Người con gái gốc Việt và tham vọng 'tái tạo mọi thứ đã được hoàn chỉnh'

Lê Thị Thái Tần, người con gái Mỹ gốc Việt, người sáng lập công ty nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo Emotiv, công nghệ giúp một người đàn ông bại liệt điều khiển xe công thức một bằng suy nghĩ, có tham vọng “tái tạo lại mọi thứ đã được hoàn chỉnh”.

03:00 02/08/2018

Người con gái gốc Việt và tham vọng 'tái tạo mọi thứ đã được hoàn chỉnh'

Lê Thị Thái Tần - Founder của công ty nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo Emotiv

“Tôi chủ định tìm ra điều gì đó mà tôi có thể cống hiến cho cuộc sống của mình và nó sẽ là nỗ lực suốt đời tôi. Điều đó sẽ không đòi hỏi tôi phải tái tạo lại bản thân mình, nó phải là một lĩnh vực lớn và cho phép tôi tái tạo lại mọi thứ đã được hoàn chỉnh”, Lê Thị Thái Tần nói về khát vọng của mình.

Từ khi còn trẻ, Tần đã muốn di chuyển các vật thể bằng trí não của mình. “Khi cô ấy còn bé, cô ấy luôn mong muốn dịch chuyển mọi vật chỉ bằng cách nghĩ về nó. Khi đó, cô ấy chỉ khoảng 8 hay 9 tuổi”, mẹ của Tần nói.

“Tôi là một mọt sách, do vậy khi còn là một đứa trẻ, tôi rất hay tò mò, tuy nhiên tôi cũng rất chăm học. Mẹ tôi luôn nói với tôi về tầm quan trọng của việc học. Do vậy, với tôi việc học là vô cùng cần thiết. Tôi có thể khẳng định rằng tôi là một người vô cùng kỷ luật”, Lê Thị Thái Tần chia sẻ.

Lê Thị Thái Tần nhận mình là một người trầm tính, tốt bụng và hiếu học: “Tôi luôn luôn thân thiện và hòa đồng nhưng lại không phải là một người nổi trội. Bạn biết đó, người nổi trội là người mà mọi người sẽ chú ý đến”.

Ở tuổi 16, Tần học xong trung học và quyết định theo đuổi sự nghiệp trở thành luật sư – trái với mong muốn của mẹ cô.

“Mẹ tôi khẳng định rằng tôi nên làm bác sĩ, tôi đã đi đến trường Y để tham quan và trải nghiệm, ở đó có rất nhiều lọ đựng các bộ phận của người chết và tôi nghĩ rằng tôi không thực sự thích thú với điều này”, Tần kể lại.

Tần cũng tham gia tình nguyện trong cộng đồng, điều hành một tổ chức giúp đỡ người nhập cư vào Úc đúng pháp luật và giúp họ học nghề, tìm việc làm. “Tôi cảm thấy đóng góp lớn nhất của tôi là giúp mọi người hiểu về khung pháp lý và điều đó mang lại nhiều giá trị cho tương lai của tôi.”   

Hiện nay start-up Emotiv của Lê Thị Thái Tần đã có 10.000 khách hàng trong đó có Boeing

“Sự tiến bộ của công nghệ sẽ thúc đẩy tương lai và tôi muốn tạo ra những thứ mới”

Vào năm 1998, khi mới 20 tuổi, Lê Thị Thái Tần đã giành được giải thưởng “Người trẻ của năm” vì những đóng góp cho cộng đồng của cô ấy. Điều  này đã mở rộng mục tiêu của cô và khiến cô nghĩ về việc mình muốn trở thành người như thế nào.

“Tôi luôn nghĩ rằng điều quan trọng là phải đóng góp hết sức cho cuộc đời. Tất cả mọi người đều khác nhau – cái mà bạn cống hiến là khác nhau, hoàn cảnh làm việc khác nhau và do vậy, bạn phải biết những yếu tố bí mật tạo nên bạn, sau đó đi tìm chúng”.

Khẩu hiệu của Đại học luật Monash, thủ đô Melbourne:  “Tri thức rất thú vị và bổ ích” là không đủ với Tần.

“Hầu hết những người mà tôi từng gặp đều say mê với công việc họ đang làm. Họ được kích thích bằng việc tìm ra các câu hỏi về khoa học hoặc cơ hội kinh doanh hoặc tình yêu bất tận với âm nhạc hoặc như bạn biết, sự kỷ luật đáng kinh ngạc trong thể thao để có thể đạt được thành công trong lĩnh vực của họ.”

Hai cuốn sách giúp truyền cảm hứng cho Tần: “Những chàng trai Silicon và Thung lũng của những giấc mơ” của David A. Kaplan’s kể về lịch sử của Thung lũng Silicon và cuốn thứ 2 là “Xây dựng để trường tồn: Thói quen thành công của những tập đoàn vĩ đại hàng đầu thế giới” của tác giả Jim Collins & Jerry I. Porras.

“Những cuốn sách này thực sự ảnh hưởng đến tôi và tôi nhận ra rằng khi tôi 16 tuổi và nhìn về tương lai, tầm nhìn của tôi không đủ rộng để biết những thứ sắp định hình xã hội của chúng ta và thế giới của chúng ta”.

“Tôi nhận ra rằng tôi đang sống trong một thế hệ mà tiến bộ công nghệ sẽ thúc đẩy tương lai và tương lai sẽ được sở hữu bởi nhứng người tạo ra nó. Tôi muốn mình trở thành một phần của sự sáng tạo đó. Tôi không muốn mình ở bên lề của quá trình đó. Tôi muốn ở trong và tạo ra những thứ mới”, Lê Thị Thái Tần chia sẻ.

Từ một cô nữ sinh trung học không được chú ý đến khát vọng “tái tạo lại mọi thứ đã được hoàn chỉnh”

Từ một cô học sinh trung học không được chú ý, Lê Thị Thái Tần đã trở thành người sáng lập của một công ty công nghệ tiên tiến nhất.

Sau một thời gian làm việc tại hãng luật của Úc Freehills, cô đã bắt đầu thử nghiệm các ý tưởng công nghệ. Đầu tiên là một công ty dạy kèm trực tuyến cho trẻ em, tiếp theo là một doanh nghiệp sản xuất máy quét mã vạch.

“Tôi luôn bị thu hút bởi các thiết bị phần cứng. Bạn biết đấy, ngay từ khi còn là một đứa trẻ, tôi đã rất yêu thích xe hơi, tôi chưa bao giờ thích búp bê, tôi chỉ thích những chiếc ô tô nhỏ và những chú robot,” cô nói.

Lần đầu tiên vào đầu những năm 2000, phần cứng của máy quét đã trở thành một ứng dụng phần mềm giúp công ty lớn giao dịch vơí khách hàng thông qua tin nhắn. Tần cùng đồng sự sáng lập của cô là Nam Đỗ đã tính phí 5 xu Úc (3,7 cent) cho khách hàng đối với mỗi tin nhắn và bằng hiệu ứng hòn tuyết lăn, cuối cùng họ đã xử lý 150 triệu tin nhắn mỗi tháng.

Vào năm 2003, khi tròn 26 tuổi, cô đã bán công ty của mình. “Sau khi bán doanh nghiệp đầu tiên của mình, tôi không muốn tạo ra bất kỳ một widget hay một ứng dụng nào khác. Tôi muốn khám phá câu hỏi về khoa học mạo hiểm ở một lĩnh vực ngăn cản tôi xoay chuyển trong năm năm hoặc nhiều hơn,” Tần Lê nói.

“Tôi chủ định tìm ra điều gì đó mà tôi có thể cống hiến cho cuộc sống của mình và nó sẽ là nỗ lực suốt đời tôi, điều đó sẽ không đòi hỏi tôi phải tái tạo lại bản thân mình, nó phải là một lĩnh vực lớn và cho phép tôi tái tạo lại mọi thứ đã được hoàn chỉnh.”

Lê Thị Thái Tần đã tham gia nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy tiềm năng công nghệ của người trẻ Việt Nam

Allan Snyder, một nhà khoa học nổi tiếng mà Lê Tần và Nam Đỗ gặp trong một buổi nói chuyện đã giúp họ đưa ra câu trả lời cho câu hỏi trên. Vào một bữa tối muộn, họ đã nói về cách máy tính có thể hiểu được cảm xúc của con người.

“Câu chuyện của chúng tôi vào các bữa tối là làm thế nào để có thể phát triển hệ tương tác giữa máy tính và con người để khiến nó trở nên thông minh hơn, để nó hiểu không chỉ những gì bạn nói mà còn cả những gì bạn đang nghĩ, đáp ứng điều đó, như vậy AI sẽ trở nên thông minh hơn rất nhiều?” Lê Thị Thái Tần chia sẻ với trang công nghệ Wired vào năm 2010.

Emotiv cùng với Neil Weste, một doanh nhân công nghệ đã bán công ty công nghệ của mình cho Cisco với giá gần 300 triệu USD, đã thiết lập một thuật toán có thể xác định cảm xúc từ dữ liệu não.

Tuy nhiên, bộ não của con người rất phức tạp, nó được tạo thành từ hơn 100.000 dặm tế bào thần kinh. Phản ứng hóa học giữa chúng phát ra các xung điện, cái có thể đo được, nhưng bề mặt não nhăn tương đối nhiều, Tần Lê giải thích trong một bài nói chuyện với TED năm 2010.

“Vỏ não của mỗi một cá thể được gấp lại khác nhau, hoàn toàn tương tự như dấu vân tay. Vì vậy, mặc dù một tín hiệu có thể đến từ cùng một phần chức năng của não bộ, vào cùng thời điểm cấu trúc đã được gấp lại, nhưng do vị trí vật lý của chúng rất khác nhau đối với từng cá nhân, kể cả với cặp song sinh, điều này sẽ không tạo ra bất kỳ sự nhất quán nào trong tín hiệu bề mặt. Bước đột phá của Emotiv là tạo ra một thuật toán “mở ra” vỏ não để các xung điện có thể được sắp xếp lại.

Tai nghe Epoc là sản phẩm tiêu dùng đầu tiên của họ, một thiết bị di động EEG (điện não đồ) không dây, thay thế những chiếc máy trong các bệnh viện trị giá hàng chục nghìn USD, sẽ “đọc” cảm xúc của người dùng và để họ di chuyển đồ vật hiển thị trên màn hình máy tính.

Nó cũng có thể cho phép mọi người điều khiển trực thăng đồ chơi, đơn giản bằng cách suy nghĩ “nhấc”, đóng rèm cửa, chơi trò chơi, di chuyển robot và thậm chí điều khiển xe lăn điện bằng cách lập một biểu đồ diễn tả khuôn mặt cho các lệnh chuyển động. Một vài tháng sau khi ra mắt, công ty có khoảng 10.000 khách hàng, bao gồm cả Boeing.

“Khi bạn nhìn vào tương lai, tôi không thể tưởng tượng được một thế giới mà chúng ta không giao tiếp trực tiếp với các cỗ máy mà điều đó chỉ cần thể hiện trong đầu,” Tần Lê nói.

Có lẽ sự thể hiện ấn tượng nhất về công nghệ của Emotive là khi Rodrigo Hubner Mendes, một người đàn ông bại liệt, bằng công nghệ này đã lái một chiếc xe đua công thức một mà chỉ cần sử dụng suy nghĩ của mình. Mendes đã bị một phát đạn vào cổ khi lái xe qua Sao Paula, Brazil năm 18 tuối, cuộc tấn công bất ngờ đã khiến anh bị liệt từ cổ xuống. Hai mươi bảy năm sau, vào năm 2017, anh ngồi trở lại chiếc xe lần đầu tiên kể từ vụ tấn công.

Khi ngồi trong xe, Mendes, người sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Viện Rodrigo Mendes giải thích rằng nhóm nghiên cứu đã sử dụng một thiết bị máy tính để lập bản đồ điện não, tức là những suy nghĩ hoặc mẫu não có thể được liên kết với các lệnh khác nhau.

“Để tăng tốc, tôi nghĩ rằng tôi đang ăn mừng một quả bóng sút vào, đó là tầm nhìn. Để rẽ phải, tôi nghĩ rằng tôi đang ăn một món ăn ngon. Để rẽ trái, tôi nghĩ rằng tôi đang cầm một thanh xe đạp và chạm vào,” Mendes nói.

Lê Thị Thái Tần và Mendes gặp nhau tại bữa tối của chương trình “Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu”, một phần của Diễn đàn kinh tế Thế giới và họ tình cờ ngồi đối diện nhau. Mendes đã sử dụng công nghệ của Emotiv để lái xe nhưng Tần đã không nhận ra những gì Mendes đang làm.

Đối với Tần, khả năng là vô tận. “ Chúng ta có thể xây dựng hình thái xã hội nào trong tương lai, chúng ta làm thế nào để khiến chúng trở nên toàn diện hơn, làm thế nào để chúng ta có thể kết nối với người khác và làm thế nào để con người vượt qua được giới hạn mà chúng ta đặt ra? Sẽ rất thú vị khi chúng ta được chứng kiến điều này diễn ra”.

Tags:
Cô gái gốc Việt được nghị sĩ Mỹ đề cử cho giải Nobel Hòa bình

Cô gái gốc Việt được nghị sĩ Mỹ đề cử cho giải Nobel Hòa bình

Amanda Nguyen được hai nghị sĩ Mỹ đề cử vì nỗ lực của cô trong việc đấu tranh cho quyền của nạn nhân tấn công tình dục.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất