“Nước Mỹ trên hết” sẽ trở thành “nước Mỹ cuối cùng”?

Những tuần đầu tiên trên cương vị Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump được đánh dấu bởi lệnh cấm công dân của 7 nước Hồi giáo nhập cảnh vào nước Mỹ. Trớ trêu thay, hiện tại, khi chỉ còn 4 tháng nữa là đến cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo thì chính người Mỹ đang trở thành đối tượng bị cấm nhập cảnh vào hầu hết các nước vì đại dịch Covid-19 bùng phát dữ dội.

23:30 01/08/2020

Đôi với những người phản đối thế giới quan “Nước Mỹ là trên hết” (America First) của , tình hình thực tế hiện nay rõ ràng là sự mỉa mai cay đắng đối với Nhà lãnh đạo của nước Mỹ. Họ cho rằng lệnh cấm đi lại mới mà theo đó nhiều nước cấm các công dân Mỹ nhập cảnh vào nước họ vì virus corona là một trong nhiều dấu hiệu cho thấy vị thế đang mất đi của siêu cường số 1 thế giới. Những dấu hiệu khác gồm việc Mỹ đang mất khả năng tập hợp đồng minh đi theo các chiến dịch của họ, quyết định từ bỏ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và cả việc Mỹ thất bại trong chiến dịch “gây áp lực tối đa” với các nước như Triều Tiên, Iran và Venezuela để đạt được các mục đích của họ.

“Hiện giờ, bạn có thể thấy Trung Quốc nằm trong dách sách các nước có thể nhập cảnh vào EU chứ không phải Mỹ”, bà Ellie Geranmayeh – một thành viên chính sách cấp cao trong Hội đồng Đối ngoại Châu Âu cho biết. Theo bà này, “thực tế trên có rất nhiều ý nghĩa. Chúng ta đang chứng kiến những hậu quả ở thế giới thực từ chính sách đối ngoại của Mỹ trong ba năm qua – chúng ta đã thấy chính sách đó nhằm mục đích gì và đã gây ra những tổn thất gì.”

Tính biểu tượng của những thời khắc nói trên là rất rõ ràng, không thể lờ đi được. Giới chuyên gia bày tỏ lo ngại sẽ có tổn hại lâu dài đối với vị thế của nước Mỹ gây ra từ việc chính quyền của ông Trump thất bại trong việc kiểm soát đại dịch Covid-19. Với việc các doanh nghiệp Mỹ lao đao vì đại dịch, nền kinh tế lớn nhất thế giới có nguy cơ kéo chậm lại quá trình phục hồi toàn cầu thay vì là động lực thúc đẩy nền kinh tế thế giới như Mỹ vẫn làm được trong các cuộc khủng hoảng trong quá khứ. Nền kinh tế của Mỹ hiện được dự đoán sẽ giảm gần 6% trong năm nay, trong khi Trung Quốc được cho là sẽ giảm gần 2%. Sự sụt giảm này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nguồn lực chính trong ảnh hưởng của Mỹ cũng như ảnh hưởng nhiều đến ý tưởng trọng tâm trong phương pháp tiếp cận chính sách đối ngoại của ông Trump là dùng sức mạnh kinh tế như một cây gậy.

“Nếu bạn đang phát triển, bạn có nhiều nguồn lực hơn để phân phát. Chính những miếng khoai tây mà bạn có thể phân phát sẽ là thứ giúp làm gia tăng sức mạnh địa chính trị của bạn. Nếu bạn đang bị thu hẹp lại, bạn sẽ không có được sức mạnh đó”, chuyên gia kinh tế trưởng của Bloomberg - Tom Orlik phân tích.

Trong khi Tổng thống nói đến những con số tăng kỷ lục trên thị trường chứng khoán Nasdaq thì những con số mới nhất được chính phủ Mỹ công bố cho thấy tỉ lệ thất nghiệp trong tháng Sáu là 11,1%. Con số này trước đại dịch là 3,5%. Khoảng 19,3 triệu người Mỹ vẫn đang sống nhờ vào trợ cấp thất nghiệp của chính phủ và không rõ liệu Quốc hộiTổng thống Trump có nhất trí được với nhau về một gói kích thích kinh tế tiếp theo hay không.

Cùng với đó, việc Tổng thống Trump liên tục đe dọa áp đặt thuế quan đối với Liên minh Châu Âu (EU), đe dọa trừng phạt Đức về dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 và việc các đồng minh của Mỹ đang áp dụng các biện pháp đề phòng để bảo vệ chính họ trước nền kinh tế Mỹ thay vì tìm cách tận dụng nó cũng là những yếu tố làm suy giảm ảnh hưởng của siêu cường số 1 thế giới.

Sau hơn ba năm, chính sách dọa dẫm về kinh tế của Mỹ không có nhiều tác dụng. Việc trừng phạt các chính quyền như như Iran, Venezuela, Nga và Triều Tiên không khiến các nước này thay đổi theo ý muốn của Mỹ. Và cuộc chiến “ăn miếng trả miếng” với Trung Quốc đã làm cho quan hệ hai nước này càng tồi tệ nhưng cũng chẳng điều chỉnh được các hành vi của Trung Quốc.

Kế hoạch của Nhà Trắng trong việc tổ chức cuộc họp giữa 3 đối tác thương mại Bắc Mỹ dự kiến diễn ra trong tuần này cũng thất bại khi Thủ tướng Canada Justin Trudeau từ chối tham dự. Đây là đòn giáng gây bẽ mặt đối với chính quyền Tổng thống Trump. Cuối cùng, Mỹ phải tổ chức một cuộc họp giới hạn với Tổng thống Mexico.

Khi Nhà Trắng được đề nghị bình luận về cách phần lớn thế giới nghĩ về nước Mỹ hiện nay khi mà người Mỹ bị hạn chế đi lại ở châu Âu và trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, thư ký báo chí Nhà Trắng - bà Kayleigh McEnany hồi đầu tuần cho biết: “Tôi nghĩ rằng thế giới đang nhìn chúng tôi như một người dẫn đầu trong đại dịch COVID-19”.

Tuy nhiên, bà Kayleigh McEnany đã lấy “tỷ lệ tử vong trong các ca nhiễm COVID-19 thấp” để minh chứng cho “nỗ lực phi thường mà người Mỹ đã thực hiện dựa trên phương pháp trị liệu” và cung cấp thiết bị bảo vệ cá nhân, máy thở. Tổng thống Trump ngay sau đó đã chia sẻ: “Tỉ lệ tử vong vì virus Trung Quốc (virus corona) ở Mỹ ở mức THẤP NHẤT” trên thế giới!

Bên ngoài Nhà Trắng, đang có cảm giác ngày càng tăng lên về việc Mỹ đến nay đã thất bại trong việc thực hiện các sáng kiến đối ngoại lớn. Điều này được thấy rõ trong việc Mỹ bị cô lập trong vấn đề Iran và Trung Quốc đã áp đặt luật an ninh quốc gia mới, làm xói mòn các quyền tự do của Hồng Kông.

Tuần trước, việc Mỹ bị các đồng minh cô lập trong vấn đề Iran tiếp tục bị phơi bày khi lời kêu gọi của Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về việc gia hạn lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran đã vấp phải sự phản đối của các đồng minh then chốt của họ, bao gồm cả Anh và Pháp. Các nước này đã tận dụng diễn đàn ở Hội đồng Bảo an để chỉ trích quyết định của Mỹ trong việc rút ra khỏi một thỏa thuận hạt nhân với Tehran năm 2015.

Một cuộc điều tra gần đây của Hội đồng Đối ngoại Châu Âu cho kết quả, đa số người dân Châu Âu không còn xem Mỹ là một đồng minh đáng tin cậy. Chỉ 2% nói rằng họ thấy Mỹ “có ích” trong cuộc chiến chống virus corona.

Cựu Phó Tổng thống Joe Biden – đối thủ của ông Trump trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới, đã lấy cuộc khủng hoảng mang tên Covid-19 làm vấn đề hàng đầu trong chiến dịch tranh cử. Ông này nói rằng: “Bởi vì Tổng thống Trump không thể thực hiện được hầu hết những phần cơ bản trong công việc của ông này nên nước Mỹ hiện tại được xem là một nguy cơ đối với sức khỏe toàn cầu. Một Tổng thống bắt đầu nhiệm kỳ bằng một lệnh cấm nhập cảnh đầy thù địch hiện giờ phải chịu trách nhiệm cho việc người Mỹ bị cấm đi lại”.

Những tiết lộ khác gần đây khiến cho cảm giác bi quan và bất ổn ngày càng tăng lên về các chính sách của chính quyền Tổng thống Trump đối với phần còn lại của thế giới. Trong cuốn sách mới đây, ông Bolton - cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, đã miêu tả cách ông Trump thường xuyên thay đổi; không lắng nghe các lời khuyên; ngày càng tiến gần đến việc rút khỏi liên minh NATO và nhượng bộ trước các nhà lãnh đạo như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un….

Link nguồn: http://vnmedia.vn/su-kien-va-van-de/202007/nuoc-my-tren-het-se-tro-thanh-nuoc-my-cuoi-cung-b882901/

Tags:
WHO đánh giá sự xuất hiện các ca COVID-19 mới ở Việt Nam không quá đáng ngại

WHO đánh giá sự xuất hiện các ca COVID-19 mới ở Việt Nam không quá đáng ngại

Ngày 29/7 (theo giờ Việt Nam), đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá chưa có lý do nào phải quá quan ngại trước sự xuất hiện của các ca mắc dịch bệnh COVID-19 mới tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất