Nhà khoa học thần kinh: Tiên tri chính là ‘khả năng du hành xuyên thời gian của tâm trí’

Có những quy tắc của thế giới vật chất mà không áp dụng cho thế giới tinh thần. Lấy ví dụ, trong mơ bạn có thể bay lên cao, tưởng tượng ra một con sóc đang trò chuyện với bạn… Tuy nhiên, những giấc mơ và trí tưởng tượng thường được cho là mang tính tự bao hàm, có nghĩa là, nhìn chung nó không có tác động thực tại nào đến thế giới vật chất bên ngoài.

22:30 03/12/2017

Tuy nhiên, Tiến sĩ Julia Mossbridge lại có suy nghĩ khác dựa trên những giấc mơ tiên tri của bản thân bà. Bà nói:

“Tôi nghĩ rằng tiên tri là một dạng thức trong đó tâm trí của bạn du hành thời gian đến tương lai để thu thập thông tin. Chúng ta chỉ biết áp dụng các quy luật của thế giới vật chất cho thế giới tinh thần mà không hiểu rằng có những quy luật khác nhau ở đó. Đó là một phạm trù, một phạm vi hoàn toàn khác biệt”.

Bà tiếp tục:

“Sự phân cách về không gian (giữa anh và tôi) và sự phân cách về thời gian (giữa sự kiện A và sự kiện B) trong thế giới vật chất này, đâu phải nhất định cũng đúng với thế giới của tâm trí, của tinh thần?”

Những giấc mơ tiên tri cho thấy địa hạt của tâm trí con người không tuân theo các quy tắc mà chúng ta thường áp dụng cho thế giới vật chất, Mossbridge cho hay.

(Ảnh: epochtimes)

Mossbridge là một nhà thần kinh học nhận thức (nhà khoa học về lĩnh vực thần kinh nhận thức). Bà đã làm việc với nhiều nhà vật lí và nhà tâm lý học để tìm ra các quy luật của quá trình tâm trí du hành xuyên thời gian.

TS Julia Mossbridge. Ảnh: Mossbridge

Trải nghiệm cá nhân của Mossbridge với những giấc mơ tiên tri là nhân tố thúc đẩy bà đi trên con đường nghiên cứu này. Bà cho biết một giấc mơ như vậy, đã “khiến bà chấn kinh”.

Bà Mossbridge từng có một giấc mơ dự đoán một sự kiện, chính xác đến từng chi tiết.

(Ảnh: epochtimes)

Vào thời điểm giấc mơ xuất hiện, bà đang trải qua một cuộc ly hôn. Bà có một đứa con 5 tuổi và không biết hai mẹ con sẽ sống ở đâu sau ly hôn. Bà đã nghĩ về một nơi bà từng sống và cho rằng sẽ thật tốt nếu có thể quay trở lại đó.

Trong giấc mơ, bà gọi điện cho một bà chủ nhà trong khu vực mà bà biết. Bà chủ nhà cho biết bà có một ngôi nhà hai tầng cho thuê. Tầng trên đã được tân trang lại gần đây và đã có người thuê. Tầng dưới đang được tân trang lại và sẽ sẵn sàng trong hai tháng. Bà chủ nhà nói rằng bà có thể dẫn Mossbridge đi xem tầng trên để có thể ít nhiều hình dung được tầng dưới sẽ như thế nào khi sửa xong. Nếu bà chịu ký hợp đồng thuê nhà ngay, bà có thể chọn màu sơn cho căn phòng.

Mọi chuyện sau đó đã xảy ra y như vậy trong đời thực.

Tuy nhiên, trong đời thực, Mossbridge không gọi cho bà chủ nhà, mà thay vào đó chạy đến đó. Nhưng mọi chi tiết khác trong giấc mơ của bà, từng chi tiết nhỏ nhặt nhất,  đều trở thành hiện thực – từ căn nhà hai tầng, vụ tân trang lại, thời hạn hai tháng cho đến khi tầng dưới được hoàn thành, việc chọn màu sơn, tất cả đều chính xác.

“Mọi người đều có cả hai loại giấc mơ tiên tri, một loại về những điều dường như khá tầm thường, và loại kia là về những điều thực sự quan trọng trong cuộc sống của họ. Giấc mơ tiên tri thường xảy ra theo cách thức như vậy. Nhưng tôi bắt đầu tin rằng những điều dường như khá tầm thường kia lại không phải thế. Mà chúng giống như các tín hiệu chỉ dẫn, [các dấu hiệu, ám thị] trong cuộc sống. Lúc đầu, có thể bạn không nhận ra chúng là các sự kiện quan trọng, nhưng khi đến một lúc nào đó bạn sẽ phải thốt lên rằng, “Ồ hóa ra là vậy”, Mossbridge nói.

Chẳng hạn, giấc mơ tiên tri đầu tiên mà bà nhớ được là vào lúc nhỏ. Trong mơ một người bạn của bà bị mất chiếc đồng hồ trong sân chơi, và điều này đã thực sự xảy đến vào ngày hôm sau. Đây chỉ là một sự việc tầm thường, nhưng nhìn lại và suy ngẫm, nó dường như khá quan trọng đối với Mossbridge. Chiếc đồng hồ tượng trưng cho thời gian – chủ đề trọng tâm trong các nghiên cứu của bà sau này.

Là một nhà khoa học, Mossbridge tự hỏi liệu đây có phải là một trường hợp thiên kiến xác nhận hay không. Trong khoa học, thiên kiến xác nhận (còn gọi là thiên kiến (thiên lệch) khẳng định) là một khuynh hướng trong đó con người thường ưa chuộng/nghe theo, thậm chí chủ động tìm kiếm những thông tin nào xác nhận các niềm tin hoặc giả thuyết của chính họ. Theo đó, một giấc mơ vô nghĩa có thể trở thành “giấc mơ tiên tri” nếu bạn nhìn lại nó và cố gắng tìm kiếm các mối liên kết với các sự kiện trong đời sống thực.

Đó là lý do tại sao Mossbridge muốn khảo sát những thứ này một cách khoa học.

Các thí nghiệm chỉ ra, con người có thể biết được một cách vô thức điều sẽ xảy đến trong tương lai.

Một người đội chiếc mũ đo điện não đồ ghi lại những xung điện từ các neuron trong não bộ. (Ảnh: Ulrich W.)

Chẳng hạn, bà đã tiến hành phân tích tổng hợp kết quả thí nghiệm từ 7 phòng thí nghiệm độc lập. Kết quả chỉ ra cơ thể người sẽ phản ứng với các kích thích trong tương lai. Khi điều gì đó sắp xảy ra, một người sẽ vô thức biết được sự việc đó sẽ xảy ra. Phản ứng vô thức này có thể được xác thực trong phòng thí nghiệm bằng cách đo lường các phản ứng trong hệ thần kinh, tuyến mồ hôi, hoặc nhịp tim. Điểm cần nhấn mạnh là, các phản ứng cơ thể này xảy ra trước khi bạn gặp phải bất cứ điều gì. Lấy ví dụ, nếu bạn sắp gặp phải một chuyện rất đáng sợ, bạn sẽ cảm thấy lạnh sống lưng, tim đập nhanh, … chính là một loại cảm giác bất an lo lắng mặc dù … sự việc đáng sợ đó hoàn toàn chưa xảy ra.

Bà cũng đang làm các thí nghiệm cho thấy con người có thể sử dụng công năng thấy xa (nhìn thấy sự vật cách xa hàng trăm dặm) và giấc mơ tiên tri để dự đoán các sự kiện trên thị trường chứng khoán.

Liệu có thể áp dụng khả năng này để dự đoán các vụ tấn công khủng bố?

Một vụ đánh bom tự sát được thực hiện bởi Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Kobani, Syria. (Ảnh: Gokhan Sahin / Getty)

Nếu có thể dự đoán các cuộc xả súng quy mô lớn hay các vụ tấn công bằng bom, nó sẽ giúp ích được cho rất nhiều người. Vào năm 2015, Mossbridge đã có một giấc mơ tiên tri về một vụ đánh bom của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở Kuwait.

Bà đã có một giấc mơ vào đúng đêm sự kiện xảy ra và rất nhiều chi tiết đều trùng khớp. Không chỉ vậy, bà còn nhìn thấy điều đó xảy ra trong buổi cầu nguyện giữa trưa, trong đó bà nhìn thấy con số 27, chính là số người chết; bà còn nhìn thấy chữ “IS”. Một số chi tiết có vẻ không khớp, ví như bà nghĩ sự việc xảy ra ở Israel, chứ không phải Kuwait.

Nhật kí của Tiến sĩ Julia Mossbridge, nơi bà ghi lại giấc mơ tiên tri của mình về một vụ đánh bom vào ngày 26/7/2015. Ảnh chụp màn hình / Skype

Chính nhờ hiệu quả tiềm năng của những giấc mơ như vậy, Mossbridge nghĩ rằng nếu mọi người có thể chia sẻ linh cảm của họ thông qua một sổ dữ liệu trực tuyến, nó sẽ có thể giúp ích rất nhiều. Nếu sổ đăng ký nhận được hàng chục các [báo cáo] linh cảm mà tất cả chúng đều trùng khớp ở một số phương diện nhất định, nó có thể là dấu hiệu cho thấy một sự kiện có nhiều khả năng xảy ra.

Mọi người có thể tránh xa một địa điểm nhất định nào đó nếu rất nhiều người có linh cảm về một vụ tấn công tại địa điểm đó vào một thời điểm nhất định.

Hãy thử hình dung một tương lai với một cuốn sổ lưu trữ dữ liệu trung tâm về linh cảm.

(Ảnh: epochtimes)

Mặc dù đã có một số nỗ lực để tạo ra một cuốn sổ lưu trữ dữ liệu về linh cảm như vậy, nhưng “chúng dường như không ổn vì mọi người sẽ không thể thờ ơ với thứ này. Mọi người sẽ rất sợ hãi. Bởi nếu tôi nói với ai đó giấc mơ về vụ đánh bom, và kể rất chi tiết, họ có thể đến nhà tôi và hỏi, “Vậy chính là bà đã thực hiện vụ đánh bom này phải không”, Mossbridge cho hay.

Bởi những người không ở trong cuộc sẽ không biết làm thế nào để đối phó với trường hợp loại này, nên họ có thể cho rằng những người có linh cảm bị bệnh tâm lý, hay gặp vấn đề về tinh thần. Hoặc họ có thể cho rằng “những người đó cho rằng họ bắt gặp một sự trùng hợp ngẫu nhiên có ý nghĩa [có tính liên hệ với đời sống thực], nhưng rốt cục chúng vẫn chỉ đơn thuần là những sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi”.

Tuy rằng việc suy ngẫm về thời gian và các khả năng tinh thần siêu việt (VD: khả năng tiên tri) là một trong những việc ưa thích của Mossbridge, bên cạnh đó, bà cũng tham gia tất cả các loại dự án thú vị khác. Chẳng hạn, bà vừa là giám đốc nghiên cứu của Viện Mossbridge, vừa là giám đốc Phòng thí nghiệm Sáng tạo (Innovation Lab) tại Viện Khoa học Tinh thần (Institute of Noetic Sciences).

Công việc hàng ngày của bà bao gồm việc phát triển các ứng dụng để giúp mọi người lắng nghe trực giác của mình và kiểm nghiệm khả năng tồn tại các công năng tinh thần của bản thân, cũng như dạy các lập trình viên ở Thung lũng Silicon (Silicon Valley) cách chăm sóc sức khỏe tinh thần cho chính mình.

Một cuốn sách của bà, “Transcendent Mind” (tạm dịch: Tâm trí siêu việt), đã được Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ xuất bản vào cuối năm ngoái. Việc cuốn sách này được một viện khoa học lớn xuất bản là một bước tiến quan trọng đối với rất nhiều nhà khoa học từng nghiêm túc nghiên cứu khả năng tiên tri, và các hiện tượng khác cho thấy tinh thần hay tâm trí có khả năng tồn tại bên ngoài và không phụ thuộc vào não bộ.

Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

 

Tags:
Thế giới đêm qua: Trung Quốc thừa nhận đưa chiến đấu cơ đến Hoàng Sa, Tiêm kích Mỹ đến Hàn Quốc tập trận

Thế giới đêm qua: Trung Quốc thừa nhận đưa chiến đấu cơ đến Hoàng Sa, Tiêm kích Mỹ đến Hàn Quốc tập trận

Sáng nay Chủ nhật ngày 3/12, Chúng tôi tóm lược các sự kiện chính xảy ra trên thế giới trong đêm qua:

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất