Kế hoạch ứng phó tên lửa hạt nhân Triều Tiên của các thành phố Mỹ

Các thành phố Mỹ đang vạch ra những bước chi tiết để phản ứng trước nguy cơ bị Triều Tiên tấn công bằng vũ khí hạt nhân.

02:08 13/08/2017

Sức mạnh kho vũ khí hạt nhân Triều Tiên.

Trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên thời gian gần đây liên tục đưa ra những lời đe dọa có động thái cứng rắn nhằm về đối phương, một số thành phố và khu vực thuộc Mỹ nằm trong phạm vi tấn công của tên lửa Triều Tiên đang tích cực chuẩn bị các bước đối phó, theo ABC News.

Guam

Trang web của Văn phòng An ninh Nội địa Guam mới đây cập nhật bản hướng dẫn chi tiết về hệ thống cảnh báo khẩn cấp trên đảo cũng như đưa ra lời khuyên người dân nên làm gì trước, trong và sau khi bị tấn công tên lửa.

Một trong những tờ rơi do chính quyền địa phương phát hành chỉ dẫn người dân nên nghe theo các thông tin chính thức và hướng dẫn khẩn cấp trong trường hợp kịch bản xấu nhất xảy ra. Người dân cần tìm nơi ẩn náu, ở yên trong nhà và không được nhìn vào những quả cầu lửa hay ánh sáng khác lạ phát ra ở bên ngoài nhằm tránh bị mù mắt.

Guam - mục tiêu hàng đầu của tên lửa Triều Tiên.

Trang web cũng dẫn người dùng đến nhưng trang liên quan khác do Trung tâm Kiểm soát Thảm họa và chính quyền liên bang điều hành, hướng dẫn tạo bộ dụng cụ khẩn cấp hay các mẹo trú ẩn an toàn.

Hôm 9/8, văn phòng Cơ quan An ninh Nội địa và Cơ quan Phòng vệ Dân sự Guam ra một thông báo cho biết các đối tác quân sự của họ "đang tiếp tục theo dõi sát sao những diễn biến gần đây xung quanh Triều Tiên cùng các hành vi đe dọa từ Bình Nhưỡng".

Dù vậy, Thống đốc Guam Eddie Calvo vẫn cho rằng người dân "không cần cảm thấy lo lắng" trước mức độ căng thẳng đang gia tăng. "Cuối tuần rồi, hãy ra ngoài và vui vẻ đi", ông Calvo hôm nay nói.

Hawaii

Hawaii, một đảo khác của Mỹ, mới đây cũng cập nhật hướng dẫn về những việc nên làm trong trường hợp xảy ra một vụ nổ hạt nhân. Kế hoạch sửa đổi nêu cụ thể những chi tiết như còi báo động sẽ hú lên như thế nào hay hệ thống cảnh báo khẩn cấp sẽ phát tín hiệu gây chú ý ra sao.

Khi nghe thấy những tín hiệu này, người dân cần quay trở về và ở yên trong nhà, cập nhật thông tin qua sóng phát thanh hay bộ đàm. Văn bản cập nhật đồng thời lưu ý rằng Hawaii hiện không có nơi trú ẩn an toàn trước một vụ nổ như vậy.

"Bạn chỉ có vài phút để thực hiện hành động tự bảo vệ. Hãy hành động ngay lập tức, không chần chừ", bản kế hoạch nhấn mạnh.

Alaska

Một hệ thống đánh chặn trên mặt đất đã được triển khai để bảo vệ Alaska và đất liền Mỹ khỏi những mối đe dọa từ tên lửa tầm xa.

Mỹ có 36 hệ thống đánh chặn đang hoạt động, trong đó 32 hệ thống ở Alaska và 4 hệ thống ở căn cứ không quân Vandenberg, California. Những hệ thống này có tỷ lệ đánh chặn thành công tên lửa tầm xa trên 50% trong các cuộc thử nghiệm gần một thập kỷ qua.

"Chúng có thể gặp khó khăn khi bảo vệ Hawaii nhưng sẽ bảo vệ tốt Alaska và đất liền", ông Steve Ganyard, đại tá thủy quân lục chiến Mỹ về hưu, nhận xét. Tuy nhiên, hệ thống đánh chặn của Mỹ "không thể xử lý 10 tên lửa tấn công cùng lúc", ông cho biết.

Phòng an ninh nội địa và quản lý tình trạng khẩn cấp Alaska chưa có kế hoạch cụ thể chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc tấn công hạt nhân. Họ chỉ làm theo kế hoạch phản ứng trước mọi mối đe dọa vẫn được các thành phố như San Francisco hay Los Angeles, California, áp dụng lâu nay.

Bờ Tây

Một số khu vực tập trung đông dân cư ở Bờ Tây, Mỹ, đang xây dựng lại kế hoạch ứng phó khẩn cấp trước thảm họa, bất kể đó là thảm họa tự nhiên, như động đất, sóng thần, hay do con người, như khủng bố, tấn công hạt nhân.

ke-hoach-ung-pho-ten-lua-hat-nhan-trieu-tien-cua-cac-thanh-pho-my

Kế hoạch bắn tên lửa tới Guam của Triều Tiên. Bấm vào ảnh để xem bản đầy đủ.

Bang Washington hiện không có bất kỳ kế hoạch chi tiết nào để phản ứng trước một vụ nổ hạt nhân. Họ chủ yếu chỉ tập trung vào việc đối phó với thảm họa động đất hay sóng thần.

"Một cuộc tấn công hạt nhân chắc chắn sẽ mang đến thách thức độc nhất vô nhị nhưng toàn bang đã tập huấn và chuẩn bị cho nhiều loại thảm họa khác nhau. Chúng có thể hữu ích", Karina Shagren, phát ngôn viên Cơ quan Quân sự Washington, cho hay.

Seattle, Los Angeles và San Francisco, giống như hầu hết các khu đô thị khác ở Mỹ, đều duy trì hệ thống cảnh báo và người dân có thể đăng ký thông qua điện thoại hay email.

"Tình hình với Triều Tiên làm dấy lên lo lắng về việc điều gì sẽ xảy ra nếu một cuộc tấn công hạt nhân nhắm vào khu vực Los Angeles", Kate Hutton, nhân viên thông tin công cộng thuộc Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Los Angeles, nói. "Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình cũng như mọi mối đe dọa và nguy hiểm mà chúng ta có thể phải đối mặt ở Los Angeles".

Vũ Hoàng - VNExpress.net

Tags:
Hậu quả thảm khốc nếu chiến tranh bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên

Hậu quả thảm khốc nếu chiến tranh bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên

Hậu quả thảm khốc nếu chiến tranh bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất