“Oằn mình” về tình báo, sức mạnh Trump nhiễu loạn

Đang có sự bất đồng trong đội ngũ nhân sự của Tổng thống đắc cử Donald Trump về cấu trúc của các cơ quan tình báo hàng đầu nước Mỹ.

10:15 06/01/2017

Có sự bất đồng trong đội ngũ nhân sự của Tổng thống đắc cử Donald Trump về cấu trúc của các cơ quan tình báo hàng đầu nước Mỹ khi ông nhậm chức và không rõ liệu cố vấn an ninh quốc gia của ông có thắng thế trong nỗ  lực tái cấu trúc cơ quan này, các nguồn tin thân cận với vấn đề này ngày 5/1 cho biết.

The Wall Street Journal ngày 4/1 đưa tin rằng ông Trump đang làm việc với các cố vấn hàng đầu để tái cơ cấu và giảm vai trò của Văn phòng Giám đốc Tình báo Mỹ (ODNI), được Quốc hội lập ra sau vụ tấn công 11/9 nhằm phối hợp tốt hơn hành động của các cơ quan tình báo để bảo vệ nước Mỹ.

Thông tin này phần lớn phản ánh quan điểm của Flynn, theo một nguồn tin thân cận giấu tên.

Cố vấn an ninh Trump Michael Flynn, người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA) dưới thời Tổng thống Barack Obama đôi khi đụng độ với các cơ quan tình báo khác, ủng hộ tái cơ cấu và định hình lại ODNI, các nguồn tin cho biết.

hiq
Michael Flynn đã được chọn làm Cố vấn an ninh quốc gia. (Nguồn: Reuters)

Flynn, người từng là một sĩ quan tình báo quân sự tại Afghanistan và Iraq, được cho cũng ủng hộ những thay đổi lớn tại CIA. Ông muốn các nhân viên tình báo rời khỏi bàn giấy, tiến gần tới chiến trường – nơi ông cho rằng họ sẽ là những nhà tình báo hiệu quả hơn, các nguồn tin cho biết.

Nghị sĩ đảng Cộng hòa Mike Pompeo, sự lựa chọn của Trump cho vị trí giám đốc CIA, được biết đến với việc có cùng quan điểm với Flynn về sự cần thiết phải tái cơ cấu tại CIA, các nguồn tin cho biết.

Tuy nhiên, một nguồn tin thân cận với đội ngũ chuyển giao của ông Trump cảnh báo rằng kết quả là chưa chắc chắn.

“Có một sự đồng thuận chung rằng ODNI là quá lớn và phát triển quá nhanh. Một số người xung quanh ông (Trump) tin điều này, nhưng liệu họ có kế hoạch giải quyết nó hay không và như thế nào, tôi không biết”, nguồn tin yêu cầu giấu tên cho biết.

Một quan chức cấp cao trong đội ngũ chuyển giao nói với Reuters vào ngày 5/1 rằng ông Trump đã chọn cựu Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Dan Coats là giám đốc tình báo quốc gia – một dấu hiệu cho thấy ông Trump không có kế hoạch loại bỏ ODNI.

Một quan chức của Mỹ thân cận với lập trường của ông Coats cho biết rằng ông ấy sẽ không có động thái nhanh chóng trong việc cải tổ các cơ quan tình báo Hoa Kỳ.

“Bất kỳ cải cách nào đối với cấu trúc của cộng đồng tình báo, ông ấy sẽ tiếp cận thận trọng và có trách nhiệm”, quan chức này nói.

Tuy nhiên, phát ngôn viên của Trump Sean Spicer ngày 5/1 bác bỏ mọi thông tin trên.

“Không hề có ý tưởng tái cấu trúc cộng đồng tình báo”, Spicer nói. “Tất cả các hoạt động của đội ngũ chuyển giao chỉ nhằm mục đích thu thập thông tin và tất cả các cuộc thảo luận đều là tạm thời.”

Động thái tái cấu trúc tình báo trên diện rộng sẽ yêu cầu Quốc hội hành động. Quốc hội đã lập ra ODNI năm 2004 và trao cho cơ quan này quyền tác động tới 16 cơ quan tình báo khác của Hoa Kỳ, từ CIA, DIA NSA hay Cục tình báo của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Quan hệ giữa các cơ quan tình báo Hoa Kỳ và ông Trump hiện đang căng thẳng bất thường thậm chí khi ông còn chưa nhậm chức vào ngày 20/1.

Ông Trump trước đó đã phản bác kết luận của các cơ quan tình báo rằng Nga đứng đằng sau vụ tấn công mạng vào Ủy ban Quốc gia Dân chủ và các nhân viên trong đội ngũ tranh cử của Hillary Clinton.

Ông Trump dự kiến sẽ nhận được thông báo ngày 6/1 về báo cáo chỉ rõ kết luận sự liên quan của Nga trong bê bối tấn công mạng trên. Về phía Nga, điện Kremlin hoàn toàn bác bỏ mọi cáo buộc có liên quan.

(Theo Reuters)

Tags:
Thực hư tin Tổng thống Trump miễn visa cho công dân châu Á vào Mỹ

Thực hư tin Tổng thống Trump miễn visa cho công dân châu Á vào Mỹ

Nhiều người châu Á đã cảm thấy rất phấn khích vì thông tin cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump miễn phí cấp visa tới Mỹ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất