Nguyệt thực toàn phần lâu nhất thế kỷ sẽ diễn ra vào ngày 27/7

Mặt trăng sẽ chuyển thành màu đỏ cam suốt 100 phút trong sự kiện nguyệt thực toàn phần lâu nhất thế kỷ 21 vào thứ Sáu tuần này (27/7).

12:30 25/07/2018

Những khu vực có thể chứng kiến hiện tượng hiếm hoi này gồm phía tây và đông nam châu Á, Ấn Độ, Trung Đông, nam hay đông châu Phi, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, theo ông Noah Petro, một nhà khoa học tại Trung tâm Không gian Goddard của NASA, nói với ABC News. Ông cũng cho biết người dân ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ không có cơ hội chứng kiến hiện tượng này.

Trong sự kiện ngày 27/7, Mặt Trăng sẽ khuất bóng phía sau Trái Đất trong vòng 1 tiếng 43 phút. Mặt Trăng sẽ có màu đỏ do phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời, tạo nên cảnh tượng mà nhiều người trên thế giới ngóng đợi.

nguyệt thực
Màu đỏ này khiến Mặt Trăng trong hiện tượng nguyệt thực toàn phần được gọi là Trăng Máu. (Ảnh: EPA)

Toàn bộ sự kiện sẽ kéo dài khoảng 6 tiếng 13 phút, ông Petro cho biết.

Các cư dân Hoa Kỳ sẽ không thể nhìn thấy nguyệt thực, nhưng họ vẫn có lý do để vui mừng vì Orbar Reconnaissance Orbiter – phi thuyền robot của NASA đang quay quanh mặt trăng – sẽ ghi lại hiện tượng này. Chiếc phi thuyền được phóng ra vào tháng 6 năm 2009 nhằm xác định những điểm hạ cánh “an toàn và thú vị” trên Mặt Trăng, phục vụ các chuyến thăm dò của con người và robot trong tương lai, theo ABC.

nguyệt thực
Phi thuyền LRO sẽ chứng kiến hiện tượng nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 (Ảnh: Getty)

Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng phía sau Trái Đất. Không giống như nhật thực, hiện tượng này có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường mà không cần thiết bị đặc biệt để bảo vệ mắt.

Thanh Hà

Tags:
Dạo chơi bờ biển, một phụ nữ bị cây dù che nắng đâm thủng ngực

Dạo chơi bờ biển, một phụ nữ bị cây dù che nắng đâm thủng ngực

Một phụ nữ dạo chơi ở bờ biển tại tiểu bang Maryland hôm Chủ Nhật 23 Tháng Bảy đã bị một cây dù che nắng đâm thủng ngực.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất