Người Mỹ bắt đầu hứng chịu những hậu quả do chính sách thuế của Trump

Hệ lụy từ chính sách thuế sẽ không xảy ra một sớm một chiều. Tất cả chỉ là vấn đề thời gian.

03:00 21/07/2018

Không có nhiều người Mỹ nhận thấy hậu quả của những đạo luật thuế ngày một khắc nghiệt của Trump nhưng nếu chiến tranh thương mại diễn biến xấu đi thì hệ quả sẽ sớm xảy ra ngay sau khi năm học mới ở Mỹ bắt đầu.

Phát súng đầu tiên của luật thuế mới, chủ yếu là đánh vào hàng hóa Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD, được chính quyền Trump thực thi nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại đối với nền kinh tế Mỹ. Người tiêu dùng hay doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm những món hàng hóa thay thế cho những món hàng mà giá bị đẩy lên do thuế quan.

Những đạo luật thuế trả đũa từ phía Trung Quốc và các quốc gia khác bị hạn chế nhiều hơn và phần lớn để gây áp lực chính trị lên Trump, qua đó buộc Trump phải nhượng bộ. Rượu bourbon Kentucky, hãng xe môtô Harley-Davidson, các loại hạt giống vùng Trung Tây và loại siro cây phong là vài trong số hàng hóa Mỹ chịu thiệt hại đầu tiên.

Rajiv Biswas, trưởng bộ phận kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại HIS Markit, cho biết: “Những đạo luật thuế quan từ Trung Quốc đang nhắm vào hàng nông nghiệp Mỹ nhập khẩu do những động thái rút lui được dự đoán từ các hiệp hội nông trại Mỹ trước thềm bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 sắp tới”.

Nhà Trắng đang chơi một canh bạc lớn với những lệnh trừng phạt mới. Mỹ đã tăng tốc trong việc ban hành thêm một đạo luật nhằm đánh vào hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD, dự kiến có hiệu lực trước khi tháng 9 kết thúc và tổng trị giá có thể lên tới 450 tỷ USD. Các chuyên gia kinh tế đến từ UBS tin rằng căng thẳng bị đẩy lên sẽ khiến những tranh chấp thương mại trở thành chiến tranh thương mại.

Hiện tại người tiêu dùng Mỹ không phải lo lắng quá nhiều. Nền kinh tế Mỹ đã phát triển nhanh chóng trong mùa xuân và được kỳ vọng sẽ giữ vững vị thế trong mùa hè. Nhưng khi mùa thu đến, giá cả của nhiều loại hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu đang trong tầm ngắm của Nhà Trắng có thể sẽ bắt đầu tăng.

Năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ là khoảng 500 tỷ USD, bao gồm rất nhiều chủng loại hàng hóa như vải vóc, quần áo, máy hút bụi, tủ lạnh, máy tính, đèn chiếu sáng,… Những loại này từ lâu đã không được sản xuất ở Mỹ hoặc nếu có cũng rất ít. Nếu thiếu nguồn cung, giá thành của chúng chắc chắn sẽ tăng lên.

Ở một khía cạnh lớn hơn, các đạo luật trả đũa lẫn nhau lên thép và ôtô có thể đẩy giá thành những chiếc xe mới sản xuất lên rất cao. Auto Wise, hãng dịch vụ chuyên mua xe ô tô, dự tính chi phí sẽ vào khoảng 1.000 USD/ chiếc cho những loại xe bán chạy nhất như Toyota Corolla, Honda CR-V hay Ford, F150. Ngoài ra lạm phát tăng cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng. Mặt bằng giá cả ở Mỹ đã đạt mức cao nhất từ năm 2012 và sẽ còn lên cao hơn nếu các đạo luật thuế mới được ban hành.

Hệ quả đi kèm sẽ bị nhân lên gấp đôi. Lạm phát cao sẽ lấy đi một phần thu nhập của người lao động, khiến mức tăng lương hàng năm trở nên vô nghĩa. Giá cả leo thang cũng sẽ gây áp lực lên Fed phải tăng lãi suất, qua đó thu hẹp hoạt động của kinh tế Mỹ.

Chỉ có những người làm cho Nhà Trắng mới dám nghĩ Trump sẽ đi xa đến như vậy. Quan điểm trước đó của phố Wall và những nơi khác là Trump sẽ thắng ở một vài phương diện, tận hưởng chiến thắng và rút lui. Tuy nhiên trái với dự đoán, Trump ngày một mạnh tay hơn trong các động thái trừng phạt.

Hầu hết các chuyên gia đều nhận định rằng Mỹ sẽ thoáng hơn bất kỳ quốc gia nào về tự do mậu dịch nhưng họ cũng lo ngại những hành động của Trump sẽ gây ra nhiều tiêu cực hơn và giờ đây họ sợ sẽ không thể quay lại.

"Mặc dù mức thuế quan áp dụng là tương đối nhỏ so với GDP và giá trị giao dịch thương mại Mỹ, nhưng thật khó để tránh một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện vào lúc này",Paul Ashworth, kinh tế gia tạiCapital Economics, nói. "Không còn ai trong quốc hội hoặc chính quyền Mỹ kiềm chế được chính sách bảo hộ của Trump và các nước khác tham gia cuộc chiến".

Nếu chiến tranh thương mại toàn diện bùng nổ, người tiêu dùng nhất định sẽ chịu ảnh hưởng, họ sẽ phải trả mức giá cao ngay trước kỳ Giáng sinh năm nay.

Tags:
Người Mỹ gốc Việt đầu tiên chinh phục đỉnh núi cao nhất Bắc Mỹ

Người Mỹ gốc Việt đầu tiên chinh phục đỉnh núi cao nhất Bắc Mỹ

Amanda Burrill, người phụ nữ gốc Việt từng đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe, đã chinh phục đỉnh Denali – ngọn núi cao nhất Bắc Mỹ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất