Mẹ đưa con đi Mỹ học nhưng bay nhầm sang Hàn vì kém tiếng Anh

Đưa con gái nhập học Mỹ nhưng người mẹ Trung Quốc đi nhầm, phải ở sân bay một đêm, trải nghiệm buộc cô phải làm chủ tiếng Anh.

06:00 14/03/2019

Theo Shanghai News, Xiao Yonglian là hiệu trưởng của một trường mẫu giáo có tiếng. Để chắp cánh cho con gái 14 tuổi Wang Shiya đến với cây đàn piano tại Mỹ, người mẹ này đã từ chức. Con gái cô đến Mỹ được 4 năm đã đậu vào Đại học Harvard, người mẹ cũng học trở thành thạc sĩ giáo dục. Dưới đây là chia sẻ của cô: 

Lúc ở Trung Quốc, tôi là hiệu trưởng của Trường mẫu giáo có tiếng ở tỉnh Hồ Bắc. Chồng tôi là một kỹ sư phần mềm. Chúng tôi sống trong ký túc xá của trường, khi tiếng piano của con gái vang lên, hàng xóm biết rằng đã 7 giờ tối. Trước khoảng thời gian này, con đã chủ động hoàn thành bài tập.

Luyện tập piano là một hành trình rất đơn độc, một người phải đối mặt với cây đàn trong vài giờ. Nhưng điều này có thể trau dồi ý chí, trí tuệ của trẻ. Khi con học lớp 3, tôi nhận ra con thông minh hơn.

Bà Xiao Yonglian tốt nghiệp thạc sỹ ngành giáo dục (trái) được con gái học Harvard đến chúc mừng (váy xanh). Ảnh: Shanghai News.

Bà Xiao Yonglian tốt nghiệp thạc sỹ ngành giáo dục (trái) được con gái học Harvard (váy xanh) đến chúc mừng. Ảnh: Shanghai News.

Năm lớp 6, chúng tôi gửi con gái đến Nhạc viện Vũ Hán, nhưng ở đó không dạy các lớp văn hóa. Chúng tôi không muốn con học piano mà không học văn hóa. Không lâu sau, con tôi đậu vào Trường âm nhạc Juilliard (New York, Mỹ). Tuy nhiên, nhà trường yêu cầu phải có bố mẹ đi cùng, vì thế tôi quyết định từ chức để đồng hành cùng con.

Lần đầu đến New York chúng tôi đã nhầm chuyến bay đến Hàn Quốc, bởi vì không rành . Chúng tôi đợi ở sân bay một ngày một đêm. Trải nghiệm đó khiến tôi quyết tâm học tiếng Anh.

Sang Mỹ, tôi phải bắt đầu lại mọi thứ. Tôi được một trường mời dạy piano - nơi có một nửa trẻ em Trung Quốc và một nửa trẻ em Mỹ trong lớp. Ban đầu tôi nghĩ chỉ bập bẹ vài câu sao có thể dạy, nhưng hiệu trưởng nói với tôi: "Nếu không hiểu, hãy nhờ con gái dạy". Tôi chỉ biết kiên trì cố gắng đến cùng.

Tôi bắt đầu thay đổi thuật ngữ âm nhạc sang tiếng Anh, đi ăn, ngồi tàu điện chỗ nào không biết, tôi sẽ hỏi con gái. Khi tôi ở trong lớp, cha mẹ Mỹ cũng ở đó cùng con. Những buổi đầu dạy tay tôi mồ hôi ướt nhẹp. May mắn thay, dạy đến 2 bài vẫn không có vấn đề gì. Trải nghiệm này cho phép tôi học cách dạy con chơi piano bằng tiếng Anh và tăng cường sự tự tin.

Một lần đưa con gái đến Đại học Harvard, con bé rất thích, tôi nói: "Con có thể đến Harvard. Nếu con muốn không có gì là không thể làm được. Tất cả đều phụ thuộc vào con". Sau khi trở về, con bé bắt đầu gieo một hạt giống trong lòng, quyết tâm hiện thực hóa lý tưởng của mình thông qua âm nhạc.

Song song học nghệ thuật ở Juilliard, con tôi cũng học thêm một trường trung học tư thục gần đó. Tổng học phí khoảng 40.000 đôla/năm. Từ lớp 10 đến lớp 12, con gái tôi không bao giờ ngủ trước 2 giờ sáng, luôn thức dậy lúc 7 giờ sáng và đi học cả thứ 7. Điểm trung bình của con thường top đầu của trường. Tôi rất cảm động sau 3 năm con đã nhận được 10.000 đôla học bổng cho thành tích học tập của mình.

Vào năm 2009, con gái tôi nhận được thông báo tuyển sinh của Harvard. Nhiều phụ huynh các bạn cùng lớp rất khâm phục, nói với con gái tôi: "Mẹ bạn là hình mẫu của chúng tôi và bạn là hình mẫu các con chúng tôi".

Con gái tôi học chuyên ngành Anh văn tại Harvard với học bổng toàn phần. Sau khi tốt nghiệp đại học, con bé muốn học lấy bằng sau đại học và chứng chỉ trình độ chuyên môn tại Khoa Thống kê của Đại học Columbia. Mới đây, con tôi vừa nhận được lời mời làm việc từ một số trường, bao gồm Trường Kinh doanh Harvard (Tiến sĩ Khoa học Hành vi), Đại học Stanford và Columbia.

Về phần tôi, sau khi sang Mỹ tôi vừa làm vừa tìm hiểu hệ thống giáo dục ở Mỹ. Đặc biệt là khi con gái tôi đến Harvard, tôi cảm thấy mình bị tụt lại phía sau. Dù sao mình cũng là một phụ nữ có nghề nghiệp ở Trung Quốc, vì vậy tôi quyết định phải tiếp tục.

Tôi đã đến Metropolitan College of New York để học một văn bằng giáo dục. Nhưng học rất vất vả, tôi gần như muốn bỏ học, thậm chí không thể hoàn thành bài tập về nhà. Tôi gọi cho con gái ở Harvard khóc lóc. Con tôi nói: "Mẹ đừng khóc, mẹ không thể bỏ học, không nên có suy nghĩ rút lui". Con gái đã làm bài tập về nhà giúp tôi và để tôi đi ngủ. Nó nói: "Mẹ ơi, chúng ta sòng phẳng. Khi con học tiểu học, mẹ đã giúp con làm bài tập về nhà. Bây giờ con sẽ làm thay mẹ".

Và thế là con đã giúp tôi làm bài tập, còn tôi đọc về hai nhà triết học Platon và Dewey. Điều đó rất khó khăn, nhưng tôi nghĩ khi làm mẹ theo cách này tôi sẽ trưởng thành cùng con.

Nguồn: VnExpress.net

Tags:
Theo vợ Việt đi Mỹ học tiến sĩ, 'gấu bố' chồng chất nỗi niềm 'mồ côi vợ'

Theo vợ Việt đi Mỹ học tiến sĩ, 'gấu bố' chồng chất nỗi niềm 'mồ côi vợ'

Hơn hai năm trước, tôi đóng vai “chính diện” trong bài viết Các 'gấu bố' theo vợ Việt tiến sĩ... đi Tây. Đằng sau bức tranh màu hồng đó vẫn còn những nỗi niềm của người đàn ông chấp nhận đứng... sau vợ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất