Những hình ảnh đau lòng trước khi chết của chú tê giác trắng đực cuối cùng trên Trái Đất

Đây là những hình ảnh đau lòng khi nhà bảo vệ động vật hoang dã Zacharia Mutai nói lời tạm biệt với Sudan, con tê giác trắng cuối cùng trên Trái Đất.

22:30 21/03/2018

Chú tê giác Sudan, 45 tuổi, đã chết chỉ một thời gian ngắn sau khi những bức hình này được chụp tại một khu bảo tồn động vật hoang dã ở Kenya.

Nhà bảo vệ động vật hoang dã Zacharia Mutai nói lời tạm biệt với Sudan, con tê giác trắng cuối cùng trên Trái Đất.

Sudan đã bị chứng thoái hóa về cơ và xương liên quan đến tuổi tác khi những người chăm sóc nhận ra nó không thể đứng lên. Hôm  19/3, họ đã quyết định sẽ để cho nó được "chết êm ái".

Sudan từng là một chú tê giác nổi tiếng, thu hút hàng nghìn du khách tới tham quan. Những người chăm sóc Sudan mô tả rằng đó là một chú tê giác rất hiền lành. Khi tình trạng của Sudan trở nên tồi tệ hơn trong những tuần gần đây, nó liên tục thể hiện sự buồn thảm trước cái chết sắp cận kề.

Sudan đã bị chứng thoái hóa về cơ và xương liên quan đến tuổi tác.

Cái chết của Sudan cũng đã đánh dấu chấm hết cho loài này bởi đây là con tê giác trắng đực cuối cùng trên Trái Đất. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tập hợp các dữ liệu di truyền và hy vọng phát triển công nghệ IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) để tạo ra nhiều tê giác trắng hơn nữa. Hai con tê giác trắng còn lại hiện nay là con và cháu của Sudan đều là giống cái.

Một thông báo từ Bảo tàng Ol Pejeta cho biết tình trạng của Sudan đã trở nên tồi tệ đáng kể và nó không thể đứng nổi nữa. Các cơ và xương của nó bị thoái hóa, trong khi da có những vết thương nghiêm trọng, đặc biệt phần chân phải bị bị nhiễm trùng, lở loét.

Tê giác là một phần trong những nỗ lực cứu các phân loài khỏi bị tuyệt chủng sau nhiều thập kỷ bị hủy hoại bởi những kẻ săn bắt trộm.

"Con gái" Sudan tên là Najin và "cháu gái" tên là Fatu

Số lượng tê giác trắng ở Uganda, Cộng hòa Trung Phi, Sudan và Chad đã bị xóa sổ trong cuộc khủng hoảng săn bắt trộm vào những năm 1970 và 1980 do nhu cầu về sừng tê giác trong y học cổ truyền Trung Quốc và làm cán dao ở Yemen.

Một nhóm tê giác hoang dã cuối cùng khoảng 20-30 con ở Cộng hòa Dân chủ Congo đã bị giết chết trong cuộc chiến cuối những năm 90 và đầu những năm 2000. Đến năm 2008, những con tê giác trắng phía bắc đã bị tuyệt chủng trong tự nhiên.

Chú tê giác Sudan được đặt tên theo quốc gia mà nó được sinh ra. Nó bị bắt vào năm 1973, khi mới được 3 năm tuổi, sau đó được đưa về vườn thú Dvůr Králové, Cộng hòa Séc.

 Sudan được đặt tên theo quốc gia mà nó được sinh ra.

Năm 2009, Sudan được đưa tới Kenya cùng 1 con đực khác và 2 con cái - "con gái" Sudan tên là Najin và "cháu gái" tên là Fatu - trong một nỗ lực đầy tham vọng để cứu loài này.

Mặc dù trên thực tế, chúng đã được cho giao phối với nhau nhưng không có trường hợp nào thụ thai thành công. Cái chết của Sudan là một bước ngoặt đáng buồn cho loài này. Thực tế, Sudan đã bị vô sinh về mặt kỹ thuật trong suốt nhiều năm, đồng nghĩa với việc từ lâu công nghệ IVF đã là hy vọng cuối cùng cho loài tê giác trắng phía bắc.

Những người chăm sóc Sudan mô tả rằng đó là một chú tê giác rất hiền lành. 

Các nhà khoa học hy vọng sẽ phát triển các kỹ thuật sử dụng trứng đông lạnh và tinh trùng để tiếp tục duy trì loài này.

Lê Huyền

Nguồn: Daily Mail
Tags:
Tê giác trắng phía Bắc có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Tê giác trắng phía Bắc có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Tê giác trắng phía Bắc đang tiến gần tới tuyệt chủng trong tuần này sau khi các nhà bảo tồn tuyên bố rằng sức khoẻ của một con đực duy nhất còn lại đang xấu đi.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất