Luận bàn về văn hóa xếp hàng của người Việt

Sự chen lấn diễn ra trên khắp các nẻo đường, con phố và dường như đã dần trở thành một thói quen. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những hình ảnh xô đẩy, chen hàng ở các bến xe, khi đi khám chữa bệnh ở các bệnh viện, nộp hồ sơ vào trường học cho con hay lúc đi mua vé xem phim…

06:00 27/03/2019

Luận bàn về văn hóa xếp hàng của người Việt

Từ đó có thể thấy, việc xếp hàng tưởng chừng như rất đơn giản nhưng ở Việt Nam lại trở nên khó khăn đến thế?

Chiều 22-3, tại Hà Nội, cộng đồng nhóm sinh viên chương trình cử nhân quốc tế Quảng cáo, PR và Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã khởi xướng, tổ chức talkshow “Tôi xếp hàng - Góc nhìn về văn hóa xếp hàng của người Việt”. Diễn đàn là nơi chia sẻ về những góc nhìn mới mẻ và khách quan về nhận thức cũng như hành vi của văn hóa xếp hàng tại Việt Nam. Đồng thời đưa ra những giải pháp để góp phần xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại.

Buổi thảo luận có sự tham dự của các diễn giả PGS, TS Nguyễn Hoàng Ánh, Giảng viên cao cấp, Trường đại học Ngoại Thương (Hà Nội); PGS, TS Ngô Văn Giá, nguyên Trưởng Khoa Viết văn báo chí, Trường đại học Văn Hóa (Hà Nội) và Nhà báo Nguyễn Kim Ngân, tác giả hai cuốn sách nổi tiếng “Thế giới như bàn tay con gái” và “Yêu một cô gái Việt”. Các diễn giả là người đã có rất nhiều kinh nghiệm, cũng như những trải nghiệm thực tế ở môi trường quốc tế, vì vậy, qua buổi thảo luận này có thể sẽ có nhiều giải pháp giá trị nhằm xây dựng và hình thành thói quen xếp hàng cho người Việt.

Khởi nguồn từ những hành vi thiếu ý thức của người Việt nơi công cộng, cụ thể là văn hóa xếp hàng, dự án cộng đồng “Tôi xếp hàng” được khởi động từ ngày 17-12-2018, đã mang đến những trải nghiệm thú vị về văn hóa xếp hàng, đồng thời mang đến những giải pháp góp phần xây dựng một cộng đồng người Việt văn minh, hiện đại hơn.

Đến với talkshow, “văn hóa xếp hàng” được thảo luận qua những góc nhìn mới mẻ và khách quan thông qua một số các vấn đề tiêu biểu, như: Gốc rễ của văn hóa xếp hàng; thực trạng xếp hàng ở Việt Nam; văn hóa xếp hàng ở Việt Nam và các nước trên thế giới từ góc nhìn văn hóa; những yếu tố tác động đến ý thức và hành vi xếp hàng của người Việt và làm thế nào để văn hóa xếp hàng trở thành thói quen của người Việt.

PGS, TS Nguyễn Hoàng Ánh, Giảng viên cao cấp, Trường đại học Ngoại Thương (Hà Nội), chia sẻ tại talkshow.

Theo PGS, TS Nguyễn Hoàng Ánh, Giảng viên cao cấp, Trường đại học Ngoại Thương (Hà Nội), nhìn từ câu chuyện ở đất nước Nhật Bản, năm 2011, sau thảm họa kép động đất, sóng thần ở Nhật Bản, cả thế giới gần như hoàn toàn bị thuyết phục bởi tinh thần của người Nhật. Lúc đó, hình ảnh dòng người kiên nhẫn xếp hàng, trong đó có một cậu bé bản lĩnh và kiên cường, đứng chờ nhận hàng cứu trợ. Đây được xem như biểu tượng cho ý thức kỷ luật, tôn trọng cộng đồng.

Đề cập về văn hóa xếp hàng, PGS, TS Nguyễn Hoàng Ánh nhận định, việc xếp hàng theo thứ tự tại những nơi công cộng còn nhiều người dân chưa quan tâm thực hiện tốt, đâu đó vẫn còn tình trạng chen lấn, tranh giành thứ tự mà không xếp hàng trước sau. Để nâng cao ý thức cho mọi người dân về thực hiện nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa nơi công cộng, trong đó có văn hóa xếp hàng, chúng ta cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở từ trong các tổ nhân dân tự quản, trong các công đoàn cơ quan, trường học để mọi người, mọi tầng lớp nhân dân cùng nhau thực hiện tốt nếp sống văn minh.

Nhà báo Nguyễn Kim Ngân, tác giả hai cuốn sách nổi tiếng “Thế giới như bàn tay con gái” và “Yêu một cô gái Việt”.

Với lập luận của Nhà báo Nguyễn Kim Ngân, các bạn trẻ hay những người đã có tuổi bây giờ đều xem xếp hàng là hành vi lịch sự nơi công cộng. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp chen lấn, hay xen ngang lên trước người khác. Những hành vi không đẹp như vậy thường sẽ bị mọi người nhắc nhở. Và khi đã bị nhiều người phê bình, tự khắc người có hành vi đó sẽ cảm thấy xấu hổ, không làm như vậy nữa.

Cũng theo Nhà báo Kim Ngân, việc xếp hàng nghiêm túc sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian, công sức và thể hiện sự công bằng, bình đẳng. Nhưng nhiều người không nhận ra điều này nên vẫn vô tình hay cố ý vi phạm.

Trong suốt ba tháng thực hiện dự án, bên cạnh việc truyền thông văn hóa xếp hàng đến với người Việt thông qua mạng xã hội, nhóm dự án đã tổ chức thành công cuộc thi đa phương tiện “Tôi xếp hàng” với hàng chục bài dự thi và hàng nghìn lượt chia sẻ trên mạng xã hội, góp phần không nhỏ vào việc thay đổi nhận thức cũng như hành vi của cộng đồng về văn hóa ứng xử nơi công cộng của người Việt hiện nay.

Nhóm sinh viên của dự án “Tôi Xếp Hàng” cùng Trung tâm Anh ngữ GLN tổ chức sự kiện “Cùng bé xếp hàng”, để truyền nguồn năng lượng tích cực cho nhau trước khi bắt đầu một buổi học hiệu quả. (Ảnh: BTC)

Sinh viên Đỗ Thị Việt Hà, Trưởng Ban tổ chức của dự án, chia sẻ: “Dù chuỗi những hoạt động của chiến dịch trải dài suốt ba tháng là một dự án xã hội do nhóm sinh viên khởi xướng nhưng tôi nhận thấy sức ảnh hưởng của nó đến mọi lứa tuổi là rất to lớn. Thông qua buổi talkshow lần này, nhóm dự án có thể có những chia sẻ góc nhìn chân thực và khách quan về những hành vi ứng xử nơi công cộng, đặc biệt là văn hóa xếp hàng của người Việt Nam hiện nay”.

Tựu chung lại, sự thay đổi về nhận thức là quá trình về lâu dài. Để lên kế hoạch cho sự thay đổi đó cần sự cố gắng rất nhiều; cần có sự giáo dục một con người từ nhỏ (khi bắt đầu hình thành nhận thức) về ý thức xếp hàng. Điều đó cần thời gian và cũng cần sự kiên trì.

Tags:
Tư duy thực dụng dẫn đến lối sống thực dụng của người Việt

Tư duy thực dụng dẫn đến lối sống thực dụng của người Việt

Tôi cùng một đám bạn học cấp 3, trong một đêm lửa trại, đã chia sẻ với nhau về ước mơ của mình. Mỗi người ấp ủ những ước mơ khác nhau như sẽ làm cô giáo, nhà sinh vật học, kiến trúc sư, bác sỹ và có bạn muốn trở thành ca sỹ chuyên nghiệp… Còn tôi luôn tin rằng mình sẽ là kỹ sư chế tạo ô tô. Hơn 20 năm sau, trong một bữa tiệc gặp mặt, không ai trong đám bạn đó kể cả tôi, còn nhắc lại điều mình từng mơ ước.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất