Mỹ, Úc và Canada là điểm đến di cư nhiều nhất của người Việt

Theo số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) lấy từ nguồn dữ liệu của Vụ Liên hiệp quốc về vấn đề kinh tế và xã hội (UN DESA), từ năm 1990 đến năm 2015 có 2.558.678 người Việt Nam di cư ra nước ngoài.

21:30 05/06/2018

Hầu hết người Việt Nam di cư đến các nước phát triển, trong đó tập trung đông nhất là ở Mỹ (hơn 1,3 triệu người), Úc (227,3 nghìn người), Canada (182,8 nghìn người), Pháp (125,7 nghìn người),…

Bản đồ di cư của người Việt (biểu tượng chấm hoa chỉ những quốc gia, vùng lãnh thổ có người Việt sinh sống). Nguồn: IMO

Theo Bộ Tư pháp, trong năm 2015 có 15 người nhập quốc tịch Việt Nam, 14 người trở lại quốc tịch Việt Nam và số liệu chính thức thôi quốc tịch Việt Nam là 4.474 người.

Theo nguyên tắc quốc tịch quy định tại Điều 4, Luật Quốc tịch năm 2008: Nhà nước CHXHCN Việt Nam công nhận công dân Việt Nam “có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”.Chỉ riêng trong quý I/2017, Bộ Tư pháp đã trình Chủ tịch nước giải quyết 1.085 hồ sơ xin thôi, xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam; trong đó có 1.077 hồ sơ xin thôi quốc tịch; 7 hồ sơ xin nhập quốc tịch.

Bên cạnh nguyên tắc trên, Điều 13 cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (ngày 1/7/2009) thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày luật có hiệu lực thì phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch. Nếu không có thể bị mất quốc tịch Việt Nam.

Đến ngày 24/6/2014 (trước khi thời hạn 5 năm kết thúc), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quốc tịch cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam trước ngày luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch.

Như vậy, đến thời điểm này, chỉ khi công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì mới được phép có hai quốc tịch.

Ngoài ra, Luật Quốc tịch Việt Nam và các văn bản hướng dẫn đã quy định việc 2 quốc tịch áp dụng với một số trường hợp: người được Chủ tịch nước cho phép; trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn nhập quốc tịch Việt Nam; trẻ em là con nuôi.

Luật Quốc tịch cũng cho phép người nước ngoài có vợ chồng, cha mẹ đẻ, con đẻ là công dân Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam. Chính sách trên cũng được áp dụng với trường hợp có công

lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hay có lợi cho Nhà nước Việt Nam.

Theo tài liệu “Quốc tịch và Luật Quốc tịch Việt Nam” của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, ở các nước phương Tây, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tại các nước tư bản phát triển chiếm số lượng lớn nhất, khoảng 4/5 tổng số người Việt Nam ở nước ngoài trên toàn thế giới.

Người Việt Nam ở khu vực này phần đông đã có quốc tịch nước sở tại do thủ tục xin nhập quốc tịch các nước này ít phức tạp, không đòi hỏi phải xin thôi quốc tịch gốc, chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn theo luật nhập cư là có thể được nhập tịch.

Những nước tiêu biểu chấp nhận đa tịch có thể kể đến như Úc, Anh, Pháp, Mỹ, Canada – đây cũng là các quốc gia là điểm đến di cư nhiều nhất của người Việt. Ngược lại, một số nước như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc, Singapore không chấp nhận đa tịch.

Nguồn: Nguoivietnamchau

Tags:
Thuốc kháng sinh có thể làm giảm tuổi thọ bệnh nhân ung thư

Thuốc kháng sinh có thể làm giảm tuổi thọ bệnh nhân ung thư

Thuốc kháng sinh có thể làm giảm đáng kể tuổi thọ của bệnh nhân ung thư, một nghiên cứu của Anh cho thấy.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất