Khách Tây kể những điều người Mỹ có thể học từ Việt Nam

Jacqueline cho rằng người Mỹ nên thân thiện hơn với du khách nước ngoài, tôn trọng người lớn tuổi và thầy cô giáo như người Việt.

07:30 13/08/2017

Sinh ra và lớn lên tại Mỹ, Jacqueline Kehoe cho rằng một phần tâm hồn mình thuộc về Việt Nam. Dưới đây là những điều cô cho rằng người Mỹ có thể học hỏi từ đất nước Đông Nam Á này.

Lòng mến khách

Trong khi nước Mỹ chào đón khách nước ngoài với những màn kiểm tra an ninh gắt gao hay hệ thống báo động đắt tiền, ấn tượng đầu tiên về Việt Nam luôn là những người bản địa hào phóng.

Bạn sẽ tự cảm nhận điều này khi chẳng may xe chết máy bên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP HCM. Ngay lập tức một người đàn ông tốt bụng xuất hiện với cánh tay dính đầy dầu xe, ra hiệu tới tiệm sửa xe gần đó. Ông ấy sẽ đưa ra một chiếc ghế nhựa mời bạn ngồi rồi vừa hì hụi với máy móc, vừa cố gắng trò chuyện bằng vài câu tiếng Anh bồi.

khach-tay-ke-nhung-dieu-nguoi-my-co-the-hoc-tu-viet-nam

Du khách nước ngoài chụp ảnh cùng người dân tộc tại Việt Nam. Ảnh: Ondřej Samohel.

Khi dừng xe trước nhà người lạ và mở lời hỏi khách sạn gần nhất, bạn sẽ luôn thấy cánh cửa rộng mở như muốn đón cả thế giới vào. Một khi dẫn khách vào nhà ngồi chơi, chủ nhà còn có thể ngỏ ý để bạn ngủ lại qua đêm, không quên mời một ly trà nóng hay một tô hủ tiếu khi dọn giường.

Người Việt Nam có văn hóa cộng đồng và tự hào khi giúp đỡ đồng bào. Một khi trở thành một phần của nơi này, bạn sẽ không bao giờ muốn rời đi.

Tháo vát

Một trong những ấn tượng về người Việt Nam với khách nước ngoài chính là khả năng lao động không ngừng nghỉ, tháo vát, siêng năng và thực tế khi đối mặt với bất kỳ trở ngại nào.

Ví dụ, nếu bạn phàn nàn với chủ khách sạn rằng trần nhà đang bị thủng, ông ấy sẽ ngay lập tức vá lại bằng một cánh tủ bếp và súng bắn keo. Vài phút sau, ông ấy sẽ xuất hiện với nụ cười rộng hết cỡ: "Thấy chưa? Thấy chưa? Dễ mà!".

Chẳng may xe bị xịt lốp tại Gò Vấp, bạn không có lựa chọn nào ngoài đánh thức một người thợ vá xe đang kê ghế nằm ngủ bên đường. Tất cả chỉ tốn 30.000 đồng và xe của bạn đi bon hơn bao giờ hết. Điều này thật khó có thể xảy ra tại Mỹ.

Ngủ trưa

Người Việt thức khuya dậy sớm, nhưng họ không phải những người làm việc cả ngày không chợp mắt.

Thức giấc vào sáng tinh mơ, bạn sẽ thấy người dân đang ăn cháo lòng nóng hổi, tập dưỡng sinh trong công viên Tao Đàn hay tất bật đi chợ sớm. Tối đến, bạn có thể nghe rõ những bản karaoke bất tận dù đang ở trên tầng nhà 11, tiếng xe cộ ồn ã pha lẫn tiếng cười hay tiếng máy ép nước mía không nghỉ... cứ thế cho tới sáng sớm.

Trước hai giờ chiều và sau nửa đêm, làm việc năng suất hơn cả những người Mỹ đã uống sáu tách cà phê để chạy deadline hết tốc lực. Nhưng đừng làm phiền giấc ngủ trưa của người bản địa, nếu bạn không muốn họ phát cáu.

khach-tay-ke-nhung-dieu-nguoi-my-co-the-hoc-tu-viet-nam-1

Giấc ngủ trưa vội vã của người Sài Gòn trong mắt khách Tây. Ảnh: Jodi/Legal Nomads.

Tận dụng không gian

Nếu người Mỹ nói, nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường thì sẽ bổ sung vế "cần thêm một chút khoảng trống" nữa.

Hãy hình dung đến một đoạn đường Điện Biên Phủ với hàng trăm người đang luồn lách xe máy trên đường, lao lên vỉa hè khi chờ đèn đỏ. Những chiếc ôtô kếch xù cũng chen lên từng chút nếu mọi người xung quanh dễ tính.

Bạn chỉ cần lơ đễnh một chút là sẽ bị tụt lại phía sau cả đám đông ai cũng nhễ nhại mồ hôi, gắng nhích tới càng gần vạch dừng đèn đỏ càng tốt.

Nếu ngồi sau xe ôm mà bạn bảo bác tài rằng mình sắp trễ hẹn ông ấy sẽ phi xe lên vỉa hè, đi trong những con hẻm nhỏ xíu tới nỗi mà bạn phải nhắm chặt mắt mỗi lần chân chạm vào đâu đó.

Không chỉ khi tham gia giao thông, người còn tận dụng từng mét vuông để buôn bán với kế hoạch kinh doanh đơn giản. Chỉ cần tấm biển nhỏ ghi chữ "bánh mì" hoặc "cà phê sữa đá", họ sẽ gây dựng nên thương hiệu của riêng mình bên bờ sông Sài Gòn.

Gia phong

Ít ngôn ngữ nào trong kho từ vựng chỉ quan hệ họ hàng phong phú như tiếng Việt, với ít nhất 20 đại từ nhân xưng người nước ngoài cần ghi nhớ khi học. Không chỉ trong giao tiếp, lòng kính trọng còn thể hiện ngay trong cuộc sống thường ngày.

Nếu hỏi người Việt trẻ về một ngày bình thường của họ, bạn có thể nghe được những chuyện như ngủ chung giường với bà, bỏ cuộc hẹn với bạn bè để giúp mẹ việc nhà vào tối thứ sáu, hay họ hàng thường tụ tập ăn uống vào cuối tuần. Điều này có thể khiến người Mỹ cảm thấy ngột ngạt, nhưng nét văn hóa này lại hoàn toàn tự nhiên và đúng đắn với người Việt Nam.

khach-tay-ke-nhung-dieu-nguoi-my-co-the-hoc-tu-viet-nam-2

Bữa cơm gia đình của người Việt Nam thường đông đủ. Ảnh: Phú Thi.

Tôn trọng thầy cô giáo

Ngay cả với những mối quan hệ không cùng huyết thống, người Việt cũng có những cách xưng hô để thể hiện sự tôn trọng, như thầy cô với học trò.

Sự khác biệt thể hiện rõ nhất trong ngày Nhà giáo. Vào ngày này, thầy cô giáo tại Việt Nam sẽ nhận được rất nhiều thiệp chúc mừng, quà và hoa trên bàn làm việc hay nhận lời hỏi thăm từ phụ huynh, trong khi điều này ít xảy ra tại Mỹ.

Nấu ăn ngon

Bạn không cần phải vào nhà hàng 5 sao để thưởng thức ẩm thực Việt Nam. Hãy dừng chân ở bất cứ hàng phở nào bạn thấy có nhiều xe máy đỗ lại nhất, những bàn nhôm chật kín thực khách đói bụng.

Hãy tự lấy ghế nhựa ngồi, nhân viên sẽ bưng ly trà đá tới và nhìn bạn đầy chờ đợi. "Một tô phở bò" chính là điều bạn cần nói, ngay lúc đó cô bán hàng sẽ bốc một phần bánh phở, đem chần nước sôi thuần thục như những gì cô vẫn làm từ lúc lên bảy, bạn sẽ được phục vụ nhanh chóng.

 Khách Tây đánh giá thế nào về đồ ăn Việt Nam. Video: Tiến Đạt.

Bài viết được đăng tải trên Matador Network năm 2014.

Tags:
Mỹ phớt lờ 10 lần cảnh báo của Trung Quốc ở Trường Sa

Mỹ phớt lờ 10 lần cảnh báo của Trung Quốc ở Trường Sa

Khu trục hạm USS John S. McCain của Mỹ tiến hành tuần tra tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý xung quanh đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa suốt 6 giờ đồng hồ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất