Nữ đạo diễn gốc Việt gây tiếng vang ở Pháp với vở kịch 'Sài Gòn'

Caroline Guiela Nguyen, mang trong mình dòng máu Việt và Pháp, mượn sân khấu để kể những câu chuyện đời giản dị mà có sức mạnh lay động lòng người.

01:00 12/09/2018

Đạo diễn vở kịch Sài Gòn Caroline Guiela Nguyen. Ảnh: Viện Pháp tại TP HCM.

Đạo diễn vở kịch "Sài Gòn" Caroline Guiela Nguyen. Ảnh: Viện Pháp tại TP HCM.

Sinh năm 1981 trong một gia đình có mẹ là người xa xứ và cha là người Pháp hồi hương từ Alegria, Caroline Guiela Nguyen sở hữu khuôn mặt của một nữ minh tinh với đôi mắt hút hồn và mái tóc dài đen tuyền. Là con lai, cô không được biết về quá khứ của gia đình và bị từ chối nói về cội rễ của mình vì cha mẹ hy vọng nhờ vậy cô sẽ hội nhập tốt hơn vào xã hội Pháp. Chỉ còn ẩm thực, những món ăn là mối liên hệ duy nhất mà họ chia sẻ với nhau và truyền lại cho các thế hệ sau. "Dấu ấn mà cha mẹ để lại trong tôi là tình yêu ẩm thực. Tôi có thể không nói được tiếng Việt nhưng tôi nấu các món ăn Việt Nam rất khá", nữ đạo diễn mở đầu cuộc phỏng vấn với VnExpress.

Ở tuổi 37, Caroline Guiela Nguyen, hiện là thành viên thường trực của Nhà hát quốc gia Odéon, có hơn 10 năm kinh nghiệm làm nghề. Tác phẩm mới nhất của cô, vở "Sài Gòn", sau khi gây tiếng vang lớn tại Liên hoan sân khấu Avignon 2017, đã được trình diễn tại 14 thành phố trên thế giới, sẽ ra mắt công chúng vào ngày 21 và 22/9 tại TP HCM. "Tên của vở kịch đã nói lên tất cả", Caroline Guiela Nguyen cho biết cô đặc biệt xúc động khi mang vở "Sài Gòn" về quê mẹ.

'Nhân dạng Việt Nam'

Đạo diễn Caroline Guiela Nguyen trong buổi phỏng vấn qua mạng thực hiện tại Tổng lãnh sự quán Pháp ở TP HCM ngày 7/9. Ảnh: Hạnh Phạm.

Đạo diễn Caroline Guiela Nguyen trong buổi phỏng vấn qua mạng thực hiện tại Tổng lãnh sự quán Pháp ở TP HCM ngày 7/9. Ảnh: Hạnh Phạm.

Lấy bối cảnh là một nhà hàng với căn bếp nằm ở bên trái, phòng hát karaoke nằm ở bên phải, sân khấu của vở "Sài Gòn" đưa khán giả vượt thời gian về Paris năm 1996 và Sài Gòn năm 1956. "Đây là hai mốc thời gian rất quan trọng", đạo diễn nói.

Năm 1956 là thời hạn chót người Pháp buộc phải rút khỏi sau thất bại ở trận Điện Biên Phủ. Đi cùng những lính Pháp cuối cùng là nhiều người rời quê hương. Họ ra đi mà không biết rằng phải đợi 40 năm trôi qua mới có thể trở về. Năm 1996 là thời điểm Mỹ và bình thường hóa quan hệ. "Lúc đó, trong gia đình tôi, câu hỏi đặt ra là chúng tôi có nên trở về hay không", nữ đạo diễn nhớ lại.

Và Caroline Guiela Nguyen, khi đó 15 tuổi, đã cùng mẹ và bà ngoại đã trở về Sài Gòn. Lần đầu tiên đến , cô cảm thấy mọi thứ "hoàn toàn xa lạ". Cảm giác này choáng ngợp đến mức cô ở trong nhà suốt hai tuần và không dám bước ra ngoài.

Cô cảm thấy một phần nào đó mình là người nhưng cảm giác này chỉ rõ ràng khi cô ở Pháp. Còn khi về đến , cô không cảm thấy mình giống người vì "tôi cao lớn hơn và tôi không nói được tiếng Việt". Nữ đạo diễn giải thích cha mẹ cô không muốn dạy tiếng Việt cho các con - thế hệ con lai sinh ra và lớn lên ở Pháp- "bởi vì họ muốn chúng tôi hội nhập với xã hội bên này".

"Tôi gặp những người họ hàng có khuôn mặt giống mẹ tôi, dì tôi nhưng cuộc sống và điều kiện kinh tế của họ rất khác biệt, chính điều đó làm cho tôi thấy đáng nhẽ phải là nơi rất thân thuộc lại trở nên xa lạ. Và tôi cảm thấy không thoải mái trong một thời gian dài khi sống trong sự nhập nhằng đó", cô tâm sự.

Vở "Sài Gòn" kể câu chuyện về niềm khắc khoải không nguôi của những người sống xa xứ như cha mẹ của Caroline Guiela Nguyen. Cô cho biết cha cô không bao giờ nhắc lại giai đoạn ông sống ở Algeria. Những người như cha cô, được gọi là "pied noir" (bàn chân đen), là những thực dân Pháp da trắng sống tại Algerie trước khi đất nước này giành được độc lập.

Nhiều người Pháp trong nước đổ lỗi cho đồng bào sống trên lục địa đen về sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân Pháp và không chào đón họ quay trở về. Trong khi đó, những người này cũng không thể sống ở Algerie bởi sự thù địch của dân bản xứ. Những người như cha của Caroline Guiela Nguyen bị giằng xé giữa quê hương và mảnh đất nơi họ sinh sống. 

Tuy nhiên, nữ đạo diễn nhấn mạnh vở "Sài Gòn" không phải là tự truyện của gia đình cô. "Đây không chỉ là câu chuyện một nhóm người tha hương, về cộng đồng sống ở Pháp, mà là về một phần lịch sử quan trọng của nước Pháp. Câu chuyện này thuộc về tất cả mọi người".

"Sài Gòn" kể câu chuyện về cuộc đời của những người Pháp và Việt Nam bị đưa đẩy theo dòng lịch sử trải dài suốt 40 năm. Đó là câu chuyện giữa Mai và Hào. Họ yêu nhau nhưng buộc phải chia ly. Năm 1956, Hào phải rời Việt Nam để sang Pháp, bỏ lại phía sau tình yêu lớn nhất của cuộc đời mình. Bốn mươi năm sau, lúc đã có tuổi, Hào cùng con gái của mình quay trở lại Sài Gòn. Ông tưởng như bắt gặp lại hình bóng của người xưa ở đâu đó.

Đó là câu chuyện giữa Linh và Édouard. Họ quen nhau trong giai đoạn chiến tranh Đông Dương. Anh lính người Pháp đã đưa Linh sang Pháp. Cô gái trẻ ngây thơ tưởng rằng một cuộc sống hạnh phúc đang chờ đợi họ ở đó.

Đó là câu chuyện giữa Linh về già và cậu con trai tên là Antoine. Antoine không hiểu ngôn ngữ cũng như vẻ bề ngoài lạnh lùng của mẹ. Anh không thể nào hiểu được quá khứ của bà.

Đó là câu chuyện về Marie-Antoinette, chủ một nhà hàng tốt bụng, người phụ nữ được cha mẹ đặt tên theo tên của "Bà hoàng Pháp". Marie-Antoinette nhận được tin con trai mình không còn nữa sau khi nhập ngũ năm 1939. Đằng sau vẻ bề ngoài luôn niềm nở với thực khách, bà lặng lẽ khóc vào mỗi tối trong góc bếp. Hàng năm, bà mặc bộ đầm đẹp nhất vào ngày sinh nhật của con trai.

Vở kịch dài gần 4 tiếng không chỉ đưa khán giả du hành từ thời kỳ này đến thời kỳ khác mà còn từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Những tưởng việc các diễn viên đan xen thoại bằng tiếng Pháp và tiếng Việt, sẽ gây khó khăn cho người xem nhưng vở kịch đã được đón nhận nồng nhiệt ở nhiều nước như Thụy Điển, Trung Quốc và Italy, nơi khán giả hoàn toàn không hiểu cả tiếng Pháp lẫn tiếng Việt.

Theo nữ đạo diễn, khán giả quốc tế không có mối liên hệ với vẫn cảm thấy kết nối với những chuyện đời trong vở kịch. "Sài Gòn cộng hưởng với trí tưởng tượng của khán giả", cô nói.

'Con đường đẫm nước mắt ở Sài Gòn'

Bằng phong cách dàn dựng tinh tế và lối kể chuyển khơi gợi trí tưởng tượng, Caroline Guiela Nguyen nhẹ nhàng đưa lên sân khấu nỗi đau thầm kín của những con người bình thường. Khi xây dựng vở kịch, cô và ê-kíp sản xuất không có chủ đích tạo ra một vở bi kịch. "Cụm từ này là do khán giả và báo chí nhận xét", cô nói. "Với tôi, có lẽ nếu gọi đây là 'vở kịch tình cảm' thì phù hợp hơn vì cảm xúc lan tỏa từ từ nhờ vào sự ứng diễn của diễn viên".

Nữ đạo diễn kể trong thời gian ở tìm chất liệu cho vở "Sài Gòn", cô cảm thấy mọi thứ ở Sài Gòn "đều dẫn dắt tới con đường đẫm nước mắt" như những bản tình ca da diết hay những câu chuyện buồn cô được lắng nghe. Do vậy, khi dựng vở kịch, cô muốn tái hiện những thứ đã cảm nhận được ở Sài Gòn. "Đây là cách kể chuyện ở Việt Nam với thật nhiều nước mắt", theo lời tự sự của nhân vật trong vở kịch.

Kể từ lần đầu tiên về năm 1996, nữ đạo diễn trở về quê mẹ mỗi năm một lần. Để dựng vở "Sài Gòn", trong suốt hai năm, Caroline Guilea Nguyen đã đi lại nhiều lần giữa Việt Nam và Pháp, giữa Paris và TP HCM. Và khi quay trở lại Paris, cô đã viết vào sổ tay một dòng ngắn gọn "Không được quên Sài Gòn" để nhắc bản thân "không được quên những gì đã cảm nhận ở nơi đó".

Cô cho biết khi có mặt ở Sài Gòn, cô có thể hiểu về thành phố, nắm bắt bầu không khí ở đây và cân đong đo đếm đến từng chi tiết mà cô quan sát được thông qua "việc lắng nghe âm nhạc, gặp gỡ mọi người, ăn các món ăn trong thứ không khí nóng ẩm". Cùng các cộng sự âm thanh, ánh sáng, thiết kế sân khấu và phục trang, cô "đã ngắm tất cả bằng một con mắt nghệ thuật, không phải trần thuật để từ đó sáng tạo vở diễn trong sự tưởng tượng".

Cô nhớ hình ảnh người tài xế taxi sụt sùi khi nghe bài hát buồn về tình yêu, những quán karaoke nơi người ta thì thầm hát và khóc rất nhiều. "Và chúng tôi bị nhiễm cái tinh thần đó", nữ đạo diễn nói. Vở kịch khiến người ta nhỏ nước mắt về một phần lịch sử Pháp mà không nhiều người biết đến và những câu chuyện gắn với một giai đoạn di dân ít được kể lại.

Hai năm chuẩn bị cho vở kịch còn giúp Caroline Guilea Nguyen hiểu một cách sâu sắc về . Ấn tượng của cô về đất nước gọi lên bằng từ "lãng quên". "Bà ngoại tôi có 9 người con và mẹ tôi là con cả nhưng bà luôn gọi mẹ tôi là 'Hai', nghĩa là đứa con thứ hai. Tôi đã không hiểu nổi vì rõ ràng mẹ tôi là người con thứ nhất. Và sau khi ở Việt Nam một thời gian dài, tôi mới biết mọi người gọi như thế vì họ quan niệm luôn có một đứa con bị lãng quên ở đâu đó. Như vậy, ngay trong ngôn ngữ sự quên lãng đã ngự trị rồi", cô giải thích.

Trên sân khấu của "Sài Gòn", những diễn viên người Việt, cùng các cộng sự chuyên nghiệp người Pháp và các diễn viên không chuyên Việt kiều, kể lại những mất mát, những đấu tranh nội tâm của những con người tha hương và những mảnh ký ức về chiến tranh Đông Dương.

"Câu chuyện thật giản dị, không từ ngữ đao to búa lớn, không bạo lực, không bi kịch, không đam mê thái quá. Mà chỉ là một câu chuyện buồn. Buồn một cách tuyệt vọng. Và tuyệt đẹp. Caroline Guilea Nguyen đã bắt được tinh thần ấy", như tờ Télérama nói về nữ đạo diễn mang trong mình dòng máu Việt.

Nguồn: VnExpress.net

Tags:
Nữ sinh gốc Việt trúng tuyển “ngủ thuê” ở Mỹ

Nữ sinh gốc Việt trúng tuyển “ngủ thuê” ở Mỹ

Sau nhiều tuần tìm kiếm, Công ty sản xuất nệm Mattress Firm (Mỹ) thông báo cô Juliane Nguyen là người trúng tuyển cho “công việc trong mơ”.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất