Ôm mộng vượt Mỹ, Trung Quốc gặp khó vì vô số "đá tảng ghìm chân"?

Chỉ số phát triển GDP của Trung Quốc đã chậm lại, nhưng con số tăng trưởng 6% hàng năm vẫn cao hơn gấp đôi so với Mỹ.

06:00 09/04/2019

Thành tựu trong thời hiện đại

Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình dường như đã liên tiếp đạt được nhiều thành tựu trong thời gian cầm quyền.

Tên lửa của Trung Quốc đã tiếp cận được vùng tối của mặt trăng, sáng kiến "Vành đai Con đường" bắt đầu hình thành rõ nét hơn trên khắp các quốc gia trên thế giới và thậm chí một nước có nền kinh tế phát triển như Italy cũng đã tham gia vào siêu dự án này, mặc cho sự can ngăn của các đối tác Châu Âu.

Trong khi đó, những động thái đơn phương của tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến quyền lực mềm và tầm ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới bị suy yếu đi nhiều phần.

Nền kinh tế của Trung Quốc trong 4 thập kỉ vừa qua thực sự có sự phát triển ấn tượng. Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại chính của hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong khi Mỹ chỉ đạt được một nửa con số này. Chỉ số phát triển GDP của Trung Quốc đã chậm lại, nhưng con số 6% hàng năm vẫn cao hơn gấp đôi so với Mỹ.

Ôm mộng vượt Mỹ, Trung Quốc gặp khó vì vô số đá tảng ghìm chân? - Ảnh 1.

Thủ tướng Italy Giuseppe Conte gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters

Những chuyên gia cho rằng, kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trong thập kỉ tới. Có thể là như vậy. Nhưng cũng có thể Trung Quốc đang có những yếu điểm "chết người".

Không ai biết liệu tương lai của Trung Quốc sẽ đi về đâu, và trong lịch sử, đã có rất nhiều dự đoán sai lầm về sự sụp đổ và trì trệ trong hệ thống kinh tế.

Ông Joseph S. Nye, Tiến sĩ khoa học chính trị tại Đại học Harvard, cho rằng sức mạnh của Trung Quốc đã bị "thổi phồng" và nỗ lực của Bắc Kinh trong việc che giấu những điểm yếu của quốc gia này sẽ không làm cho những vấn đề ấy mất đi.

Những vấn đề của Trung Quốc

Ông Nye dẫn lời các chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc liệt kê một số rủi ro tiềm tàng trong hệ thống kinh tế, chính trị như sau:

Đầu tiên, Trung Quốc đang có tỉ lệ nhân khẩu học không phù hợp. Tầng lớp lao động của Trung Quốc đã đạt đỉnh vào năm 2015, và đã qua thời kì dễ dàng đạt được những lợi ích từ quá trình đô thị hóa.

Dân cư Trung Quốc đang già hóa nhanh chóng và Bắc Kinh đang đối diện với những chi phí chăm sóc y tế dân cư lớn trong khi chưa có sự chuẩn bị kĩ càng. Điều này sẽ tạo nên gánh nặng đối với nền kinh tế và thậm chí làm gia tăng sự bất công trong xã hội.

Thứ hai, Trung Quốc cần phải thay đổi mô hình kinh tế. Năm 1978, ông Đặng Tiểu Bình đã thành công trong việc chuyển Trung Quốc sang mô hình chú trọng xuất khẩu như một số nước Đông Á đã thực hiện, ví dụ như Nhật Bản.

Tuy nhiên, ngày nay, Trung Quốc đã "khai thác" cạn kiệt mô hình này và nhiều quốc gia nước ngoài không còn quá mặn mà với sản phẩm Trung Quốc nữa.

Ví dụ, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã chỉ trích sự thiếu công bằng, những khoản Trung Quốc hỗ trợ cho doanh nghiệp nhà nước và ép buộc chuyển giao sở hữu trí tuệ trong quá trình giao dịch thương mại. Theo Mỹ, những điều này đã khiến Trung Quốc giành được lợi thế lớn trên thế giới.

Các nước châu Âu cũng phàn nàn về những vấn đề tương tự. Hơn thế nữa, chính sách về sở hữu trí tuệ của Trung Quốc và sự thiếu hụt trong các điều khoản giao dịch đã khiến những nhà đầu tư nước ngoài lo ngại và đánh mất đi những hỗ trợ chính trị quốc tế mà những nguồn đầu tư thường đem lại.

Cuối cùng, quyền lực mềm của Trung Quốc đã có dấu hiệu suy giảm. Ông Tập luôn bày tỏ niềm tin về "Giấc mơ Trung Hoa", đưa Trung Quốc trở thành một cường quốc lớn mạnh trên trường thế giới.

Khi nền kinh tế chững lại và những vấn đề xã hội ngày càng gia tăng, kế hoạch của ông Tập sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.

Trong suốt thập kỉ qua, Trung Quốc đã đầu tư hàng tỉ USD để hấp dẫn nguồn đầu tư từ nước ngoài. Nhưng những khảo sát ý kiến từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt từ châu Âu, Australia và Mỹ, cho thấy Trung Quốc không đạt được lợi ích lớn từ những khoản đầu tư này.

Trung Quốc là một quốc gia có nhiều điểm mạnh không thể chối cãi, nhưng cũng có những điểm yếu "chí mạng". Trong tương lai, Trung Quốc vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng đối với thế giới, và mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ phát triển như là hai đối tác - đối thủ lớn.

Không quốc gia nào, kể cả Trung Quốc, có thể vượt qua Mỹ trong 1 hoặc 2 thập kỉ tới, nhưng rõ ràng, Mỹ sẽ phải chia sẻ quyền lực khi những cường quốc khác nổi lên.

theo Trí Thức Trẻ

Tags:
Mỹ nói vụ đột nhập resort của Trump thể hiện mối đe dọa từ Trung Quốc

Mỹ nói vụ đột nhập resort của Trump thể hiện mối đe dọa từ Trung Quốc

Ngoại trưởng Mỹ tin rằng việc phụ nữ Trung Quốc mang phần mềm độc vào khu nghỉ dưỡng của Tổng thống cho thấy mối đe dọa Bắc Kinh đặt ra.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất