Người Việt sẽ mua được nông sản Mỹ rẻ hơn

Việc Trung Quốc tuyên bố ngừng mua mọi hàng hóa nông nghiệp từ Mỹ đang đặt ra khả năng nông sản Mỹ sẽ tăng mạnh vào VN trong thời gian tới.

09:30 11/08/2019

Hàng Mỹ tăng mạnh, giá mềm hơn

Các loại hạt như hạt dẻ, hạnh nhân, óc chó, hạt chia, hay các loại đậu và thịt heo, tôm hùm… được các nhà nhập khẩu hàng nông thủy sản từ Mỹ về VN dự báo sẽ tăng mạnh. Ông Đoàn Ngọc Thơ, Giám đốc Công ty thương mại dịch vụ Tho, chuyên nhập khẩu hàng nông thủy sản từ Mỹ, cho biết hàng nông sản nói chung nhập từ Mỹ vào VN tăng hơn 20% trong 6 tháng đầu năm, nhưng mức tăng có thể gấp đôi trong 6 tháng cuối năm. Bởi Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn các loại nông thủy sản của Mỹ. Nếu bị thị trường này đóng cửa, chắc chắn các nhà xuất khẩu Mỹ phải tìm cách “đổ” hàng sang thị trường khác, trong đó có VN.

Trái cây ngoại được bán tại một siêu thị trên đường Phan Văn Trị (Q.Gò Vấp, TP.HCM) 

Thực tế từ vài tháng nay, hàng Mỹ vào VN đã tăng mạnh, giá cũng mềm hơn khá nhiều. Chẳng hạn, cherry Mỹ từ 500.000 đồng/kg, giảm xuống 250.000 – 300.000 đồng/kg trong tháng 7 vừa qua, giảm đến 40% giá so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng với thịt, đa số chuyên gia đều dự báo không riêng gì thịt heo từ Mỹ mà thịt heo từ châu Âu sẽ vào VN và giá cả cực kỳ cạnh tranh, có lợi cho người tiêu dùng. Ông Đoàn Ngọc Thơ cho biết, hiện giá thịt heo, các loại hạt nhập từ Mỹ giảm hơn 20% so với trước. Theo đó, giá bán thịt heo nhập từ Mỹ ra thị trường trong nước sẽ thấp hơn 20 – 25% so với trước và thấp hơn cả thịt trong nước. Giá nhập d_a_o động từ 26.000 – 30.000 đồng/kg. Khảo sát giá thịt heo trên thị trường cho thấy, hiện sườn non của Mỹ thấp nhất 120.000 đồng/kg, trong khi sườn non heo trong nước giá thấp nhất đã là 140.000 đồng/kg. Trên thị trường, giá đậu nành của Mỹ bán bằng nửa giá đậu nành VN, khoảng 10.000 đồng/gói 500 gr, trong khi đậu nành Việt 20.000 đồng/gói 500 gr_._.

Mượn VN để tạm nhập tái xuất sang Trung Quốc

Số liệu từ cơ quan hải quan cho thấy, nông sản Mỹ đã và đang tăng nhập vào VN, tăng cao hơn gần 70% so cùng kỳ. Cụ thể, trong nửa đầu năm nay, nhóm hàng nông thủy sản từ Mỹ nhập vào VN tăng mạnh so cùng kỳ năm ngoái. Tính hết tháng 6 năm nay, VN đã chi 116 triệu USD mua hàng rau quả từ Mỹ, tăng đến 70% so cùng kỳ; chi hơn 5 triệu USD mua các loại hạt bánh kẹo, tăng 66% và chi 47 triệu USD mua hàng thủy hải sản, tăng 67%.

Việc tăng trưởng quá mạnh hàng nhập từ Mỹ theo ông Đoàn Ngọc Thơ, có thể từ một số nhà kinh doanh từ Trung Quốc vào VN mua hàng nhập từ Mỹ mang về nước nhằm né thuế chứ nhu cầu thị trường trong nước không thể tăng mạnh vậy. Đối chiếu sẽ thấy, mặt hàng mà Trung Quốc mua mạnh từ Mỹ là các loại hạt. Đây cũng chính là nhóm hàng VN tăng nhập đột biến từ Mỹ vào VN trong thời gian qua.

Ông Vũ Đào, Giám đốc Công ty Fosti, nhà nhập khẩu nông sản lớn tại khu vực phía bắc, tiết lộ có một số doanh nghiệp (DN) từ Trung Quốc sang VN đàm phán đặt mua các loại hạt của Mỹ. “Họ yêu cầu chúng tôi lập nhà xưởng, họ nhập về đến cảng của VN, chúng tôi chỉ đóng gói, bán thành phẩm sang cho họ. Bởi hiện tại, nguyên liệu thô xuất sang Trung Quốc rất khó khăn, nên chỉ có đi bằng đường đóng gói, mà DN VN chỉ làm công đoạn gia công cho phía Trung Quốc. Tuy nhiên, đó chỉ mới là đề nghị, tôi chưa mặn mà do thấy việc gia công hàng nông sản không lãi bao nhiêu”, nhà nhập khẩu này tiết lộ.

Hiện thuế nhập khẩu hàng nông sản từ Mỹ vào VN từ 0 – 5%, trong khi đó, hạt đậu tương từ Mỹ vào Trung Quốc thuế áp lên đến 25%. Cộng thêm một loạt hàng nông sản của Mỹ không được bán vào Trung Quốc nữa, chắc chắn thị trường Trung Quốc thiếu hàng hóa trầm trọng.

Mặt tích cực khác, việc nông sản Mỹ khó vào Trung Quốc lại là cơ hội cho DN VN nếu nhanh nhạy và làm thị trường tốt. Ông Vũ Đào bình luận: “Các thị trường Trung Quốc từng mua hàng từ Mỹ rồi bán cho các nước, nếu DN Việt biết tận dụng, sẽ bán hàng sang các thị trường mới đó được”.

Theo Thanh niên

Tags:
Nông dân trồng đậu tương Mỹ lao đao vì chiến tranh thương mại

Nông dân trồng đậu tương Mỹ lao đao vì chiến tranh thương mại

Nông dân trồng đậu tương Mỹ đang phải tìm kiếm các thị trường mới trong bối cảnh chiến tranh thương mại Washington – Bắc Kinh leo thang.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất