Nỗ lực đưa thuốc của người Việt sang Mỹ

08:40 21/08/2016

Việc viên nang Crila Forte sản xuất từ cây trinh nữ hoàng cung đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ được đánh giá là một thành công tiêu biểu của Chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ phục vụ sản xuất các sản phẩm chủ lực (KC.06/11-15).


Đây là kết quả quyết tâm sắt đá của TS Nguyễn Thị Ngọc Trâm – người không bao giờ làm chuyện gì nửa vời.

TS-DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm. Ảnh: Châu Long

TS Trâm chia sẻ: “Đưa được sản phẩm sang thị trường Mỹ là một hành trình gian nan, khó khăn vô cùng; không phải mình cứ giới thiệu sản phẩm tốt là họ đồng ý ngay. Tôi phải đưa ra tất cả các tài liệu khoa học của quá trình nghiên cứu từng ấy năm, đưa các thông số kỹ thuật cho họ để kiểm tra trên nhiều bệnh nhân. Họ cũng kiểm tra các chỉ tiêu trong phòng kiểm nghiệm, phải đạt tiêu chuẩn mới chấp nhận đưa sản phẩm vào thị trường Mỹ”.

Suốt quá trình đó, TS Trâm luôn sát sao với từng chi tiết, bám sát từng khâu để đáp ứng mọi yêu cầu của thị trường Mỹ. Có những lúc sức khỏe không cho phép đi lại đường dài, bà phải nhờ cậy con rể sang Mỹ làm việc. “Tuy ngồi ở nhưng lúc nào tôi cũng đau đáu không biết công việc ở bên kia thế nào, phía Mỹ họ có chấp nhận sản phẩm của mình hay không”.

Khi đối tác Mỹ sang thăm vùng trồng cây nguyên liệu, đích thân bà dành nhiều thời gian và công sức chăm chút tỉ mỉ cho những vườn trinh nữ hoàng cung.

Cuối cùng, sản phẩm từ loài thảo dược này cũng đã vượt qua cửa ải của thị trường vào loại khó tính nhất thế giới, khi chứng tỏ hiệu quả trên chính bệnh nhân người Mỹ.

Một trong số đó là ông Ralph Neate Ralp, 60 tuổi, sống ở Califonia, bị phì đại tuyến tiền liệt, từng dùng nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng nhưng không hiệu quả. Sau 3 tháng dùng crila, người đàn ông này có thể ngủ suốt đêm, không phải thức dậy đi vệ sinh như trước đây, chỉ số PSA (kháng nguyên đặc hiệu với tuyến tiền liệt trong máu) cũng giảm xuống.

Điều khiến TS Trâm cảm thấy đáng tiếc là tuy xuất khẩu được sang Mỹ nhưng ở thị trường này, viên nang crila fort chỉ được coi là sản phẩm chức năng chứ không phải thuốc. Bởi để được công nhận là thuốc, sản phẩm phải được thử nghiệm lâm sàng ở Mỹ và điều kiện kinh phí chưa cho phép thực hiện.

Tags:
Nghiên cứu: Cấp bằng lái cho di dân lậu làm giảm ‘hit-and-run’ tại California

Nghiên cứu: Cấp bằng lái cho di dân lậu làm giảm ‘hit-and-run’ tại California

Kết quả một nghiên cứu mới phổ biến hôm Thứ Hai cho thấy luật California cho phép cấp bằng lái xe cho hàng trăm ngàn di dân lậu ở California có thể làm giảm các tai nạn “hit-and-run,” tức là đụng xe rồi lái đi luôn.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất