Nghiên cứu mới: Nước ép trái cây có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm

Không thể tin được

14:00 12/11/2021

Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra những tác hại khôn lường của nước ép trái cây và tuyên bố nước ép trái cây thậm chí còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm hơn so với soda.

Theo các nhà khoa học, tiêu thụ nước ép trái cây cũng có hại cho sức khỏe và có khả năng dẫn đến tử vong sớm, tương tự như việc uống soda và đồ uống có gas khác.

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã so sánh nước ép trái cây nguyên chất 100% với đồ uống có đường như cola, soda. Họ tìm thấy một đặc điểm rất giống nhau ở cả nước ép trái cây và đồ uống có đường, đó là nguy cơ dẫn tới tử vong sớm.

Các chuyên gia cho biết kết quả của cuộc nghiên cứu này là rất quan trọng nhưng nếu mỗi ngày bạn chỉ sử dụng 150ml nước ép trái cây thì bạn hoàn toàn không phải lo lắng.

Nghiên cứu mới, được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA), đã phân tích dữ liệu từ 13.440 người. Việc họ uống đồ uống có đường và nước ép trái cây nguyên chất 100% đã được ghi lại thông qua bảng câu hỏi về mức độ thường xuyên họ tiêu thụ đồ uống.

Trong thời gian theo dõi trung bình sáu năm, đã có 1.000 trường hợp tử vong do mọi nguyên nhân và 168 trường hợp tử vong do bệnh tim mạch vành.

Thông thường, những người trong nghiên cứu đã nhận được 8.4 phần trăm lượng calo của họ mỗi ngày từ đồ uống có đường và 4 phần trăm từ nước ép trái cây nguyên chất.

Researchers from Emory and Cornell found excessive soda consumption increased the risk of early death by 11%. Excessive consumption of fruit juice increased the risk of early death by 24%

Các nhà nghiên cứu, đến từ Đại học Emory ở Atlanta và Đại học Cornell ở New York, cho biết: “Những kết quả này cho thấy việc tiêu thụ đồ uống có lượng đường cao, bao gồm cả nước ép trái cây, có liên quan đến tỷ lệ tử vong sớm. Thành phần dinh dưỡng của nước ép trái cây nguyên chất và SSB (đồ uống có đường) rất giống nhau. Mặc dù nước ép trái cây nguyên chất có chứa một số vitamin và chất dinh dưỡng song thành phần chủ yếu trong chúng đều là đường và nước.”

Các tác giả đã đề xuất một vài lý do có thể làm tăng nguy cơ tử vong do tiêu thụ đồ uống có đường và trong đó béo phì rõ ràng là yếu tố chính. Các yếu tố khác có thể là việc tiêu thụ fructose làm thay đổi nồng độ lipid trong máu, trong khi tiêu thụ glucose cao có liên quan đến tình trạng kháng insulin và tiểu đường.

Tiến sĩ Gunter Kuhnle, phó giáo sư về dinh dưỡng và sức khỏe tại Đại học Reading, cho biết: “Đây là một nghiên cứu rất quan trọng khi mà nước ép trái cây thường được xem là một sự thay thế lành mạnh cho đồ uống có đường.”

 Ngọc Ánh - Tinnuocmy.com

Sự lười biếng có hại hơn cả rượu độc, bởi nó làm xói mòn ý chí của của con người

Sự lười biếng có hại hơn cả rượu độc, bởi nó làm xói mòn ý chí của của con người

Các vị tiền bối và các bậc thánh hiền đều cho rằng, sự lười biếng là thứ có hại hơn cả rượu độc, vì nó làm xói mòn ý chí của của con người. Ngạn ngữ có câu: “Người ta thường sống sót qua khổ nạn, nhưng lại bỏ mạng trong sung túc”, cũng có hàm nghĩa tương tự.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất