Long) cũng có cùng quan điểm với luật sư Duy. Lỗi ở đây là do hệ thống quản lý của Eximbank yếu kém, ngân hàng phải có nghĩa vụ thanh toán tiền gửi tiết kiệm cho bà tại thời điểm bà yêu cầu. Vì sổ tiết kiệm của bà Bình vẫn có giá trị pháp lý.

Eximbank có quyền yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý về hành vi lừa đảo của ông Hưng. Hai việc này độc lập với nhau. Xử lý hành vi của ông Hưng là vụ án hình sự. Còn về dân sự thì Eximbank phải trả tiền cho bà Bình.

Luật sư Nguyễn Tiến Mạnh lỗi ở đây là do hệ thống quản lý của Eximbank yếu kém, ngân hàng phải có nghĩa vụ thanh toán tiền gửi tiết kiệm cho bà tại thời điểm bà yêu cầu. Vì sổ tiết kiệm của bà Bình vẫn có giá trị pháp lý. (Ảnh minh họa: dantri.com.vn)

300 tỷ và cái máy ATM hỏng

Dù biết rằng “mọi sự so sánh đều là khập khiễng”, thế nhưng tôi không thể không liên tưởng tới một câu chuyện có vẻ chẳng mấy liên quan ở tận bên Nhật Bản xa xôi. Trải nghiệm này là của một người Trung Quốc làm việc tại Nhật đã từng thu hút rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng tại đại lục:

Một ngày trung tâm kiểm soát máy ATM của Hội sở ngân hàng Nhật Bản nơi anh ấy làm việc có một vị khách cực kỳ tức giận, tới làm ầm ĩ vì máy ATM đã ngừng hoạt động khi ông này cho một tờ giấy nhỏ và hơn 1 triệu yên vào cửa nhận tiền của máy.

Hội sở lập tức cử nhân viên bảo trì đi sửa chữa, tuy đã lấy được thẻ ngân hàng và tiền trả lại cho khách, nhưng qua mấy giờ đồng hồ kiểm tra và sửa chữa thì mới phát hiện ra tờ giấy nhỏ mà khách cho vào máy đã gây ra sự cố. Cấp trên của anh ấy ngay lập tức gọi điện thoại cho người khách nọ và nói: “Mảnh giấy nhỏ của ông rơi vào khiến máy bị ngừng lại, thật lòng xin lỗi đã ảnh hưởng đến việc chuyển tiền của ông, mong ông thứ lỗi”.

Người Việt sẽ thấy rõ ràng ông khách đã sai khi cho giấy vào cửa nhận tiền khiến máy của Ngân hàng bị hỏng, vì sao họ còn phải xin lỗi? Nhưng người Nhật cho rằng, khách sai là việc của khách, còn việc của người làm dịch vụ là phải khiến máy vận hành lại sớm nhất có thể khi bị sự cố, họ đã mất mấy tiếng đồng hồ mới giải quyết xong thì đó là lỗi của họ.

Đó là cách người Nhật ứng xử với lỗi lầm của khách hàng, với số tiền không nhiều nhặn gì ở máy rút tiền tự động. Còn nếu là lỗi lầm không thể chối cãi của người kinh doanh và là số tiền khổng lồ hơn cả số người bình thường có thể kiếm được trong cả đời mình thì sao?

Tôi cũng chưa được biết tới những vụ việc lớn như vậy ở Nhật, nên không biết họ sẽ làm ra sao. Nhưng cứ nghĩ đơn giản là với tinh thần trách nhiệm và văn hóa kinh doanh vì người khác của dân tộc này, sai phạm nghiêm trọng như vậy khó mà có thể xảy ra được.

Từ những điều đơn giản như với cái máy rút tiền. Từ việc phải luôn dự đoán được những sai phạm do sơ suất hoặc cố ý của con người. Sẵn sàng chịu trách nhiệm và giải quyết vấn đề nhanh nhất có thể vì khách hàng. Từ việc tách bạch được việc của khách hàng và việc của người làm kinh doanh, thì chắc hẳn rằng, nếu chẳng may có sự vụ như 300 tỷ xảy ra ở Nhật, khách hàng cũng không phải mất đến 1 năm chờ đợi mà không nhận được một đồng bồi thường nào, và lo lắng thấp thỏm vì phải chờ phán quyết của bên thứ ba.

Người Nhật sẵn sàng chịu trách nhiệm và giải quyết vấn đề nhanh nhất có thể vì khách hàng. Từ việc tách bạch được việc của khách hàng và việc của người làm kinh doanh. (Ảnh minh họa: thesaurus.com)

Ở Nhật, bất kỳ một sự cố tiêu cực nào xảy ra có liên quan tới công việc bạn phụ trách thì đều là lỗi ở bạn. Vào năm 2011, hãng Sony đã phải xin lỗi vì cửa hàng online PSN bị hack, ảnh hưởng đến việc truy cập của khách hàng. Theo suy nghĩ thông thường của chúng ta, đây hoàn toàn không phải lỗi của Sony, thế nhưng với cách nghĩ luôn nhìn vào bên trong để tìm ra khuyết điểm của mình, người Nhật cho rằng một doanh nghiệp khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng thì phải dự đoán và có biện pháp kiểm soát, khắc phục được mọi rủi ro có thể xảy ra. Lỗi của Sony là đã không thể kiểm soát được khả năng bị hack của cửa hàng online.

Phó thủ tướng Taro Aso thậm chí đã xin lỗi vì một việc dường như chẳng liên quan gì tới mình, ông đã xin lỗi vì Bộ trưởng Tài chính của Chính phủ ông “đã gà gật như say rượu trong cuộc họp báo ở hội nghị G7″.

Thế nên ví như có một nhân viên ngân hàng nào vi phạm quy trình hoặc lợi dụng khe hở của quy trình quản lý mà phạm tội thì lãnh đạo không thể không có lỗi. Đơn vị đó không thể không có lỗi. Mà đã có lỗi thì phải khắc phục lỗi nhanh nhất có thể để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Đó là tư duy của người Nhật.

“Đạo” của người kinh doanh

Ishida Baigan (1685 – 1744), thương nhân tiêu biểu của Kyoto, từ một chủ tiệm trở thành nhà tư tưởng kinh tế, đã truyền bá rộng rãi tư tưởng “lao động là tu dưỡng nhân cách”. Ông là ông tổ của “Tâm học Thạch Môn” (nghĩa là học về cái tâm), đồng thời đưa ra thuyết Đinh nhân đạo – đạo của thị dân. Thuyết này cho hay: Kinh doanh là con đường để mọi người lao động tu dưỡng tinh thần, hoàn thiện bản thân.

Ông cũng nhấn mạnh rằng: “Con đường của một thương nhân chân chính nằm ở lòng thành làm nên những sản phẩm vừa tốt vừa rẻ”.

Người Nhật cho rằng mọi lĩnh vực ngành nghề đều có thể là con đường để tu đạo. Kiếm đạo, Võ đạo không phải là cái đạo của Kiếm hay cái đạo của Võ thuật, mà là dùng võ và luyện kiếm để tu đạo. Trong mọi việc mình làm, chúng ta đều có thể tu tâm, dưỡng tính, tiết chế dục vọng, loại bỏ cái ích kỷ cá nhân, vì cộng đồng, vì người khác mà xuất ra tâm nguyện chân chính, rộng rãi.

Inamori Kazuo, nhà sáng lập hãng điện tử khổng lồ Kyocera, hãng điện thoại KDDI, nguyên Chủ tịch Japan Airlines trong cuốn sách của mình đã cho biết, ông hoàn toàn tuân theo triết lý kinh doanh của “Samurai chân chính cuối cùng” – Saigo Takamori. Theo đó, ông phủ định tuyệt đối lợi ích cá nhân, rằng: Người lãnh đạo không được chen tư tâm vụn vặt.

Inamori Kazuo phủ định tuyệt đối lợi ích cá nhân, ông cho rằng: Người lãnh đạo không được chen tư tâm vụn vặt. (Ảnh: kyotoprize.org)

Ông diễn giải rằng, chỉ cần mỗi người dẹp bớt lòng tham của mình, chịu tổn thất một chút, hay chỉ cần chúng ta dũng cảm nhường chút lợi của mình cho người khác, mọi việc sẽ suôn sẻ, trôi chảy. Chỉ cần thay đổi từ “vị kỷ” (chỉ biết có mình) sang “vị tha” (vì người khác, vì nhân viên, vì xã hội), ta sẽ có được sự tin tưởng và cộng tác từ những người xung quanh, lúc đó dù là công việc hay trong đời sống, mọi việc chắc chắn sẽ tốt đẹp.

Quan điểm kinh doanh này của người Nhật có sự tương đồng với truyền thống văn hóa cổ xưa tốt đẹp của người Trung Hoa. Thời đó người ta có câu rằng: “无尖不商” nghĩa là “Vô tiêm bất thương” (gạo không có chóp thì không bán).

Làm thương mại không phải chỉ nghĩ đến lợi ích ngắn hạn cho bản thân. Người xưa bán gạo là đong theo đấu, cứ một đấu thì bao nhiêu tiền đó. Nhưng người bán thường đong dư ra một chút, lấy gạo nhiều hơn miệng đấu thành hình cái chóp. Chính là từ việc nghĩ tới lợi ích của khách hàng mà tạo chữ tín, dẫn tới việc bán hàng sẽ thuận lời về lâu về dài.

Thế nhưng sau này, câu gốc đã bị thay đổi chỉ một từ thứ hai, đồng âm là Jian, đổi thành “无奸不商” nghĩa là “Vô gian bất thương” (không gian xảo thì không phải là thương nhân).

Chỉ với một từ đồng âm bị hiểu sai, văn hóa thương mại của biết bao nhiêu thế hệ sau này đã bị bóp méo. Con người ta còn tự bào chữa rằng đó là lời đúc kết của tiền nhân. Doanh nhân thì phải “lanh lẹ”, biết tính toán, “thu vén” lợi lộc thì mới là doanh nhân giỏi.

Quay trở lại với vụ việc 300 tỷ, nếu thực hành theo triết lý đặt lợi ích của khách hàng lên trên lợi ích của ngân hàng, kinh doanh với chữ tín, thì ngân hàng sẽ không trì hoãn việc sửa sai và bồi thường lâu như vậy, cũng không lấp liếm, nhập nhằng giữa lỗi của cá nhân với lỗi của tập thể như vậy.

Ba chữ tóm tắt mọi triết lý kinh doanh

Dù có được diễn giải ra theo những cách nào, hình thành ra những triết lý, cảm ngộ ra sao, mọi triết lý kinh doanh của người Nhật ngày nay và người Hoa xưa kia, đều dựa trên những nguyên tắc đạo đức thuần khiết và vĩ đại nhất:

Thông tin chân thực, minh bạch cho khách hàng, không giấu giếm những điều có thể khiến doanh nghiệp bị giảm bớt lợi ích, không thoái thác trách nhiệm và đổ lỗi, đó là “Chân”. Đặt lợi ích của khách lên trên hết, đó là “Thiện”. Luôn nhận lỗi về mình, biết cúi mình khiêm nhường để nhận ra thiếu xót, từ đó tạo ra dịch vụ hoàn thiện hơn, không phản kháng ngay lập tức khi bị chê trách, đó là “Nhẫn”.

Trong mọi hoàn cảnh, khi con người tuân theo Chân – Thiện – Nhẫn, đó là lúc họ hòa mình vào sức mạnh vĩ đại của lẽ phải, đó là lúc họ mang lại cơ hội nhận thiện báo, phúc lành cho chính mình. (Ảnh: dkn.tv)

Trong mọi hoàn cảnh, khi con người tuân theo Chân – Thiện – Nhẫn, đó là lúc họ hòa mình vào sức mạnh vĩ đại của lẽ phải, đó là lúc họ mang lại cơ hội nhận thiện báo, phúc lành cho chính mình. Vì thế, kinh doanh dựa trên sự tử tế, dựa trên pháp lý vĩ đại, là cách tốt nhất, ngắn nhất đi tới thành công bền vững.

Thuần Dương

Tags:
Tuyên án nghi can di dân lậu Việt Nam sát hại dã man 5 người

Tuyên án nghi can di dân lậu Việt Nam sát hại dã man 5 người

Lục Thái Bình (Binh Thai Lục) – nghi can bị truy tố tội sát nhân 5 mạng người trong một gia đình ở San Francisco cách đây 6 năm – vào hôm nay đã bị tuyên 5 bản án chung thân liên tiếp. Điều này có nghĩa, anh ta sẽ vĩnh viễn ở lại trong tù, không được tha bổng.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất