Những sai lầm khi dùng kháng sinh của người Việt

Thuốc kháng sinh được ví như “của để dành” của người Việt. Hễ hắt hơi, sổ mũi là uống. Tuy nhiên thực tế ở Việt Nam, nhiều người bệnh ngay cả bác sỹ cũng đang lạm dụng kháng sinh mà không lường trước hết được hậu quả.

20:30 02/01/2018

Kháng sinh là một nhóm thuốc có vai trò cực kỳ quan trọng trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn. Kháng sinh giúp ngăn cản sự sinh sôi hoặc tiêu diệt các vi khuẩn nhạy cảm, do đó, giúp giảm thiểu các biến chứng nghiêm trọng của những bệnh do viêm nhiễm vi khuẩn, giảm đáng kể chi phí điều trị và tỷ lệ tử vong.

Những sai lầm khi dùng kháng sinh của
Những sai lầm khi dùng kháng sinh của

Tuy nhiên ở Việt Nam có một thực trạng lạm dụng kháng sinh gây ra tình trạng kháng kháng sinh. 90% số thuốc kháng sinh được bán mà không cần kê đơn, dẫn tới tình trạng kháng thuốc kháng sinh, nguy cơ không còn thuốc chữa bệnh.

Những vi khuẩn sống sót sau khi điều trị bằng kháng sinh đều có thể trải qua biến dị để thay đổi cấu trúc hoặc có cách bảo vệ chúng khỏi tác động của thuốc và có thể tiết ra những hóa chất gây bất hoạt kháng sinh. Sau đó chúng nhân lên rất nhanh và dễ dàng truyền tính đề kháng kháng sinh sang vi khuẩn khác để giúp nhau cùng tồn tại.

Điều đáng nói là nhiều người dùng thuốc kháng sinh như thần dược và thậm chí hàng tuần lễ. Mặc dù dùng như vậy nhưng không hề có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tự ý dùng thuốc kháng sinh

Nhiều người Việt cứ thấy khó chịu trong người là tự đoán bệnh, kê đơn mua kháng sinh. Việc uống nhiều kháng sinh sẽ gây tổn thương gan, thận. Bên cạnh việc diệt vi khuẩn gây bệnh, mặt trái của kháng sinh còn khử cả khuẩn có lợi, gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, thậm chí gây tử vong.

Dùng kháng sinh liều cao, nhiều loại cho nhanh khỏi

Kháng sinh là con dao 2 lưỡi, nó gây tác dụng phụ như dị ứng, nhẹ thì ngứa ngáy khó chịu, nổi ban, nặng có thể dẫn đến tử vong, sốc phản vệ.

Nhiều chuyên gia còn lo ngại vi khuẩn kháng thuốc này có thể lây sang cho người khác.

Thấy đỡ bệnh là thôi không dùng

Chưa dùng hết liều kháng sinh nhưng người bệnh đã cảm thấy khỏe hơn, triệu chứng bệnh không còn hoặc giảm hẳn. Nghĩ đã khỏi nhiều người liền bỏ thuốc. Tuy nhiên khi đó vi khuẩn có thể mới chỉ bị tiêu diệt một phần, bị yếu đi chứ chưa bị loại trừ hoàn toàn. Vì thế, nếu bỏ thuốc, rất có thể chúng sẽ phục hồi lại và tiếp tục gây bệnh.

Một nguyên tắc quan trọng khi sử dụng kháng sinh là phải đúng liều, cao hoặc thấp quá đều không được. Có loại chỉ dùng một liều duy nhất, có loại uống 3 ngày, 5 ngày, 10 ngày, một tháng mới được gọi là đủ liều. Chính vì thế việc uống kháng sinh bao nhiêu ngày mới đủ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

Đã dùng kháng sinh thì phải loại xịn

Nhiều người Việt thích dùng thuốc ngoại hơn thuốc nội. Khi ốm là phải kháng sinh loại xịn với suy nghĩ dùng đồ đắt tiền sẽ nhanh khỏi.

Tuy nhiên, có không ít trường hợp, bác sỹ đành bó tay nhìn bệnh nhân qua đời vì tất cả các loại kháng sinh mới nhất, mạnh nhất, đắt nhất đều đã bị vô hiệu hóa.

Không đỡ thì đổi thuốc

Sau thời gian dùng kháng sinh nhưng không cải thiện, nhiều người quyết định tự ý kéo dài thêm liệu trình, hoặc rút ngắn khi tình trạng không thuyên giảm.

Không ít phụ huynh còn tự chữa bệnh cho con mình bằng toa thuốc của bé khác, dẫn đến nhờn thuốc, bệnh trở nặng hơn.

Kháng sinh cũng giống như nhiều loại thuốc cần có thời gian nhất định để phát huy tác dụng, chứ không thể vừa uống, bệnh đã khỏi.

Nếu thuốc không có tác dụng thì cần xem xét việc đã tuân thủ đúng liều chưa, chẩn đoán, kê đơn đã đúng bệnh chưa, khả năng đáp ứng thuốc của cơ thể…

Phương Nam

Tags:
Định gắn dây điện giật chết vợ, một ông ở Florida bị bắt

Định gắn dây điện giật chết vợ, một ông ở Florida bị bắt

Một ông ở Florida bị tố cáo gắn dây điện vào cửa nhà để cho điện giật cô vợ ly thân đang có thai.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất