Những lần Trump ngầm nhận thua

Trợ lý của Trump nói rằng đừng bao giờ mong đợi Tổng thống thực sự thừa nhận thất bại bầu cử, nhưng ông có cách khác để thể hiện điều đó.

00:30 29/11/2020

Tổng thống Donald Trump dường như đang thừa nhận thất bại một cách kín đáo và điều đó có thể thấy rõ nhất vào hôm 27/11, khi ông nói với phóng viên rằng sẽ rời Nhà Trắng nếu đại cử tri đoàn bỏ phiếu công nhận chiến thắng của Joe Biden vào hôm 14/12.

"Tôi chắc chắc sẽ làm như vậy và bạn biết điều đó mà", Trump nói sau khi nhóm phóng viên liên tục ép hỏi ông về việc từ chối nhượng bộ.

Đây không phải lần đầu tiên ông chủ ngầm thừa nhận hy vọng tái đắc cử năm nay đã khép lại. Dù vẫn luôn công khai chỉ trích gian lận bầu cử, tuyên bố theo đuổi cuộc chiến đến cùng và "không nhận thua trước cái gì cả", Trump thực chất đã bắt đầu đề cập đến thất bại của mình trong khoảng một tuần đầu sau ngày bầu cử 3/11.

Hôm 13/11, khi truyền thông dự đoán kết quả ở các bang cuối cùng và xác định Biden giành được 306 phiếu đại cử tri, Trump tổ chức một cuộc họp báo về cách điều trị Covid-19 tại . Trong bài phát biểu này, Trump nhắc đến "chính quyền tiếp theo", trước khi vội vã sửa lại lời nói của mình.

"Chính quyền này sẽ không đóng cửa. Hy vọng rằng, dù bất kỳ chuyện gì xảy ra trong tương lai, ai biết được sẽ là chính quyền nào? Tôi nghĩ thời gian sẽ trả lời", Tổng thống Mỹ nói.

Đó là lần đầu tiên trước công chúng, Tổng thống Mỹ dường như thừa nhận thực tế về cuộc bầu cử năm nay. Nhưng phía trong Nhà Trắng, nhiều người thân cận và phóng viên cho biết điều này còn được thể hiện rõ ràng hơn. Josh Dawsey của Washington Post nói rằng Trump cảm thấy do dự giữa việc nhận ra mình đã thua và hy vọng có thể đảo ngược kết quả. Ông thậm chí nói về ý tưởng tái tranh cử năm 2024 nhiều hơn cuộc chiến pháp lý 2020.

Tổng thống Donald Trump trong cuộc họp báo về giá thuốc ở  hôm 20/11. Ảnh: AFP.
Tổng thống Donald Trump trong cuộc họp báo về giá thuốc ở hôm 20/11. Ảnh: AFP.

Trump sau đó cũng nhiều lần đề cập tới "chính quyền Biden" trong các phát biểu của ông. Gần đây nhất là trong cuộc họp báo vào Lễ Tạ ơn, sau khi Trump trò chuyện qua video với lính Mỹ đồn trú ở nước ngoài.

Khi một phóng viên hỏi ông về kế hoạch cho Lễ Tạ ơn cuối cùng ở Nhà Trắng, Trump, thay vì trả lời trực tiếp câu hỏi, đã chuyển sang tranh luận về gian lận bầu cử ở nhiều bang. Sau đó, ông nói về nội các đang được Biden xây dựng.

"Bạn không thể để ai đó đảm nhận chức vụ trong khi họ muốn loại bỏ ' trước tiên'. Ý tôi là họ đang muốn từ bỏ ' trước tiên'. Họ không muốn điều đó. Bạn biết tại sao không? Bởi vì Trung Quốc không thích chính sách đó. Trung Quốc bày tỏ mong muốn của họ rằng 'hãy loại bỏ trước tiên'. Và chính quyền Biden nói rằng 'nhất trí thôi'", Trump nói.

Đây là lời chỉ trích của Trump đối với cách Biden điều hành đất nước, đồng thời bản thân nó cũng là sự thừa nhận rằng chưa đầy hai tháng nữa, Biden sẽ là tổng thống Mỹ và nhiều khả năng sẽ đảo ngược nhiều sáng kiến trước đó của Trump.

Một trong số cách thừa nhận quan trọng nhất của Trump đó là chấp nhập chuyển giao quyền lực cho Biden. Tổng thống đắc cử sẽ gặp rất nhiều vấn đề nan giải nếu Trump từ chối để Cơ quan Dịch vụ Công (GSA) xác nhận chiến thắng và cho phép đội ngũ chuyển giao của Biden tiếp cận nguồn lực, dịch vụ của chính phủ. Các quan chức an ninh quốc gia từng lo ngại việc trì hoãn chuyển giao có thể khiến Biden không thể bảo vệ người Mỹ an toàn.

Giám đốc GSA Emily Murphy đã bị mắc kẹt giữa việc không muốn "vượt mặt" Trump và áp lực ngày càng gia tăng từ các thành viên Dân chủ, Cộng hòa tại Hạ viện, nhằm yêu cầu cơ quan này cho phép Biden bắt đầu quá trình chuyển giao để bảo vệ an ninh Mỹ.

Đến đêm 23/11, Murphy đồng ý ký thư xác nhận chiến thắng của Biden và cho phép quá trình chuyển giao bắt đầu. Trong thư gửi Biden, bà Murphy nói rằng hành động theo ý mình, nhưng trong bài đăng Twitter ngay đêm hôm đó, Trump nói ông là người yêu cầu GSA làm vậy. Giới quan sát nhận định điều này có thể cho thấy Trump hiểu ông không còn lựa chọn nào khác.

"Vì lợi ích tốt nhất của quốc gia chúng ta, tôi đã khuyên Emily và nhóm của bà ấy làm những điều cần thiết theo quy trình sơ bộ và yêu cầu nhóm của tôi làm điều tương tự", Trump viết trên Twitter.

Một quan chức trong chiến dịch của Trump nói rằng dòng tweet có thể là điều rõ ràng nhất cho thấy Tổng thống Trump đã nhượng bộ. Tuy nhiên, Trump vẫn công khai bác bỏ điều này, đồng thời khẳng định các vụ kiện vẫn tiếp tục và bày tỏ tin tưởng nhóm của ông sẽ thắng.

"Bạn sẽ tìm thấy hàng trăm nghìn phiếu bầu gian lận ở mỗi bang", Trump nói trong Lễ Tạ ơn.

Tuy nhiên, cuộc chiến pháp lý nhằm đảo ngược kết quả bầu cử của Trump ngày càng "đuối lý" và thất bại ở nhiều bang. Nhiều đồng minh của Trump cũng đang dần rời bỏ ông trong cuộc chiến này.

Maeve Reston, nhà phân tích của CNN, nhận định Trump cũng từng ngầm thừa nhận từ bỏ vai trò lãnh đạo trong cuộc chiến chống Covid-19, khi nói với phóng viên rằng "không để Joe Biden cướp công" về việc phát triển vaccine xin, bởi "vaccine là do tôi và chính tôi đã thúc đẩy mọi người làm việc chăm chỉ hơn họ đã từng".

Trong khi đó, Andrew Solender, biên tập viên của Forbes, cũng chỉ ra trong cuộc họp báo về quy định định giá thuốc kê theo đơn hôm 20/11, Trump cũng từng ám chỉ về thực tế Biden sẽ trở thành lãnh đạo tiếp theo của . "Tôi hy vọng họ giữ chính sách đó. Tôi hy vọng họ có can đảm để giữ nó", Trump nói.

" ngày càng hết lựa chọn và mỗi tuần trôi qua, ông ấy bắt đầu nói nhiều hơn như thể biết mình đã thất bại", Amber Phillips, nhà phân tích của Washington Post, nhận định.

Thanh Tâm (Theo Washington Post, CNN, Forbes)

Tags:
Trung Quốc 'ném đá dò đường' chính quyền Biden

Trung Quốc "ném đá dò đường" chính quyền Biden

Bắc Kinh được cho là sẽ có cách tiếp cận thận trọng với chính quyền mới của Mỹ, nhằm hạn chế những cú sốc có thể gây rạn nứt thêm quan hệ song phương.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất