Người Mỹ dưới 40 tuổi ngập trong nợ, phụ thuộc vào cha mẹ

Theo Business Insider, các khảo sát cho thấy thế hệ Millennial (sinh năm 1981-1996) tại Mỹ sống chật vật, tiết kiệm ít hơn và phải gánh trên vai khối nợ lớn.

00:00 28/12/2019

Nguoi My duoi 40 tuoi ngap trong no, phu thuoc vao cha me hinh anh 1 52_2_.jpg

Thu nhập trung bình 35.592 USD: Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, thu nhập trung bình của thế hệ Millennial chỉ vài khoảng 35.592 USD/năm, thấp hơn 20% so với thế hệ trước. Ảnh: Getty.

Nguoi My duoi 40 tuoi ngap trong no, phu thuoc vao cha me hinh anh 2 54.jpg

Tài khoản tiết kiệm có dưới 5.000 USDKhoảng 70% người thuộc thế hệ Millennial Mỹ có tài khoản tiết kiệm cá nhân. Tuy nhiên, 58% trong đó có số dư chưa đến 5.000 USD, theo kết quả khảo sát của Business Insider và Morning Consulting. Nợ sinh viên quá lớn khiến họ không thể tiết kiệm nhiều. Khoảng 45% sinh viên Mỹ ra trường với khối nợ lớn trên vai. Khi được hỏi, nhiều người cho biết nếu có thêm 1.000 USD kiếm được, họ sẽ ưu tiên trả nợ.

Nguoi My duoi 40 tuoi ngap trong no, phu thuoc vao cha me hinh anh 3 56.jpg

Nợ sinh viên trung bình 29.800 USDKhi chi phí học đại học Mỹ tăng gấp đôi kể từ thập niên 1980. Tính đến năm 2019, nợ sinh viên Mỹ chạm mốc 1.500 tỷ USD, theo Student Loan Hero. Trung bình mỗi sinh viên Mỹ tốt nghiệp năm 2018 nợ 29.800 USD. Ảnh: Getty

Nguoi My duoi 40 tuoi ngap trong no, phu thuoc vao cha me hinh anh 4 57.jpg

 Thành công là xóa sạch nợ: Theo Merrill Lynch Wealth Management, chỉ 19% thành viên thế hệ Millennial và Z định nghĩa thành công là "giàu có". Tới 60% xác định thành công nghĩa là "xóa sạch nợ nần". Báo cáo của Merrill Lynch cho thấy 81% hộ gia đình trẻ ở Mỹ nợ 2.000 tỷ USD, phần lớn là nợ sinh viên và thẻ tín dụng. Ảnh: Getty

Nguoi My duoi 40 tuoi ngap trong no, phu thuoc vao cha me hinh anh 5 58.jpg

Vẫn xin tiền cha mẹ: Theo Chỉ số An ninh Tài chính Quốc gia Mỹ năm 2018, hơn một nửa số người Mỹ (53%) trong độ tuổi 21-37 vẫn nhận hỗ trợ tài chính từ cha mẹ hoặc gia đình. Trong đó, 37% phải nhận trợ cấp hàng tháng để trang trải các nhu cầu thiết yếu, từ hóa đơn điện thoại, tiền gas, cho đến bảo hiểm y tế, và tiền thuê nhà. Ảnh: Flickr.

Nguoi My duoi 40 tuoi ngap trong no, phu thuoc vao cha me hinh anh 6 59.jpg

Chậm mua nhà: Student Loan Hero cho biết giá nhà ở Mỹ tăng 39% so với gần 40 năm trước. Tại 25 thành phố lớn nhất nước Mỹ, người có thu nhập trung bình phải tiết kiệm 4-10 năm mới có đủ tiền trả trước 20% giá trị căn nhà khi đi vay thế chấp. Ảnh: Flickr.

Nguoi My duoi 40 tuoi ngap trong no, phu thuoc vao cha me hinh anh 7 60.jpg

Kết hôn muộn hơn: Vì vấn đề tài chính, thế hệ Millennial ở Mỹ kết hôn muộn hơn. Tuổi kết hôn lần đầu tại Mỹ hiện là 27 với nữ và 29 với nam. So với hồi năm 1980, độ tuổi kết hôn trung bình của nữ và nam lần lượt là 22 và 25. Ảnh: Getty.

Nguoi My duoi 40 tuoi ngap trong no, phu thuoc vao cha me hinh anh 8 61.jpg

Lười sinh con: NPR cho biết tỷ lệ sinh ở Mỹ đang ở mức thấp nhất trong vòng 32 năm qua. Chi phí nuôi con đắt đỏ khiến cho tỷ lệ phụ nữ có con ở tuổi 30 cao hơn so với 20. Theo khảo sát của New York Times trên 1.858 người Mỹ 20-45 tuổi, 64% cho biết việc chăm sóc trẻ con quá đắt đỏ, và có tới 44% cho biết không đủ khả năng tài chính để sinh thêm, 43% phải chờ đợi đủ độ chín tài chính mới quyết định có con. Ảnh: Getty.

Nguoi My duoi 40 tuoi ngap trong no, phu thuoc vao cha me hinh anh 9 62.jpg

Định nghĩa về giàu có: Thế hệ Millennial Mỹ xác định sự giàu có là sở hữu tài sản ròng từ 1,9 triệu USD, theo khảo sát năm 2019 của Charles Schwab. Ảnh: Getty.

Nguoi My duoi 40 tuoi ngap trong no, phu thuoc vao cha me hinh anh 10 64.jpg

Thế hệ thích trải nghiệm: Một cuộc sống phong phú, đa dạng và giàu trải nghiệm là mục tiêu hướng đến của thế hệ Milennial Mỹ. Theo khảo sát từ Eventbrite, 78% số người được hỏi cho biết muốn chi tiền để trải nghiệm hơn là sở hữu của cải. Ảnh: Getty.

Theo Zing.vn

Tags:
Sự khác biệt trong việc giáo dục con về tiền giữa người Mỹ và Trung Quốc

Sự khác biệt trong việc giáo dục con về tiền giữa người Mỹ và Trung Quốc

Câu trả lời khác nhau thể hiện cách giáo dục khác nhau, cách giáo dục khác nhau quyết định cuộc đời khác nhau.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất