Nhân viên Starbucks buộc phải xem một loạt các video người da màu bị bạo hành

Hai nhân viên Starbucks tại thành phố Philadelphia đã lên tiếng về khóa đào tạo của tuần và hé lộ rằng họ buộc phải xem hàng loạt video có nội dung về người da màu bị bạo hành.

08:30 04/06/2018

Sau sự kiện 2 người đàn ông da màu bị bắt tại cơ sở ở Philadelphia, Starbucks đã đóng cửa 8000 cửa hàng trên cả nước vào thứ ba để mọi nhân viên có thể tham gia một khóa đào tạo.

Theo báo cáo, hai người đàn ông nọ gặp nhau vì công việc, nhưng quản lý cửa hàng đã báo cảnh sát vì không thấy họ gọi đồ uống.

Tạp chí Philly đã phỏng vấn hai nhân viên sau khi họ tham gia buổi đào tạo kéo dài 6 giờ đồng hồ.

Nhân viên pha chế, một cô gái da màu 18 tuổi gọi là “Tina” và “Jamie”, một nhân viên người Mỹ La-tinh 24 tuổi đã nói rằng buổi đào tạo hoàn toàn không đi vào trọng tâm vấn đề, không đề cập đến nguyên nhân gây ra sự kiện trên và luôn khiến người thiểu số trong phòng cảm thấy khó chịu.

Cảnh sát da trắng dùng lực quá mạnh đối với người đàn ông da màu
Ảnh một phụ nữ da màu cố gắng có một chỗ ngồi tại khu vực công cộng
Ảnh trích từ video Starbucks sử dụng trong buổi đào tạo

“Chúng tôi cảm thấy buổi đào tạo bị lạc đề vì chúng tôi thấy mình không hề liên quan đến sự kiện trên”- Tina nói. “Tài liệu của buổi đào tạo chỉ tập trung vào sự tàn bạo của cảnh sát chứ chẳng giải thích gì tới nguyên nhân xảy ra vụ việc.”

Tina cũng hé lộ rằng Starbucks đã chiếu những video “rất khó coi” có nội dung liên quan tới việc người da màu bị cảnh sát da trắng đánh đập dã man.

 “Tôi nói với họ rằng tôi không thích những video đó, họ trả lời là họ hiểu và tôi có thể đưa ra ý kiến một cách tự do.”- Tina nói.

Jamie kể rằng mấy cái video đã khiến một bạn gái phải rời khỏi căn phòng.

 “Một bạn gái ngồi cùng bàn với tôi phải đứng dậy và rời đi vì lúc đó một loạt video cứ  chiếu cảnh người da màu bị đánh đập bởi cảnh sát hoặc người da màu bị sỉ nhục và người da trắng thì phân biệt đối xử. Cô ấy cảm thấy bị xúc phạm.”- Anh ấy tiết lộ.

Jamie còn nói buổi đào tạo không đề cập đến nguyên nhân vụ việc mãi cho đến khi hai nhân viên da màu phải nhắc tới vấn đề đó.

Tina nghĩ rằng buổi đào tạo quá chú trọng đến sự định kiến đã tồn tại trong lịch sử nước Mỹ: “Chúng tôi chìm trong lịch sử người da màu và bỏ qua thứ mà tôi nghĩ là mục tiêu của buổi đào tạo.”

Starbucks đóng cửa 8000 cửa hàng trong ngày đào tạo

Cô nhân viên pha chế cũng chỉ ra rằng nhân viên phụ trách đào tạo là 3 người phụ nữ và một người đàn ông da trắng.

 “Common thì biết gì về những chuyện chúng tôi đã trải qua chứ? Anh ta có liên quan gì đâu.”

Hai nhân viên cũng không thích khi đề tài thảo luận chỉ xoay quanh người thiểu số và cảm nhận của họ về sắc tộc của bản thân.

Tina bày tỏ: “Tôi thấy rất nhiều người da màu bị nhắm tới (hôm qua), và tôi biết đó không phải mục tiêu của buổi họp. Mọi hoạt động đều chú trọng đến người da màu và cảm nhận của họ về chủng tộc của bản thân.”

 “Nếu buổi đào tạo nâng cao ý thức sắc tộc muốn trở nên hội nhập, tại sao họ không nói về những gì người da trắng phải đối mặt, vì rõ rang người da trắng cũng là một phần của vấn đề”- Jamie nói. “Là một người Puerto Rico, tôi cảm thấy như họ lợi dụng tôi để quảng bá thương hiệu.”

Tuy Tina không cho rằng công việc của cô ấy sẽ thay đổi ngay tức thì, Tina vẫn giữ suy nghĩ tích cực rằng sau này khóa đào tạo sẽ phát huy tác dụng.

 “Chúng tôi có thảo luận về việc làm thế nào để cải thiện cửa hàng, và tôi thấy như những quy định đã rõ ràng hơn rất nhiều. Tôi thường phải vội vàng gọi quản lý ca nếu như có rắc rối xảy ra với khách hàng vì tôi không muốn bị liên lụy. Nhưng giờ đây tôi nghĩ các trường hợp nhầm lẫn sẽ giảm bớt.”

Sau khóa đào tạo, Starbucks công khai những tài liệu đã sử dụng. Một sách hướng dẫn dày 68 trang bao gồm tất cả các chủ đề được thảo luận bao gồm lịch sử phân biệt đối xử nơi công cộng và “dũng cảm vì màu da”, một cụm từ được đưa ra bởi thành viên ban lãnh đạo Mellody Hobson, là gì.

Sách hướng dẫn dày 68 trang của Starbucks
"Mục tiêu của ngày" được đưa ra bởi Starbucks 

Trong mỗi video được chiếu đầu tiên, CEO Starbucks, ông Kevin Johnson đều giải thích tại sao “dũng cảm vì màu da” lại quan trọng chứ không phải là “phớt lờ màu da”.

Ông Johnson phát biểu: “Có một cụm từ là “phớt lờ màu da”, ý chỉ hành vi giả vờ như không quan tâm đến sắc tộc, điều đó hoàn toàn vô lý.”

 “Vì vậy, hôm nay, chúng ta bắt đầu một hành trình mới, chúng ta nói về sắc tộc một cách cởi mở- đó là những gì mà bạn tôi trong ban điều hành, bà Mellody Hobson gọi là “dũng cảm vì màu da”.”

 “Trở nên dũng cảm vì màu da” đã được liệt kê trong chương trình hoạt động của Starbucks, với những nội dung như “khác biệt là tích cực” và “cảm nghĩ khi là một phần của cộng đồng”.

 “Chúng tôi muốn nâng đỡ những người khác, chúng tôi tồn tại để truyền cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần con người - một người, một cốc, một khu phố tại một thời điểm”-  Starbucks nói trong một tuyên bố sứ mệnh mới.

Nhân viên đã xem một số video có các cuộc hội đàm từ chủ tịch Starbucks Howard Schultz và Johnson, cũng như rapper Common cùng với EVP Starbucks Rossann Williams.

Họ cũng được yêu cầu xem video của nhà làm phim Stanley Nelson về lịch sử tiếp cận không gian công cộng cho người Mỹ gốc Phi.

Nhân viên cũng lắng nghe một loạt các kịch bản trong trường hợp có khách hàng thực sự và được hỏi liệu họ có thể làm bất cứ điều gì khác trong tình huống này hay không.

Chủ đề của ngày
Ông Schultz, người sáng lập Starbucks
Rapper Common, người xuất hiện trong các video

Các tình huống bao gồm một người phụ nữ trong quần thể thao bẩn thỉu đứng gần giá cốc bán lẻ, một người phụ nữ với một chiếc cốc bẩn yêu cầu thêm đồ uống, nhầm lẫn về giới tính của khách hàng và đối phó với khách hàng có phương ngữ đặc biệt.

Trong buổi đào tạo, Williams đã đưa ra một ví dụ về cách mà công ty hiện nay muốn nhân viên xử lý các khách hàng gây rối.

Williams đặc biệt nói tới “Chính sách địa điểm thứ ba” của Starbucks, trong đó nêu rõ bất kỳ ai cũng có thể ở trong cửa hàng hoặc sử dụng nhà vệ sinh - ngay cả khi họ không mua bất cứ thứ gì.

EVP nói cô ấy đã thấy một nhân viên pha chế tiếp cận một khách hàng sử dụng ngôn từ gây khó chịu trong cửa hàng tuần trước.

 “Bạn mỗi ngày đều đến cửa hàng, và chúng tôi trân trọng điều đó, nhưng ngôn ngữ bạn sử dụng để giao tiếp thực sự đang khiến các khách hàng khác cảm thấy phiền lòng”. Williams thuật lại lời người pha chế.

 “Vậy nên mong bạn hãy thay đổi cách ứng xử, và tiếp tục ở lại với chúng tôi, bằng không tôi buộc lòng phải mời bạn đi và xin hãy quay lại vào lúc khác, khhi mà bạn cảm thấy bạn có thể trở thành một phần của nơi đây”.

 “Và thậm chí nếu bạn chỉ cần một chỗ ngồi thôi, tôi cũng sẽ mang ra một ly nước để đảm bảo rằng bạn có thời gian thư giãn tuyệt nhất trong ngày.”

Nhân viên được giao "sổ tay cá nhân"
Những câu hỏi trong sổ

Nhân viên cũng được cung cấp một 'sổ ghi chép cá nhân' trong quá trình đào tạo mà công ty muốn họ sử dụng để giúp giải quyết các thành kiến ​​tiềm ẩn.

Một trang trong quyển sách có nội dung như sau: “Các thành kiến không phải lúc nào cũng dễ nhận ra. Chúng khiến ta cảm thấy như bị phơi bày. Chúng ta còn có thể thấy như đang bị đánh giá vậy. Nhưng chúng xứng đáng được ghi lại”

 “Nêu cảm nghĩ là bước đầu tiên vô cùng quan trọng để điều hướng những khác biệt mà chúng ta thấy và cảm nhận xung quanh một số người nhất định.”

 “Khi chúng ta tập trung vào cảm xúc gây ra thành kiến, chúng ta xây dựng một cơ thể biết kiềm chế và vượt lên cảm xúc. Hãy thử ngay từ bây giờ.”

Quyển sổ chứa những câu hỏi cho nhân viên như lần đầu bạn để ý tới sắc tộc là khi nào? Sắc tộc ảnh hưởng đến tiêu chuẩn cái đẹp của bạn ra sao? Lần đầu bạn cảm thấy giọng địa phương của mình “ảnh hưởng tới cái nhìn của mọi người về trình độ nhận thức và kỹ năng của bạn”?

Các câu hỏi khác bao gồm: Lần đầu tiên bạn có một người bạn khác chủng tộc thường xuyên ghé thăm nhà của bạn, lần đầu tiên bạn đến làm việc với mái tóc tự nhiên của mình mà không gặp những bình luận hoặc câu hỏi từ người khác.

 

Kết luận của Starbucks

Sách hướng dẫn lưu ý rằng các trường hợp chưa xảy ra vẫn có thể có câu trả lời. Trong một nhóm câu hỏi thứ hai, các nhân viên được yêu cầu tưởng tượng các tình huống khác nhau mà lần đầu tiên họ gặp  một người mới là chủng tộc của họ hoặc thuộc một chủng tộc khác.

Sau đó, họ được yêu cầu xếp hạng các tình huống về mức độ dễ hay khó theo thang điểm năm. Các tình huống bao gồm nói về chủng tộc mà không làm “người khác cảm thấy bị đe dọa”, nói lên sự không hài lòng mà không bị hiểu nhầm là 'quá tức giận', hay nói về thời thơ ấu và không mong người khác cho rằng bạn 'lớn lên trong cảnh nghèo'.

Starbucks kết luận bằng cách nói rằng ngày đào tạo là một “khởi đầu” và nó “không hoàn hảo- bởi vì tất cả chúng ta đều là con người. Và tất cả chúng ta đều đang học tập.”

Ông Schultz giải thích về việc đóng cửa 8000 cửa hàng
Ông Schultz nói tất cả chỉ là "bước khởi đầu"

“Cuộc trò chuyện của chúng tôi bắt đầu ở đây, trong các cấu trúc và hệ thống tạo nên đất nước này. Chúng tôi sẽ tiếp tục khám phá cách những hệ thống tác động đến tất cả chúng ta và đưa ra hướng dẫn tương tác giữa các nhân viên.”

 “Chúng tôi bắt đầu ở Hoa Kỳ và chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng cuộc trò chuyện này với các đối tác của chúng tôi trên khắp thế giới.”

 “Lần hội họp tiếp theo có thể sẽ khác biệt. Và chúng tôi sẽ tiếp tục đi sâu hơn vào vấn đề. Chúng tôi đồng lòng quyết tâm.”

Ông Schultz cho biết hôm thứ ba rằng ngày tập huấn là “chỉ là khởi đầu”, và ông bác bỏ tất cả các cáo buộc nói rằng đây chỉ là chiêu trò PR.

“Những gì chúng tôi nói với hội đồng quản trị , với các cổ đông, chúng tôi sẽ cam kết thực hiện”- Ông chia sẻ với đài CBS Morning.

 “Chúng tôi sẽ kiên trì”

Theo tờ USA Today, công ty nói buổi chiều đào tạo đã làm hao hụt 12 triệu đô la trong tổng doanh thu.

Hai nam thanh niên bị bắt: Donte Robinson (phải) và Rashon Nelson (trái)

Buổi đào tạo diễn ra vài tuần sau sự kiện 2 người đàn ông da màu bị bắt ở cửa hàng ở Philadelphia khi một trong số họ muốn sử dụng nhà vệ sinh trước khi mua đồ.

Donte Robinson và bạn Rashon Nelson, 23 tuổi, đang chờ một đối tác kinh doanh tiềm năng để thảo luận về phát triển bất động sản. Sau đó, một người đã yêu cầu sử dụng nhà vệ sinh và bị chối từ.

Vài phút sau khi cặp đôi ngồi xuống ghế, người quản lý đã báo cảnh sát và Robinson cùng Nelson bị bắt ngay sau đó.

Một đoạn video quay lại cảnh tượng lúc đó đã lan truyền chóng mặt, dấy lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ đối với công ty.

Johnson đã bay tới Philadelphia để đích thân xin lỗi cả hai người đàn ông và người quản lý đã gọi cảnh sát cũng bị sa thải.

Nelson và Robinson đã đạt được thỏa thuận với Starbucks trong tháng này với một khoản tiền không được tiết lộ và một đề nghị về giáo dục miễn phí.

Họ cũng đã đạt được một thỏa thuận với thành phố Philadelphia với giá 1 đô la mang tính biểu tượng cho mỗi người và lời hứa từ các quan chức để thiết lập một chương trình trị giá 200.000 đô la cho các doanh nhân trẻ khởi nghiệp.

 “Đó là lỗi của chúng tôi”- Ông Schultz nói về vụ việc trên, ông còn dùng những từ như “đáng xấu hổ” và “đáng sợ” để kể lại.

Video ghi lại cảnh 2 thanh niên này bị bắt lan truyền với tốc độ chóng mặt, khiến CEO Starbucks phải đích thân xin lỗi 
Làn sóng phản đối mạnh mẽ của người da màu

Vị CEO cũng cho biết công ty đã sử dụng tình huống trên để làm tư liệu đào tạo nhân viên.

Ông Schultz giải thích rằng khóa đào tạo sẽ dạy mọi người về thành kiến vô thức đối với chủng tộc, bản sắc văn hóa, xu hướng tình dục, địa vị, và sẽ giúp nhân viên trở nên đồng cảm, có lòng trắc ẩn.

 “Chúng tôi muốn trở thành một môi trường thân thiện với mọi người bất chấp địa vị của họ trong cuộc sống”- Ông nói.

Starbucks cũng sẽ mở các cửa hàng ở khu vực đói nghèo, và thuê 10.000 nhân viên từ dự án “Cơ hội cho người trẻ tuổi”- một dự án hoạt động vì quyền lợi của người nghèo, nạn nhân bạo hành hoặc người bị sao nhãng chăm sóc.

Daily Mail/ Phương Anh

Phản ứng của nhân viên Starbucks trong buổi đào tạo về phân biệt c.h.ủ.n.g t.ộ.c

Phản ứng của nhân viên Starbucks trong buổi đào tạo về phân biệt c.h.ủ.n.g t.ộ.c

Starbucks đã cho đóng cửa 8.000 cửa hàng trên khắp Hoa Kỳ trong bốn giờ đồng hồ vào chiều thứ Ba để tiến hành đào tạo về thái độ phân biệt c.h.ủ.n.g t.ộ.c cho nhân viên.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất