Linh kiện tàu ngầm hạt nhân Mỹ xuống cấp 'nhanh không ngờ'

Nhiều bộ phận trên tàu ngầm tối tân lớp Virginia Mỹ hao mòn quá nhanh, buộc phải "vay mượn" phụ tùng từ tàu khác để vận hành.

23:00 24/06/2021

"Chúng tôi biết có một số thách thức với dây chuyền cung cấp của tàu ngầm lớp Virginia", quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ Thomas Harker nói trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện hôm 22/6, thừa nhận nhiều bộ phận trên lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh này hư hỏng nhanh hơn dự kiến.

"Có những linh kiện chúng tôi nghĩ sẽ trường tồn theo vòng đời của tàu ngầm, nhưng chúng hao mòn nhanh không ngờ", Harker nói, thêm rằng các thủy thủ phải chật vật tìm bộ phận thay thế.

Hải quân Mỹ đã phải tráo đổi hơn 1.600 linh kiện giữa các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia kể từ năm 2013 để giảm bớt áp lực bảo dưỡng và duy trì hoạt động cho đội tàu trị giá 166 tỷ USD, theo báo cáo mới được công bố bởi Bộ tư lệnh Các hệ thống Hải quân (NAVSEA) và Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO).

Lớp tàu ngầm Virginia với tổng cộng 48 chiếc dự kiến được biên chế là trụ cột trong chiến lược của hải quân Mỹ vào nửa sau thế kỷ 21, nhằm đối phó với hạm đội tàu mặt nước ngày càng đông đảo của Trung Quốc. Tuy nhiên, tham vọng này đang bị cản trở bởi tình trạng phụ tùng hư hỏng sớm hơn hàng chục năm so với ước tính.

Tàu ngầm USS Minnesota thuộc lớp Virginia trong quá trình chế tạo năm 2012. Ảnh: US Navy.
Tàu ngầm USS Minnesota thuộc lớp Virginia trong quá trình chế tạo năm 2012. Ảnh: US Navy.

"Đây là vấn đề ảnh hưởng tới khả năng sẵn sàng chiến đấu, đi kèm với lo ngại rằng hải quân không đầu tư đủ ngân sách cho bảo dưỡng, chuỗi cung ứng và cơ sở hạ tầng ở các nhà máy đóng tàu. Hải quân Mỹ dường như đã phản ứng quá chậm khi xuất hiện dấu hiệu cho thấy linh kiện đang hao mòn nhanh hơn thiết kế", Bryan Clark, cựu trợ lý đặc biệt của tư lệnh hải quân Mỹ, nhận xét.

Thông tin được đưa ra trong bối cảnh quốc hội Mỹ đang hối thúc hải quân tăng tiến độ đóng mới các tàu lớp Virginia từ 2 lên 3 chiếc mỗi năm.

Theo CBO, khi các linh kiện bị hỏng mà không có sẵn đồ để thay thế, cơ sở sửa chữa tàu ngầm có thể phải "vay mượn" phụ tùng từ một tàu ngầm khác, thường là phương tiện vừa được đưa vào để bảo trì, nhằm hạn chế chậm trễ tiến độ. Phần lớn linh kiện này nằm trong các thiết bị điện tử và không liên quan tới hệ thống động lực. Hải quân Mỹ từ chối tiết lộ những bộ phận nào bị ảnh hưởng với lý do bảo đảm an ninh.

Quá trình tráo đổi linh kiện giữa các tàu ngầm làm tăng thời lượng làm việc, cũng như đặt ra nguy cơ hư hại thiết bị trong khi chuyển đổi. Vấn đề này cũng ảnh hưởng tới quá trình bàn giao tàu ngầm lớp Virginia phiên bản Block V, khi 12 tàu thuộc biến thể này đã bị đội giá lên nhiều so với kế hoạch, theo Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh lớp Virginia được phát triển vào thập niên 2000 sau khi lớp Seawolf bị hủy do Mỹ không cần chiến hạm lớn, mạnh và có khả năng lặn sâu để săn lùng tàu ngầm Liên Xô ở Bắc Cực. Tàu ngầm lớp Virginia được thiết kế như chiến hạm đa năng có khả năng chiến đấu, thu thập thông tin tình báo, triển khai người nhái và phóng tên lửa hành trình.

Chiếc đầu tiên là USS Virginia được đưa vào biên chế năm 2004, trong khi tàu mới nhất là USS Vermont biên chế giữa năm 2020. Tổng cộng 19 tàu ngầm lớp Virginia đã được đưa vào vận hành, cùng 9 tàu đang chế tạo và 6 tàu được đặt hàng nhưng chưa khởi đóng. Mỗi tàu ngầm có giá khoảng 2,8-3,5 tỷ USD.

Vũ Anh (Theo Bloomberg)

Tags:
Qᴜá ƙɦứ sɑo Việł íł ɑi ɓiếł: Cɦồпɢ cũ Việł Hươпɢ cực łài пăпɢ, Bảo Cɦᴜпɢ ɢiấᴜ ʋì sợ ồп ào

Qᴜá ƙɦứ sɑo Việł íł ɑi ɓiếł: Cɦồпɢ cũ Việł Hươпɢ cực łài пăпɢ, Bảo Cɦᴜпɢ ɢiấᴜ ʋì sợ ồп ào

Tɾước ƙɦi có cᴜộc łìпɦ ᵭược ᵭôпɢ ᵭảo côпɢ cɦúпɢ ɓiếł ᵭếп, пɦữпɢ пɢɦệ sĩ пày łừпɢ có qᴜá ƙɦứ ʋới пɢười ɓạп ᵭời ɦiếɱ ɑi ɓiếł ᵭếп.Cɦᴜyệп łìпɦ cảɱ củɑ пɢɦệ sĩ ℓà ᵭiềᴜ ɱà пɦiềᴜ ƙɦáп ɢiả ᵭặc ɓiệł qᴜɑп łâɱ, пɦấł ℓà пɦữпɢ ɢóc ƙɦᴜấł, câᴜ cɦᴜyệп qᴜá ƙɦứ íł ᵭược пɦắc ᵭếп. Việł Hươпɢ, Dᴜy Pɦươпɢ... ℓà пɦữпɢ пɢɦệ sĩ łừпɢ có cɦᴜyệп łìпɦ ᵭổ ʋỡ ɦiếɱ ƙɦi cɦiɑ sẻ ʋới côпɢ cɦúпɢ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất