Nguyên tắc lập quốc của Hoa Kỳ: Nỗ lực, tiết kiệm, không nợ nần

Những nhà lập quốc Hoa Kỳ đã cảnh báo trong nguyên tắc lập quốc rằng: Đừng bao giờ rơi vào vũng bùn nợ nần. Bởi vì một khi quốc gia gánh nợ, sự tự do sẽ bị hủy diệt hoàn toàn, chỉ có thể cúi đầu khuất phục người khác.

07:00 01/07/2021

Ngày nay chúng ta hẳn đều có trải nghiệm này: Khi mới tới Hoa Kỳ, người ta sẽ thấy tại Hoa Kỳ mọi thứ đều được mua bằng thẻ tín dụng, vay tiền mua ô tô, vay tiền mua nhà. Khi trẻ măng chẳng có thứ gì, mọi thứ đều dùng biện pháp nợ nần mà xử lý, vậy nên tới khi già hoặc khi kinh tế khó khăn, chỉ cần chút bất cẩn, cũng sẽ chẳng có thứ gì. Dường như đây là phong cách của người Mỹ? Người Mỹ dường như mắc nợ cả đời, nợ cá nhân, nợ doanh nghiệp, nợ quốc gia, đây là cuộc sống điển hình của người Mỹ? Kinh tế học Keynes thống trị nền kinh tế Mỹ nói rằng nợ có thể kích thích nền kinh tế.

Nguyên tắc lập quốc của Hoa Kỳ: Nỗ lực, tiết kiệm, không nợ nần
(Tranh: Junius Brutus Stearns, Virginia Museum of Fine Arts, Wikipedia/Public Domain)

Nhưng bạn có biết những nhà lập quốc Hoa Kỳ đã nghĩ về nợ nần như thế nào từ hơn 240 năm trước không? Họ nói, nước Mỹ không thể nợ nần! “Về phương diện hủy diệt đất nước, nợ nần có tác dụng tương tự như việc bị xâm lăng.”

Các nhà lập quốc nhìn nhận rất rõ điều này. Thời xưa, con đường trở thành nô lệ là gì? Hoặc là họ bị người khác chinh phục, hoặc họ mắc nợ, nợ tiền người khác, nên phải bán mình làm nô lệ.

Những nhà lập quốc Hoa Kỳ tin rằng một quốc gia nợ nần sẽ hạn chế tự do của con người, đàn áp tinh thần của con người, khiến con người từ bỏ cơ hội. Nợ nần quá nhiều khiến con người không dám mạo hiểm, vì không có vốn liếng mạo hiểm, không có sự can đảm và tinh thần phiêu lưu, bởi vậy nợ nần sẽ khiến con người chán nản.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc những nhà lập quốc tin rằng tiết kiệm mới là một đức tính tốt. Nợ nần bất đắc dĩ sẽ trở thành tội đồ trong trường hợp khẩn cấp. Nếu bạn đi chậm lại, bạn có thể trả hết nợ, chớ nên nợ nần, nợ nần một cách nhanh chóng lại càng là sai lầm tồi tệ.

Vào thời điểm đó, nhiều quốc gia đều quan niệm rằng: nợ nần vì chiến tranh thì cũng hết cách. Các khoản nợ chiến tranh có thể để lại cho thế hệ tương lai, bởi vì bạn muốn bảo vệ đất nước, thì việc con cháu của bạn chịu trách nhiệm cũng là điều hợp lý. Nhưng những nhà lập quốc Hoa Kỳ lại đặc biệt nhấn mạnh rằng, các khoản nợ chiến tranh sẽ không bị trì hoãn, và các khoản nợ sau chiến tranh sẽ được trả ngay lập tức, người Mỹ sẽ không để lại các khoản nợ cho con cháu mình. Về vấn đề này, khái niệm của những nhà lập quốc rất rõ ràng.

Tuy nhiên Hoa Kỳ càng ngày càng đi xa tầm nhìn của các nhà lập quốc, hiện nay tình trạng nợ nần tại đây đã trở thành một mớ hỗn độn.

Vào năm 1855, một vài năm trước khi bắt đầu cuộc Nội chiến Hoa Kỳ, khoản nợ của chính phủ Hoa Kỳ là 60 triệu USD. Cuộc nội chiến đòi hỏi rất nhiều chi phí quân sự. Đến năm 1865, khi cuộc nội chiến kết thúc, nợ của chính phủ là 1,3 tỷ USD, nợ chính phủ đã tăng từ 60 triệu lên 1,3 tỷ trong 10 năm. 10 năm sau chiến tranh, đến năm 1875, khoản nợ của Hoa Kỳ đã giảm xuống còn 270 triệu, về cơ bản đã gần được trả xong.

Sau đó vào năm 1916, ngay trước Thế chiến thứ nhất, khoản nợ của Mỹ là 700 triệu USD. Vào cuối Thế chiến I, khoản nợ của Mỹ là 18 tỷ USD. Sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1927, khoản nợ của Mỹ đã giảm xuống còn 3 tỷ.

Nhưng hãy xem khoản nợ ngày nay là bao nhiêu? 21.000 tỷ USD năm 2018! Đó là từ năm 1927 đến 2018, nợ của Mỹ đã tăng từ 3 tỷ lên 21.000 tỷ USD, tăng gấp 7.000 lần. Tất nhiên tính bớt lạm phát, thì nợ đã tăng từ 2.000 đến 3.000 lần!

Chúng ta hãy xem kỹ giai đoạn lịch sử này: Vào cuối Thế chiến II năm 1945, nợ quốc gia của Hoa Kỳ đã tăng lên 93 tỷ USD và đến năm 1948, nó đã giảm xuống còn 29 tỷ USD. Từ đó về sau, chúng ta không bao giờ thấy bất kỳ khoản nợ nào được thu hẹp lại, xét một cách tổng thể, các khoản nợ ngày càng tăng mạnh. Đến năm 2006, khoản nợ của Mỹ đã trở thành 2.500 tỷ USD, và năm 2018 nó đã lên tới 21.000 tỷ USD.

Hoa Kỳ ngày nay, tiền lãi trả cho các khoản nợ quốc gia hàng năm, tới 1.000 tỷ USD, vượt quá toàn bộ chi phí quân sự của Thế chiến thứ nhất. Nói cách khác, mặc dù có sự chênh lệch lạm phát, tiền lãi phải trả mỗi năm vẫn là chi phí cho một cuộc chiến toàn cầu, và khoản nợ đã cao ngất ngưởng! Vậy nên, ngày nay người Mỹ thực sự đang tiêu tốn của cải của các thế hệ tương lai.

Các khoản nợ từ thời Bush và Obama đều tăng rất nhanh. Trong thời của Bush, những cuộc chiến chống khủng bố, chống Iraq, Afghanistan, khiến nợ quốc gia tăng gấp đôi. Đến thời Obama, đó là một sự gia tăng đáng kể trong chi tiêu công, khiến nợ quốc gia tăng thêm 75%. Tới thời Trump, nợ nước ngoài vẫn tăng. Tại sao? Bởi vì Trump muốn xây dựng quốc phòng của Hoa Kỳ và giảm thuế cùng một lúc, nghĩa là, thu nhập ít hơn và chi phí nhiều hơn. Nhưng chiến lược của Trump là làm cho nền kinh tế lớn mạnh hơn. Vì vậy ngay cả khi thuế suất thấp, thì nguồn thuế thu được vẫn nhiều hơn, như vậy nợ sẽ bị kéo xuống, nhưng chiến lược này phải cần một khoảng thời gian. Vì vậy, điều này có nghĩa là khoản nợ của Mỹ hiện giờ vẫn là một con số khổng lồ.

Chính phủ Hoa Kỳ có biết mức độ nghiêm trọng của khoản nợ này không? Tất nhiên là biết. Các nghị sĩ có biết không? Tất cả đều biết. Tổng thống có biết không? Cũng biết, ai cũng biết. GDP hàng năm của Hoa Kỳ chỉ là 20.000 tỷ, và nợ là 21.000 tỷ. Đó không phải là một trò đùa hay sao? Do đó, các nghị sĩ cánh hữu đề xuất phải kiềm chế bản thân, lập pháp để thiết lập trần nợ và cắt giảm chi tiêu của chính phủ. Nhưng mỗi lần cắt giảm lại có những cuộc biểu tình, đồng thời các nghị sĩ cánh tả phản đối việc cắt giảm chi tiêu chính phủ, cắt giảm phúc lợi. Đối với những nghị sĩ mong muốn giải quyết vấn đề, khu vực bầu cử của ông ta sẽ phản đối. Khi bị phản đối ông ta không thể kiên quyết, rồi quên nó đi.

Những nhà lập quốc đã nhìn thấy hậu quả này từ hơn 240 năm trước. Nếu bạn có một con nợ, bạn hãy để anh ta giảm nợ, giống như một người nghiện ma túy, hãy để anh ta ngừng dùng thuốc, tất nhiên anh ta biết rằng anh ta không nên dùng thuốc. Nhưng nếu bạn không cho anh ta thuốc, anh ta sẽ khóc lóc và liên tục gây rắc rối. Giống như việc giảm nợ hiện giờ, nếu bạn nói rằng bạn muốn cắt giảm chi tiêu của chính phủ, bạn sẽ bị phản đối, và cuối cùng bạn sẽ không làm gì cả. Mọi người đều biết rằng không giảm nợ cũng không được, nhưng vẫn phải phản đối vì họ không muốn làm giảm tiền của bản thân, hoặc muốn lợi dụng để có thể thắng cử trong khu vực. Đây là một vấn đề lớn mà Hoa Kỳ phải đối mặt hiện nay, dân chủ tả hóa khiến việc thực thi các quyết định có lợi về bản chất trở nên khó khăn trong thực tiễn.

Vậy làm thế nào mới có thể giải quyết điều này? Tất nhiên, nó có thể được giải quyết bằng cách sử dụng một ý chí mạnh mẽ để cắt giảm chi phí và tiết kiệm.

Kỳ thực có rất nhiều chủ đề liên quan đến nguyên tắc phi nợ nần đã bị vi phạm: đó là thẻ tín dụng cá nhân hiện tại mà người Mỹ đang quẹt hàng ngày, những khoản vay thế chấp cao, và việc Hoa Kỳ liên tục phát hành trái phiếu để bán trên toàn thế giới. Mọi người đều đã quen với trạng thái này. Đây hoàn toàn không phải là điều mà các nhà lập quốc cho rằng Hoa Kỳ nên làm, mà là một hiện tượng do xã hội Mỹ đi chệch khỏi tầm nhìn lập quốc và liên tục trượt dốc.

Điều mà những nhà lập quốc muốn là Hoa Kỳ không mắc nợ, thậm chí không giữ các khoản nợ chiến tranh, cần phải trả nợ nhanh chóng. Vì điều này, mọi người Mỹ đều phải nỗ lực, hiện tại lại càng phải hiểu mục tiêu kinh tế mà Hoa Kỳ sẽ phải đi qua.

Theo Sound Of Hope

Thiên Cầm biên tập

Tags:
Hồng Đào – Quang Minh chia tay : 20 năm tình đầu và cuộc hôn nhân nhiều chữ “Nhẫn“

Hồng Đào – Quang Minh chia tay : 20 năm tình đầu và cuộc hôn nhân nhiều chữ “Nhẫn“

Trước nghi vấn chia tay, Hồng Đào và Quang Minh từng là cặp đôi vàng của làng giải trí Việt. Có lẽ những cái nắm tay không còn nhưng sự quan tâm và thấu hiểu thì còn mãi.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất