Lời trăп trối của bác sĩ triệu pɦú bị uпg tɦư: Suốt đời cɦạy tɦeo tiềп tài và пɦữпg cɦiếc Ferrari, đối diệп với cái cɦết mới biết ɦạпɦ pɦúc пằm ở đâu

“Bất kỳ ai cũпg biết mìпɦ sẽ cɦết пɦưпg cɦúпg ta kɦôпg tiп vào điều đó. Bởi vì пếu cɦúпg ta tɦật sự trăп trở, cɦúпg ta đã sốпg kɦác đi” – trícɦ lời bác sĩ Ricɦard Teo.

06:00 08/04/2021

* Bác sĩ Richard Teo Keng Siang (1972 – 2012) là người có tên tuổi trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ ở Singapore, qua đời khi đang ở trên đỉnh cao của sự nghiệp vì bệnh ung thư phổi. Dưới đây là những lời chia sẻ của bác sĩ Richard Teo với các sinh viên tại Nha khoa D1 ở Singapore vào tháng 11/2011. Những lời tâm sự đầy xúc động này đã dịch ra nhiều thứ tiếng và được bạn trẻ chia sẻ trên mạng xã hội. Bởi vì hơn 7 năm đã trôi qua, những chiêm nghiệm về tiền tài, thành công và hạnh phúc của bác sĩ Richard vẫn còn vẹn nguyên giá trị.

Lời trăn trối của bác sĩ triệu phú bị ung thư: Suốt đời chạy theo tiền tài và những chiếc Ferrari, đối diện với cái chết mới biết hạnh phúc nằm ở đâu - Ảnh 1.

Chào buổi sáng tất cả các bạn. Hôm nay giọng của tôi hơi khàn nên hãy chịu khó lắng nghe một chút nhé. Tên của tôi là Richard – bác sĩ y khoa.

Tôi sinh ra trong một gia đình khó khăn. Từ nhỏ, tôi đã được nghe từ mọi người xung quanh mình nói rằng:

Hạnh phúc chính là đạt được thành công. Và thành công đo bằng sự giàu có. Với tư duy như thế, ngay từ thời trẻ tôi đã rất tham vọng, cầu tiến. Có thể nói tôi là một sản phẩm điển hình của xã hội ngày nay.

Richard Teo

Richard những năm 20 tuổi lao vào kiếm tiền như một thước đo của thành công

Lời trăn trối của bác sĩ triệu phú bị ung thư: Suốt đời chạy theo tiền tài và những chiếc Ferrari, đối diện với cái chết mới biết hạnh phúc nằm ở đâu - Ảnh 3.

Richard thành công trong học tập lẫn thể thao, theo đuổi các vị trí hàng đầu

Không chỉ giành một chỗ ở trường trung học hàng đầu, tôi cần phải thành công trong tất thảy lĩnh vực. Tôi muốn đạt được cúp chiến thắng, những giải thưởng cấp quốc gia và mọi thứ như vậy. Sau đó, tôi vào trường y rồi tốt nghiệp. Như các bạn đã biết, bác sĩ nhãn khoa là một trong những chuyên ngành có sự cạnh tranh nhất nên tôi đã theo đuổi nó. Tôi giành được học bổng nghiên cứu về laser để chữa mắt ở Đại học Quốc gia Singapore.

Nếu hoàn thành khóa nghiên cứu, tôi sẽ cầm trong tay 2 tấm bằng: bác sĩ đa khoa và bác sĩ nhãn khoa. Nhưng thành công về mặt học thuật này chẳng đem lại cho tôi sự giàu có. Việc đào sâu nghiên cứu tốn quá nhiều thời gian, trong khi ngoài kia, lĩnh vực phòng khám tư là mảnh đất để kiếm tiền. Trong những năm gần đây, phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng được ưa chuộng. Hàng đống tiền có thể kiếm ra từ đó. Vì vậy, tôi quyết định đã đủ với chuyện học hành rồi. Tôi mở phòng khám về thẩm mỹ, hiện giờ đã trở thành một trung tâm khá lớn.

Các bạn có thấy một điều trớ trêu như thế này không: Người ta không mãi ca ngợi những anh hùng chữa bệnh hay các chuyên gia vật lí trị liệu. Mà người hùng được tạo nên bởi sự giàu có và nổi tiếng.

Richard những năm 30 tuổi tận hưởng quả ngọt của thành công, gọi đó là hạnh phúc

Lời trăn trối của bác sĩ triệu phú bị ung thư: Suốt đời chạy theo tiền tài và những chiếc Ferrari, đối diện với cái chết mới biết hạnh phúc nằm ở đâu - Ảnh 4.

Mọi người không vui khi trả 20 đô để khám bệnh, nhưng họ sẵn sàng chi 10 nghìn đô la để bơm môi, 15 nghìn đô để nâng ngực và những điều tương tự vậy. Chuyện kinh doanh ban đầu của phòng khám rất suôn sẻ. Tôi chìm đắm trong niềm vui sướng vì có nhiều bệnh nhân. Vẻ đẹp phù phiếm, vẻ bề ngoài – người ta cần nó, đó là một mảnh đất màu mỡ để kiếm tiền! Tôi phải thuê thêm 1 bác sĩ nữa cùng làm, rồi 2 người, 3 người và đồng nghiệp thứ 4 cũng đến nhanh chóng. Trong năm đầu tiên, chúng tôi leo thang về thu nhập lên tới hàng triệu đô. Nhưng sẽ chẳng bao giờ là đủ vì tôi quá ám ảnh, đắm chìm trong việc kiếm tiền này. Tôi quyết định mở chi nhánh phòng khám sang Indonesia. Cuộc sống quả thật là rất tốt!

Khi đó, tôi làm gì vào dịp cuối tuần? Thường là đến các câu lạc bộ xe sang, đến Sepang ở Malaysia đua xe. Cuộc sống mà, phải hưởng thụ. Tôi mua cho mình một chiếc Ferrari 430. Sau đó mua nhà. Kế đó là tận hưởng sự giàu có và nổi tiếng. Với nhiều khách hàng là thí sinh cuộc thi sắc đẹp, dĩ nhiên tôi cũng dành thời gian bên những nhan sắc tuyệt trần và giàu sang, đi từ nhà hàng cao cấp này tới nhà hàng gắn sao Michelin khác.

Tôi đã chạm tay vào đỉnh cao của sự nghiệp, tiền tài. Đó là tôi của 1 năm trước, cơ thể hoàn toàn tráng kiện và tất cả mọi thứ đều dưới tầm kiểm soát.

Phát hiện ung thư ở tuổi 38 và… tìm thấy hạnh phúc thật sự

Chà, tôi sai rồi. Làm sao có thể kiểm soát mọi thứ được? Vào tháng 3 năm ngoái (2010), tôi bắt đầu thấy đau lưng mà không hiểu vì sao. Ban đầu, tôi nghĩ đó là do động tác mạnh ở phòng gym. Rồi một hôm thấy đồng nghiệp thực hiện chụp cộng hưởng từ (MRI), tôi bèn nhờ anh ta kiểm tra giúp để an tâm.

Chiều hôm đó, anh ta gọi tôi và nói đã thấy sự thay thế tủy xương trong cột sống. Tôi biết nó có nghĩa là gì, nhưng không chấp nhận được, kiểu như “Cậu đùa đấy à?”. Tôi vẫn thực hiện tốt mọi thứ ở phòng gym mà…

Chúng tôi thực hiện nhiều bài kiểm tra vào ngày hôm sau. Họ chẩn đoán tôi mắc ung thư phổi giai đoạn 4. Phản ứng đầu tiên là “Ối chà, nó đến từ đâu thế này?”… Tế bào ung thư đã lan tới não, cột sống, gan và tuyến thượng thận. 

Bạn biết không, trong giây phút nghĩ rằng mình làm chủ và chạm tới đỉnh cao của thành công, tôi đã mất hết mọi thứ.

Richard Teo

Đây là ảnh chụp X quang phổi của tôi. Mỗi chấm tròn này là một khối u. Tôi có hàng vạn cái như thế trong 2 lá phổi. Ngay cả làm hóa trị, thời gian còn lại cũng chỉ 3-4 tháng nữa thôi. Cuộc đời tôi sắp kết thúc rồi sao, quả thật vậy! Tôi tuyệt vọng, dĩ nhiên, rất tuyệt vọng khi từng nghĩ mình đã có hết thảy mọi thứ quý giá.

Lời trăn trối của bác sĩ triệu phú bị ung thư: Suốt đời chạy theo tiền tài và những chiếc Ferrari, đối diện với cái chết mới biết hạnh phúc nằm ở đâu - Ảnh 6.

Richard Teo xuất hiện trên bìa báo địa phương: “Tôi không thể ôm lấy chiếc Ferrari của mình”

Nhưng trớ trêu là mọi thứ mà tôi có – thành công, cúp chiến thắng, những chiếc xe, ngôi nhà – là do tôi đã mua chúng để mang về niềm hạnh phúc. Nhưng giờ đây tôi chẳng mỉm cười được nữa. Nghĩ về việc sở hữu của cải, tôi chẳng có một chút niềm vui nào. Các bạn ạ, tôi chẳng thể ôm chiếc Ferrari vào giấc ngủ. Nó chẳng khiến tôi thoải mái hơn trong những ngày tháng cuối cùng.

Vậy điều gì đã và sẽ làm tôi hạnh phúc ở khoảng thời gian này? Đó là thời gian với mọi người – những người tôi yêu, bạn bè, những ai thật lòng lo cho mình, cùng khóc cùng cười, cùng đau khổ và chấp nhận mọi chuyện. Điều ấy đem lại cho tôi niềm hạnh phúc.

Những chiêm nghiệm cuối đời: “Liệu tôi sẽ là một người bác sĩ khác nếu được làm lại từ đầu?”

Để tôi kể cho các bạn nghe một câu chuyện nữa. Ngày còn trẻ tôi có gặp một người bạn khá kỳ lạ tên là Jennifer – giờ chúng tôi vẫn là bạn tốt của nhau. Nếu đi trên đường và bắt gặp một con ốc sên, cô ấy sẽ nhặt nó lên rồi đưa về bãi cỏ. Tôi lúc ấy không tài nào hiểu nổi. Tại sao phải làm thế, chỉ là một con ốc thôi mà? Sao phải làm bẩn tay mình? Sự thật là cô ấy có thể cảm thông cho số phận của con ốc sến ấy! Nhưng với tôi đó chỉ là một con ốc, nếu nó cản đường con người thì có nguy cơ bị đạp vỡ, đó là sự tiến hóa tự nhiên mà?

Không lâu sau, tôi trở thành một bác sĩ thực tập, học cách để cảm thông và thương xót cho bệnh nhân. Nhưng tôi không thể. Có một khoảng thời gian tôi phụ trách chăm sóc cho bệnh nhân ung thư, chứng kiến cái chết hầu như mỗi ngày. Lúc nào tôi cũng thấy ai đó chịu đựng cơn dày vò, tôi sẽ tiêm morphine cho họ để giảm cơn đau, tôi chứng kiến họ đánh vật để hít thở oxy lần cuối cùng… nhưng tôi chỉ xem đó là một công việc! Nỗi đau của họ không phải là điều tôi cảm nhận được dù tận mắt nhìn thấy. Tôi làm việc của mình – lấy máu, kê đơn và tan ca.

Cho đến khi mắc bệnh nan y thời kỳ cuối, tôi đã có thể hiểu được mọi đau đớn về thể xác và tinh thần của các bệnh nhân năm xưa. Nếu bạn hỏi rằng giả sử cho làm lại từ đầu, liệu tôi sẽ trở thành một bác sĩ khác hay không, câu trả lời là có. Bởi vì bây giờ tôi đã hiểu thấu nỗi khổ của bệnh nhân rồi. Đôi khi, bài học rút ra phải trả bằng một cái giá đau đớn.

Lời trăn trối của bác sĩ triệu phú bị ung thư: Suốt đời chạy theo tiền tài và những chiếc Ferrari, đối diện với cái chết mới biết hạnh phúc nằm ở đâu - Ảnh 7.

Các bạn ạ, là bác sĩ, đôi khi chúng ta quên mất bệnh nhân mà mình đang phục vụ cần điều gì nhất. Ngay lúc này, ngành y của chúng ta còn nhiều vùng xám – không trắng, chẳng đen. Có những người sẵn sàng hạ thấp uy tín của phòng khám đối thủ. Và hiện tại khi lâm bệnh, tôi cũng biết được đồng nghiệp nào thực sự nghĩ cho mình, yêu thương mình; và người nào đang muốn kiếm tiền bằng cách bán cho tôi một loại điều trị mang tên “hy vọng đi”.

Có những lúc tôi chỉ muốn kiếm tiền và đánh mất chiếc la bàn đạo đức của mình, nhưng như đã nói, tôi chẳng còn nghĩ về chiếc Ferrari trong lúc đau khổ dày vò. Tôi đã học được bài học cay đắng này, bạn hãy nghe và đừng mắc vào sai lầm như thế nhé.

Sứ mệnh của bác sĩ là cố gắng hết sức cho những ai cần chúng ta. Dù nỗ lực của bạn không thể cứu sống họ, bạn đã đóng góp một chút gì đó cho họ trong những năm cuối đời. Với tôi, dưới tư cách 1 bệnh nhân, điều ấy mang ý nghĩa lớn lao.

Lời nhắn nhủ chân thành trước khi từ giã cuộc đời

Để kết thúc bài nói chuyện hôm nay, cho phép tôi trích dẫn vài ý từ quyển sách “Tuesdays with Morrie” (hồi ký “Những ngày thứ ba với Morrie”). Bất kỳ ai cũng biết là mình sẽ chết nhưng chúng ta không tin vào điều đó. Bởi vì nếu chúng ta thật sự trăn trở, chúng ta đã sống khác đi.

Khi đối diện với cái chết, tôi tháo dỡ cho mình khỏi mọi thứ hỗn loạn và tập trung vào những điều thật sự cần thiết. Trớ trêu thay, cuộc đời này có rất nhiều thời gian, nhưng thời điểm chúng ta thật sự chiêm nghiệm về cuộc sống chính là lúc nghĩ về cái chết. Tôi biết nghe điều này rất “bệnh hoạn” trong buổi sáng ngày hôm nay, nhưng đó là sự thật và là điều mà tôi đang trải qua.

Đừng để người khác nói với bạn phải sống như thế nào. Bạn có thể lắng nghe nhưng đừng tin tưởng một cách mù quáng như tôi, để rồi chỉ lao vào mua niềm hạnh phúc không bền lâu.

HÃY SUY NGHĨ LẠI VÀ QUYẾT ĐỊNH BẠN MUỐN LÀM GÌ VỚI CUỘC ĐỜI CỦA MÌNH, BẠN MUỐN TẠO RA ĐIỀU GÌ CÓ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI NGƯỜI MÌNH YÊU THƯƠNG?

Richard Teo

Bởi vì, hạnh phúc thật sự không phải là làm hài lòng riêng bản thân. Tôi từng nghĩ rằng chỉ cần mình thấy vui là đủ, nhưng hóa ra không phải như vậy.

Khi ra trường, các bạn sẽ hái ra rất nhiều tiền – những đồng tiền được bệnh nhân chi trả. Đừng quên một ngày nào đó, nó sẽ không còn thuộc về bạn nữa.

Bác sĩ Richard Teo Keng Siang qua đời ngày 18/10/2012 ở tuổi 40, gần 1 năm sau khi ông thực hiện bài nói chuyện trên.

Vợ của ông từng chia sẻ với tờ The New Paper: “Thành thật mà nói, tôi trải qua nhiều cảm xúc lẫn lộn. Một phần tôi ích kỷ, muốn người mắc bệnh nan y không phải là chồng mình. Nhưng mặt khác, tôi tự hào về những di sản của anh. Tôi ước gì mình được như anh ấy. Richard là người thầy tuyệt vời nhất mà tôi từng biết đến trong đời”.

wanbao_richardteo2_4

Cặp đôi sống với nhau 6 năm, không có con. Mãi sau này khi đã rời xa, những lời nhắn nhủ cuối cùng của vị bác sĩ tài hoa yểu mệnh vẫn khiến vợ ông nhiều người phải suy ngẫm, có lẽ vì nó hướng tới một thông điệp rõ ràng, đơn giản: Cuộc sống này quá ngắn ngủi để bỏ quên những người bạn yêu thương, đó mới là niềm hạnh phúc thật sự.

(Nguồn: Tổng hợp)

Tags:
Biden né tránh thực tế Covid-19

Biden né tránh thực tế Covid-19

Ca Covid-19 mới tăng 13% trong tuần qua, nhưng chính quyền Biden cố gắng không thừa nhận ca nhiễm đang tăng vọt.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất