Kẻ giả tạo dùng miệng, người chân thành dùng tâm: 4 câu người đạo đức giả hay nói

Người giả tạo luôn dùng lời nói nịnh hót để người ta thích mình, mà quên rằng trong mọi mối quan hệ chân thành là điều quan trọng nhất. Con người trưởng thành đủ để biết thà chọn người không hoàn hảo còn hơn sống với một người giả tạo.

06:00 10/11/2020

Cuộc sống này chúng ta luôn tạo cho mình những lớp mặt nạ để bảo vệ mình trước sóng gió của cuộc sống. Có những người có vẻ ngoài tốt đẹp, lời nói ngọt ngào nhưng thật sâu trong họ là những toan tính, chỉ có lợi cho bản thân. Khó đoán nhất là lòng người, đáng sợ nhất cùng là lòng người. Vì thế chúng ta nên cần tránh xa những kẻ giả tạo, để tránh cuộc sống nhiều sóng gió. Những câu cửa miệng mà những người giả tạo thường hay nói sau đây:

1. Gió chiều nào theo chiều ấy

Người thẳng thắn chính trực luôn tỏ rõ quan điểm của mình khi gặp phải một vấn đề nào đó. Khi được hỏi hay được nhờ giúp đỡ, người thẳng thắn luôn đưa ra ý kiến của mình, phân tích kín kẽ, để người được hỏi hiểu được vấn đề.

Ngược lại kẻ xảo trá, thường giấu đi những ý tưởng trong mình không thể hiện quan điểm rõ ràng. Thay vì đưa ra luôn chính kiến của mình, người giả tạo luôn tìm cách đi hỏi dò đối phương, sau đó tổng hợp lại rồi gió chiều nào che chiều ấy. Ở lâu với người giả tạo bạn sẽ thấy mình luôn cảm thấy khó hiểu về họ, tự bản thân sẽ đề phòng họ và không muốn gần người giả tạo nữa.

2. Hay nịnh nọt quá nhiều

Khen là tốt, nhưng quá nhiều thì lại không tốt. Hãy tiết kiệm lời khen, một lời khen có giá trị khi được nói từ tấm lòng chân thành thực sự, chứ không phải khen kiểu nịnh nọt.

Ai cũng muốn nghe lời khen nhiều hơn những lời chê, lợi dụng điều này người giả tạo luôn khen ta mọi lúc mọi nơi để tạo mối quan hệ với ta. Người giả tạo luôn tỏ ra là người hoàn hảo không bao giờ chán ghét với bất cứ ai, bất cứ điều gì. Đặc điểm này khác biệt với người chính trực, họ luôn có sở thích, yêu ghét rõ ràng.

3. Thích chứng tỏ “Biết ngay mà”

Khi gặp vấn đề người giả tạo rất ít khi đưa ra quan điểm hay góp ý của mình để giải quyết công việc. Nhưng khi công việc đã được giải quyết họ mới bắt đầu bình phẩm. Những câu nói cửa miệng của người giả tạo hay nói là”Biết ngay mà”, “tôi biết lâu rồi”, “tôi biết từ đầu rồi”…

Qua những câu nói trên họ muốn cho ta thấy họ là người hiểu biết thông minh, nhưng thực chất người giả tạo không dám đưa ra chính kiến của mình, vì sợ vấp phải những sai lầm.

Khi bạn đủ thông minh để hiểu những câu nói sáo rỗng của người giả tạo, bạn sẽ không muốn gần họ thêm nữa.

4. Lời nói và suy nghĩ chưa chắc đã nhất quán

Người giả tạo luôn che đậy nội tâm của mình, họ chỉ nói những lời nói mà người nghe muốn nghe, chứ thật tâm không nói những điều mình đang suy nghĩ. Người ta càng sợ điều gì, càng che giấ điều đó đi. Câu cửa miệng “Nói thật nhé, tôi nói thật đấy, tôi nói thật lòng….thực ra chỉ là những câu giúp họ gia tăng sự tin tưởng.

Trong cuộc sống chúng ta gặp muôn nghìn kiểu người, mỗi người đều trang bị cho mình những bộ mặt khác nhau. Để nhìn rõ họ chỉ có thể tiếp xúc, và nên tránh xa họ để cuộc sống của chúng ta nhẹ nhàng hơn.

Hãy tự tin là chính mình, chân thành bạn sẽ gặp được những điều tốt đẹp!

Tags:
4 Ԁấᴜ нiệᴜ củɑ мột kẻ đạo đức gіả, пнìп qᴜɑ là ніểᴜ tнấᴜ

4 Ԁấᴜ нiệᴜ củɑ мột kẻ đạo đức gіả, пнìп qᴜɑ là ніểᴜ tнấᴜ

Quan sáᴛ 4 đặc điểm Ԁưới đây, bạn нoàn toàn có thể ρʜán đoáɴ пgười xuпg quaпh мìпh có thuộc пhóm пhữпg kẻ giả tạo нay không.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất