Kinh nghiệm xin visa Mỹ dạng tự túc, độc thân và không thư mời

Nếu ai bảo xin visa sang Mỹ khó lắm thì xin thưa tại mọi người thiếu hiểu biết thôi. Để giúp mọi người em sẽ chia sẻ lại đôi điều về kinh nghiệm xin visa Mỹ dạng tự túc, độc thân và không thư mời.

09:00 19/06/2019

“Chả là trước khi điền form trên mạng, mình có dạo qua một cơ số topic trên mạng thì thấy đa số ý kiến đều nói rằng có visa Mỹ hay không là hên xui, phụ thuộc khá nhiều vào người phỏng vấn và thái độ của mình lúc đó. Và còn được bồi thêm rằng, độ tuổi từ 25-35, độc thân, không có tài sản gì trong tay như mình thì cơ hội có visa thấp. Mềnh tặc lưỡi và nghĩ: các bạn Mỹ không cho mềnh vào nước bạn ý tiêu tiền thì mình đi nước khác như Úc, NZ chả hạn, cùng lắm thì quay lại Châu u chơi. Thế nên cứ tưng tửng mà hẹn ngày đi phỏng vấn mà thôi.

Kết quả hình ảnh cho kinh nghiệm xin

Hôm đi phỏng vấn, mềnh mặc quần jeans, áo thun đơn giản, tóc buộc gọn gàng, oánh tí son đỏ cho nó…xinh =)). Vào tới cửa đại sứ quán, mềnh té ngửa khi thấy có mấy chị liền mặc áo dài, oánh son phấn cứ như đi hội diễn văn nghệ, giầy cao gót mười mấy cm. Hoặc có những anh com lê, ca vát, tóc vuốt keo ngược, má ôi trong phòng chờ phỏng vấn nó mát mẻ trẻ khỏe thế mà anh đeo kính đen xì, mặt rất ngầu.

Rồi có những bác xách cặp vali mô đen tỉnh đi công tác thủ đô, mặt mũi rất căng thẳng nghiêm trọng, trên tay cầm một sấp tài liệu toàn giấy và chi chit chữ. Nhìn lại mềnh…ăn mặc xuề xòa, mang đúng 1 quyển ngôn tình =)) và 1 bìa kẹp giấy trong đó có đúng 3 tờ giấy: sao kê tài khoản, giấy xác nhận đang làm việc tại cơ quan, giấy xin nghỉ phép. Đến cả lịch trình chuyến đi mềnh cũng chả có, vì thú thục chả biết sẽ đi được những chố nào mà làm. Nếu nó hỏi thì sẽ nói tao dự định đi Grand Canyon, Highway Pacific Coast, Los, SFO….

Trong lúc mềnh đang lơ đãng nhìn ngó xung quanh, 2 chị bay vào hỏi: ủa em xin visa lần đầu tiên hả, có người bảo lãnh không, có thư mời không? Đi du học hay định cư vậy. Mềnh bảo em đi chơi chị ôi. Chị mở mắt to như quả nhãn “ủa đi chơi có mình thôi hả, mà em còn độc thân như này chắc không được visa đâu, ở đây nó khó lắm, nó sợ em qua Mỹ ở lại luôn đó”. !!!! Mềnh bảo ô không cho em visa thì em đi nước khác, thiếu gì nước đi chơi đâu chị. Bà chị rất khinh khỉnh, bĩu môi và nghĩ con này chắc vô đối rồi. Ngay lúc đó thì mấy bác bô cũng nhảy vào bàn tán bảo xin khó lắm, ngồi từ sáng tới giờ thấy bao nhiêu người không được, mà sao cháu đi phỏng vấn không chuẩn bị hồ sơ gì hả, như vậy không được đâu, nó đòi chứng minh tài chính ghê lắm. Mình cười nhăn nhở bảo cháu có bao nhiêu giấy tờ là mang đi hết rồi đó và thấy các bạn vo ve nói nhiều quá. Mềnh phắn luôn ra tít ngoài ngồi ung dung đọc truyện. 

Rose chia sẻ lại kinh nghiệm như sau:

– Quan trọng nhất là phải trung thực, không được nói dối. Hỏi gì trả lời nấy. Các bạn ở lãnh sự đều được đào tạo về tâm lý học nên chỉ cần thay đổi nhỏ trên khuôn mặt khi bạn nói dối các bạn í cũng biết ngay, đừng múa rìu qua mắt thợ. Bị trượt visa 1 lần thì sẽ khó khăn hơn khi xin lại.

– Các bạn đừng có bị ảnh hưởng tâm lý bởi những thành phần vo ve, rảnh rỗi sinh nông nổi trong lúc ngồi chờ tới lượt mình phỏng vấn. Họ còn chả chắc mình có được visa hay không cơ mà. Nên chả có j mà phải sợ hết.

– Luôn tự tin, mắt nhìn thẳng, mỉm cười với người phỏng vấn mình. Mắt không lấm lét, đừng tỏ ra lúng túng.

– Nếu trả lời được bằng Tiếng Anh thì trả lời, không thì nói bằng tiếng Việt vì bên cạnh ng Mỹ phỏng vấn sẽ có một người Việt phiên dịch.

– Thủ tục xin visa Mỹ rất đơn giản, rõ ràng và khoa học. Có là có, trượt là trượt chứ không đau tim chờ đợi như các bạn Châu u, Úc… Các giấy tờ mang theo cũng chả cần phải dich thuật công chứng gì hết. Có gì cứ mang hết: sổ đỏ, HĐLD, sổ tiết kiệm, ảnh ót đi du lịch các nơi, sao kê lương…. nhưng đa phần mềnh thấy là các bạn í ít hỏi tới những giấy tờ này.

– Không cần có booking vé máy bay, không cần có bảo hiểm du lịch.

– Không cần mất tiền phí làm hồ sơ visa cho các công ty du lịch, mấy cty này cũng không chắn chắn bạn có visa Mỹ. Tất cả đều phải phỏng vấn và nếu bạn trượt thì các công ty cũng bó tay và bạn đương nhiên sẽ mất 160USD phí visa + phí làm hồ sơ.

– Đã từng đi Châu u, Úc, Nhật… cũng là một lợi thế. Nên nếu hộ chiếu cũ mà có các dấu, visa nhập cảnh của các nước này thì cũng mang luôn đi theo lúc phỏng vấn.

– Khi đi phỏng vấn sẽ bị tịch thu điện thoại từ đầu, mà thời gian chờ tới lượt ít nhất phải 3-4 tiếng. Hôm bạn Rose đến từ lúc 8:15 thế mà đã có 200 số ở đằng trước. Tới 11:30 mới tới lượt. Nên để giết thời gian thì nhớ mang truyện/báo theo mà giải sầu.

Các bước xin visa:

– Điền form DS-160, nộp tiền phí visa, đặt lịch hẹn phỏng vấn, tới ngày là tèn ten đi thôi. Cụ thể thì vui lòng đọc kỹ những link sau và làm theo hướng dẫn:

http://www.ustraveldocs.com/vn_vn/vn-niv-typeb1b2.asp

http://vietnamese.hochiminh.usconsul…rnh-np-n.html

– Khi qua cửa lãnh sự, sẽ vào cửa nộp hồ sơ (giấy hẹn pv, biên lai nộp tiền, hộ chiếu) rồi sẽ được phát số thứ tự để lấy vân tay. Nghe hoặc nhìn trên bảng xem khi nào tới lượt. Đoạn này nhanh thôi.

– Sau khi lấy dấu vân tay xong sẽ được phát tiếp 1 số thứ tự phỏng vấn. Cứ thế ngồi vểnh râu lên nhìn bảng điện tử xem khi nào tới lượt mình. Đoạn này lâu gấp 2, 3 lần đoạn lấy vân tay.

– Nếu được visa, sẽ được đóng cộp 1 phát approved trên tờ đơn của mềnh, đi thẳng và rẽ trái ra phòng chuyển phát nhanh ghi địa chỉ để LSQ gửi hộ chiếu về (thường là 3-4 ngày sau sẽ nhận được). Còn trượt thì cũng bị đóng dấu j đấy( không trược nên không biết, chắc là là chữ denied), đi thẳng ra cửa lấy đồ đạc và về.

– Lúc đi phỏng vấn mình không mang chứng minh tài chính nhưng các bạn nên chuẩn bị càng nhiều tiền càng tốt, sổ đỏ, giấy tờ nhà đất, ô tô… tóm lại có j chứng minh bạn có tài sản ở VN. Có vợ con thì càng tốt, mang giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của con để chứng minh bạn có ràng buộc tại Việt Nam.

– Tự điền mẫu Form, không nên khai có người nhà ở Mỹ. Và nếu bạn đi cùng nhóm thì khai cùng nhóm không thì khai rằng đi một mình tới Mỹ.

Túm lại một câu đơn giản là ai cũng có thể xin visa Mỹ, còn chuyện có visa hay không phụ thuộc vào mình chứng minh thế nào cho LSQ Mỹ. Chúc các anh chị đều may mắn có visa và có chuyến đi nước ngoài bình an, vui vẻ.Theo webtretho

Tags:
Du học, làm việc ở Mỹ thay đổi gì khi có tổng thống mới?

Du học, làm việc ở Mỹ thay đổi gì khi có tổng thống mới?

Hôm 10/12, nhiều sinh viên nước ngoài học tại Mỹ khá hoang mang về các quy định và quy chế cho học sinh – sinh viên (HS-SV) quốc tế dưới sự điều hành của chính phủ Mỹ mới sẽ do ông Donald Trump lãnh đạo.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất