Người mẹ gốc Việt khởi kiện bệnh viện sau khi con gái mất

Một người mẹ gốc Việt ở Bothell, tiểu bang Washington, đang khởi kiện bệnh viện Harborview đã không làm tròn trách nhiệm, dẫn đến con gái bà tự vẫn vào năm ngoái.

08:30 15/04/2018

Hình Minh hoạ. Photo Credit: AP

Công ty luật Diana Caley, PLLC đại diện bà Tina Nguyễn vào ngày 12 tháng 3 đã đệ đơn kiện chống lại bệnh viện, các nhân viên liên quan, các bác sĩ y khoa trường đại học Washington, và tiểu bang Washington.

Nguyên đơn cáo buộc bên bị đã thất bại trong việc bảo vệ con gái của bà khi cô nhập viện Harborview vào ngày 13 tháng 2 năm 2017 vì các vấn đề sức khoẻ tâm thần, và ý nghĩ tự sát. Michelle Trần – 27 tuổi – được chuẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt.

Bà Nguyễn cho rằng, họ đã sơ suất khi cho phép Trần “bước ra cánh cửa được bảo vệ ở bệnh viện Harborview, nơi cô được giữ lại để theo dõi sức khoẻ vào hôm sau.” Chỉ ngày trước, người ta phải đặt cô vào ghế có dây đai.

Trong tường trình Michelle Trần mất tích, cảnh sát lưu ý “tình trạng không khẩn cấp” nhưng không lâu sau, trong buổi tối hôm đó, cô đã tự vẫn.

 

Một cảnh sát được điều đến bến tàu Lake Union, ông nhìn thấy cô Trần đang cầm một cây cọc trong tay. Viên cảnh sát hỏi Trần có ổn không, cô bảo không sao nhưng bắt đầu cởi cởi đồ và bước xuống nước. Cảnh sát liền bảo một người qua đường gọi 911 nhưng mọi việc dường như đã quá muộn. Người phụ nữ đã bơi ra xa khoảng 40-60 feet trước khi ngừng lại và bắt đầu chìm dần.

Khi thợ lặn đến cứu thì cô gái đã ở làn dưới nước hơn 17 phút. Michelle Trần được đưa về bệnh viện Harborview nhưng phổi đã tổn thương nghiêm trọng, và cô từ trần khoảng một giờ sau khi vào phòng cấp cứu hồi sức.

Luật sư đại diện người phụ nữ mất con lập luận rằng, theo luật tiểu bang, do tiền sử bệnh của Michelle Trần được ghi rõ trong hồ sơ bệnh án nên bệnh nhân được xem là một người trong tình trạng yếu đuối. Vì vậy, các luật sư cho rằng, Harborview có trách nhiệm bảo vệ cô khỏi “những hậu quả có thể lường trước do bệnh tình.”

“Harborview đã vi phạm những nhiệm vụ này vì đã thất bại trong những biện pháp phòng ngừa hợp lý để bảo vệ Michelle Trần, và bảo vệ cô khỏi những hậu quả có thể lường trước do bệnh tình của bản thân và căn bệnh thần kinh phân liệt,” vụ kiên ghi.

Bệnh viện và nhân viên đã sơ suất, họ bị cáo buộc đã thất bại trong việc giám sát và theo dõi bệnh nhân, “cho phép cô rời bệnh viện, cuối cùng dẫn đến cái chết của cô ấy,” theo hồ sơ kiện.

Nguyên đơn cũng cho rằng, các bị đơn vi phạm luật pháp Mỹ, trong đó có Đạo luật về người Mỹ tàn tật (American with Disabilities Act).

Bà Tina Nguyễn đòi bồi thường thiệt hại và các khoản phí được xác định qua dàn xếp hoặc tại một phiên toà.

Tags:
Những thói quen nên từ bỏ ở tuổi 30 để không hại đời về sau

Những thói quen nên từ bỏ ở tuổi 30 để không hại đời về sau

Mặc đồ rẻ tiền, cố níu giữ tình bạn vô nghĩa hay luôn rỗng túi vào cuối tháng... là những điều nên bỏ lại cho độ tuổi 20.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất