Người Việt kinh doanh ở chợ Đồng Xuân Berlin

Trung tâm thương mại Đồng Xuân, hay cái tên gọi thân thuộc chỉ là "Chợ Đồng Xuân", được ví như Việt Nam thu nhỏ giữa lòng thủ đô Berlin, Đức.

04:00 12/02/2019

Bên trong Trung tâm Đồng Xuân ở thủ đô Berlin, Đức. Ảnh: Rbb24.

Bên trong Trung tâm Đồng Xuân ở thủ đô Berlin, Đức. Ảnh: Rbb24.

Nằm dọc các con phố ở khu Lichtenberg, một quận phía đông bắc thủ đô Berlin, Đức là dãy nhà kho cũ và các khu nhà tập thể xây bằng những khối bê tông đúc sẵn. Trung tâm thương mại Đồng Xuân nổi bật giữa khu công nghiệp đìu hiu với các nhà xưởng bị bỏ hoang này, theo SCMP.

Trong trung tâm thương mại, người ta nghe rì rầm tiếng cười nói, đa số bằng tiếng Việt. Hàng dài người xếp hàng chờ bát phở nóng, ăn cho ấm người vào sáng sớm. Tiểu thương đứng trước gian hàng chào mời khách, quảng cáo dõng dạc những chương trình khuyến mại trong ngày. 

Chợ Đồng Xuân là nơi tập trung của nhiều doanh nghiệp bán buôn, tiểu thương bán lẻ và các công ty chế biến thực phẩm. 80% gian hàng ở đây thuộc sở hữu của người Việt Nam. Số còn lại là doanh nhân Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc. Lịch sử của khu chợ này gắn liền với câu chuyện của hàng nghìn người Việt Nam đi xuất khẩu lao động ở Đông Đức trong thập niên 80 của thế kỷ trước. 

Do thiếu lao động tay nghề, Cộng hòa Dân chủ Đức, quốc gia tồn tại từ 1949 đến 1990 theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đã ký thỏa thuận với Việt Nam, Triều Tiên, Mozambique, Trung Quốc và Cuba, thuê người lao động ở những quốc gia này đến Đông Đức làm việc theo hợp đồng có thời hạn, thông thường khoảng 5 năm. 

Năm 1988, rời vợ đang mang bầu ở quê nhà, cha của anh Nguyen Huu Minh là một trong số hàng nghìn người Việt Nam đi xuất khẩu lao động ở Đông Đức. Nhưng chỉ một năm sau, mọi thứ hoàn toàn thay đổi khi bức tường Berlin, ngăn cách phần Đông và Tây thành phố, sụp đổ. Tây Đức và Đông Đức hợp nhất, Đông Berlin sáp nhập với phần Tây Berlin, trở thành thủ đô của nước Đức thống nhất.

"Những lao động xuất khẩu như bố tôi bỗng mắc kẹt trong tình huống đặc biệt vì Đông Đức, chính quyền ký hợp đồng lao động với họ, khi đó không còn tồn tại nữa", anh Minh, 31 tuổi, hiện đang học ngành sư phạm xã hội và dẫn các đoàn khách du lịch đi tham quan khu chợ Đồng Xuân, kể lại tình cảnh của cha mình lúc bấy giờ. 

"Lúc đó, vẫn còn khoảng 60.000 người lao động làm việc ở Đông Đức. Chính phủ cho phép họ chọn một là trở về nhà, hai là ở lại. Còn nước Đức thống nhất đề nghị bồi thường và mua cho họ vé máy bay về quê hương. Một nửa chọn trở về. Nửa còn lại quyết định ở lại". 

Cha của anh Minh lựa chọn bắt đầu một cuộc sống mới ở nước Đức thống nhất. Sau một thời gian, ông đón vợ và hai con trai sang theo diện bảo lãnh. 

Tuy nhiên, cuộc sống mới không dễ dàng. Đa số người lao động Việt Nam lúc đó mất công ăn việc làm. Để nuôi sống bản thân và gia đình, họ tự bươn chải, mở quầy hàng bán hoa tươi, kinh doanh nhà hàng hay tiệm làm đẹp. Nhiều người lao vào ngành sản xuất và buôn bán đồ may mặc, trong đó có ông Nguyen Van Hien, một trong những người đặt viên gạch đầu tiên cho chợ Đồng Xuân ở Berlin.

Ban đầu, ông Hien đi đánh hàng ở Ba Lan mang về Đức phân phối. "Ông ấy thường xuyên gặp đồng hương sang đó để mua hàng về bán lẻ, thế nên, nảy ra ý nghĩ: Tại sao không thành lập một khu chợ bán buôn ở Berlin?", anh Minh kể lại. "Trung tâm Đồng Xuân ra đời như vậy, mới đó là đã 15 năm rồi". 

Ngày nay, chợ Đồng Xuân, đặt theo tên của khu chợ nổi tiếng của Hà Nội, là trung tâm thương mại và văn hóa của cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở thủ đô Berlin, cộng đồng chiếm khoảng 26,5% trong tổng số 100.000 người Việt đang sống ở Đức. 

Quán Phở ở trong Trung tâm Đồng Xuân, Berlin. Ảnh: SCMP.

Quán Phở ở trong Trung tâm Đồng Xuân, Berlin. Ảnh: SCMP.

"Nếu là người , anh có thể dành cả ngày ở đây và không phải nói một từ tiếng Đức", anh Minh cười lớn. "Không chỉ có các doanh nghiệp bán buôn, ở đây anh có thể tìm thấy dịch vụ phiên dịch Việt - Đức, cố vấn các vấn đề pháp lý, trường dạy lái xe, các hãng lữ hành và đại lý bán xe hơi dành riêng cho ". Trong trung tâm thương mại chia làm 9 khu, người ta có thể tìm thấy mọi thứ từ thực phẩm, đồ chơi, quần áo, hoa giả bằng nhựa cho đến mỹ phẩm. 

Phan Bian Thao, làm việc tại một tiệm làm móng, cho biết vài năm trước khách hàng của cô chủ yếu là người nhưng giờ đây ngày càng nhiều dân địa phương tìm đến chợ Đồng Xuân. "Họ đến đây bởi vì giá cả rẻ hơn bất cứ chỗ nào khác trong thành phố. Ngoài ra, sau khi làm móng, họ có thể tiện đường đi mua sắm luôn", cô Thao hồ hởi giải thích nhờ vậy, công việc làm ăn phát đạt hơn. 

Nhưng không phải ai cũng làm ăn thuận lợi như cô Thao. Trong khi các cửa hàng thực phẩm, nhà hàng, tiệm làm đẹp tấp nập khách hàng, các gian hàng khác, như quầy bán quần áo, lại vắng bóng người qua kẻ lại. 

Một ông chủ ngoài 50 tuổi giấu tên kể ông đến Đông Đức gần 30 năm trước theo hợp đồng xuất khẩu lao động. Sau khi nước Đức thống nhất, người đàn ông này ở lại làm ăn. Khoảng 7 năm trước, ông chuyển việc kinh doanh vào trung tâm Đồng Xuân. "Tình hình ngày càng khó khăn", ông than thở rằng cạnh tranh trong ngành may mặc gay gắt do các tiến bộ công nghệ khiến doanh thu sụt giảm. 

Dù đã sống ở Đức gần 30 năm, người đàn ông này không cảm thấy mình thuộc về nơi này. "Người ta vẫn nhìn tôi như một người nước ngoài", ông nhún vai kể. "Tôi biết ơn vì có thể kiếm sống trên mảnh đất này nhưng quê hương thực sự của tôi là ở . Khi nào lo xong việc học hành cho các con, tôi sẽ trở về".

Nguồn: VnExpress.net

Tags:
[

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất