Ông Biden đang thay đổi nước Mỹ theo hướng cấp tiến nhanh hơn cả Obama

Biên tập viên cao cấp của PJ Media, Tyler O’Neil là một tác giả và nhà bình luận bảo thủ. Ông đã có bài bình luận về động thái mới của TT Biden khi thành lập một Ủy ban để cải cách Tối cao Pháp viện Mỹ. Bài viết được đăng tải trên tờ PJMedia.

00:00 13/04/2021

Mở đầu bài phân tích, tác giả nhận định, Joe Biden có thể đã từng là một đảng viên Dân chủ ôn hòa. Với tư cách là một thượng nghị sĩ, ông từng bảo vệ Tu chính án Hyde (một đạo luật cấm việc sử dụng quỹ liên bang để chi trả cho việc phá thai, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt). Thượng nghị sĩ Biden cũng đã bỏ phiếu cho Đạo luật Khôi phục Tự do Tôn giáo (RFRA) vào năm 1993. Thậm chí vào cuối năm 2003, ông Biden đã bỏ phiếu cho dự luật cấm phá thai muộn và ông đã thực sự đã làm việc với đảng Cộng hòa để thông qua luật này. Năm 1987, Biden đã lên án kế hoạch cải cách kinh tế và dịch vụ công của TT Franklin Roosevelt, khi cựu tổng thống thuyết phục Tối cao Pháp viện hỗ trợ chính sách Thỏa thuận Mới của mình.

Nhưng đó không phải là Joe Biden hiện đang ở Tòa Bạch Ốc. Bây giờ, ông Biden phản đối Tu chính án Hyde và ủng hộ Đạo luật Bình đẳng HR 5 của Orwellian, vốn đình chỉ các biện pháp bảo vệ của RFRA để trao những quyền đặc biệt cho cộng đồng người LGBT.

Ông Biden hiện lãnh đạo một Đảng Dân chủ có quan điểm nhất quán về phá thai. Ông ấy đã đề cử người phá thai cực đoan Xavier Becerra cho vị trí đứng đầu Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh. Biden đề cử một quan chức chuyển giới công khai, người ủng hộ việc cho trẻ em sử dụng thuốc ức chế dậy thì để phục vụ cho chuyển giới sau này, cho một vai trò y tế quan trọng.

Rachel Levine, một người chuyển giới, là lựa chọn của Biden cho vị trí trợ lý Bộ trưởng y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ (ảnh: Youtube/ CBS Philly).

Khi mới nắm quyền, ông Biden vội vã ra lệnh hành pháp để đảo ngược các chính sách của ông Trump về mọi phương diện, từ nhập cư đến luật liên bang Tiêu đề IX. Ông Biden phủ định nỗ lực của Đảng Cộng hòa nhằm thông qua dự luật cứu trợ COVID-19 và dự luật cơ sở hạ tầng minh bạch. Thay vào đó, tổng thống thích hỗ trợ các dự luật được lấp đầy với những danh mục mà đảng Dân chủ thèm muốn.

Tác giả cho biết, ông Biden cũng nói dối về Luật Toàn vẹn Bầu cử mới của Georgia và khuyến khích Liên đoàn Bóng chày Mỹ (MLB) lên án tiểu bang. Khi MLB rút giải đấu All-Star Game ra khỏi Georgia, tiêu tốn hàng triệu đô-la của tiểu bang, MLB đã trích dẫn câu nói của ông Biden trong tuyên bố của mình. Tuy nhiên, sau đó ông Biden lại khẳng định rằng mình không ủng hộ việc tẩy chay.

Tuy nhiên, tác giả cho rằng động thái được cho là bi thảm và phá hoại nhất mà Biden thực hiện là đối với Tối cao Pháp viện. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020, ông Biden đã tránh tranh luận về việc liệu ông có “mở rộng” Tối cao Pháp viện, hay bổ sung thêm các thẩm phán cánh tả hay không. Tuy nhiên, vào thứ Sáu vừa qua, tổng thống đã ban hành một lệnh hành pháp nhằm thành lập một ủy ban để nghiên cứu “cải cách Tối cao Pháp viện” – Đây có thể là bước đầu tiên nhằm mở rộng Tòa án của ông Biden.

Tác giả nhận định, động thái này có vẻ ôn hòa bởi vì ông Biden không bổ sung thêm thẩm phán vào Tối cao Pháp viện ngay lập tức mà ra lệnh thành lập một ủy ban biên soạn các lập luận nhằm “ủng hộ hay chống lại việc cải cách Tối cao Pháp viện”. Tuy nhiên, theo đánh giá của ban biên tập The Wall Street Journal, các thành viên của ủy ban này lại nghiêng hẳn về chính trị và luật pháp cánh tả.

Lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện Mitch McConnell (đảng Cộng hòa) cảnh báo rằng “nghiên cứu giả tạo” của [ủy ban do] Biden [thành lập] sẽ là một “cuộc tấn công trực tiếp vào nền tư pháp độc lập của quốc gia chúng ta.”

Ông McConnell nói: “Nghiên cứu giả tạo về vấn đề không tồn tại này hoàn toàn phù hợp với chiến dịch kéo dài nhiều năm của những người theo chủ nghĩa tự do nhằm chính trị hóa Tòa án, đe dọa các thành viên của nó và lật đổ sự độc lập của Tòa án”.

Nhìn bề ngoài, có vẻ như ông Trump đã thành công trong việc xác nhận những thẩm phán bảo thủ vào Tối cao Pháp viện. Tuy nhiên, trên thực tế, ông đã lựa chọn các thẩm phán áp dụng ý nghĩa rõ ràng của Hiến pháp và các luật đã được Quốc hội thông qua, chứ không phải các thẩm phán khôn khéo, sử dụng quan điểm bảo thủ để thay đổi Hiến pháp. Đó là điều ông và các đồng minh tìm cách ngăn chặn.

Tuy nhiên, ông O’neil lập luận, các đảng viên Dân chủ coi Tối cao Pháp viện là một loại cơ quan siêu lập pháp, [có thể] sử dụng Hiến pháp như một công cụ để kéo lịch sử tiến về phía trước. Đảng Dân chủ nhìn nhận những vụ kiện trong quá khứ đã hủy bỏ luật pháp của tiểu bang về phá thai và đơn phương xác định lại hôn nhân là những bước tích cực để [Tối cao Pháp viện] tiến về phía cấp tiến. Đảng Dân chủ ủng hộ việc Tối cao Pháp viện phát minh ra các “quyền” mới vô căn cứ chỉ vì những quyền đó liên quan đến phá thai và hôn nhân đồng tính.

Tuy nhiên, Tối cao Pháp viện không phải là “cơ quan siêu lập pháp”, có thể tạo ra các đạo luật phản ánh ý chí của người dân. Đúng hơn, Tối cao Pháp viện phải áp dụng luật pháp thành văn cho các trường hợp cụ thể.

Như thượng nghị sĩ Cộng hòa Mike Lee (R-Utah) đã lưu ý, nước Mỹ có khoảng 330 triệu dân. Ông nói “Thực sự rất khó để [ý chí của] 330 triệu người Mỹ đó phản ánh trong 9 thành viên của Tối cao Pháp viện. [Thậm chí] để [ý chí người dân] phản ánh trước 100 thượng nghị sĩ và 435 dân biểu cũng là rất khó. Điều đó chỉ có thể làm được khi những quan chức đó được [dân] bầu”.

Điều mâu thuẫn là, trong quá khứ, ông Biden đã từng tỏ ra ủng hộ sự liêm chính của Tối cao Pháp viện và lên án TT Roosevelt về nỗ lực của ông ta nhằm mở rộng Tối cao Pháp viện.

Năm 1987, TNS Biden trích dẫn một báo cáo của Ủy ban Tư pháp Thượng viện từ năm 1937 khi tổng thống Franklin Roosevelt đe dọa mở rộng Tối cao Pháp viện để buộc các thẩm phán thông qua chương trình kinh tế Thỏa thuận Mới lạm dụng quyền lực của mình. Lúc đó, ông Biden đã trích dẫn đoạn báo cáo, trong đó Ủy ban Tư pháp Thượng viện lập luận rằng “sự liêm chính của Tối cao Pháp viện có ý nghĩa hơn cả chương trình nghị sự của tổng thống.”

Báo cáo năm 1937 đã lên án động thái của cựu TT Roosevelt là “sự xâm phạm quyền lực tư pháp chưa từng được thực hiện ở quốc gia này… Điều cần thiết để duy trì nền dân chủ lập hiến của chúng ta là cơ quan tư pháp phải hoàn toàn độc lập với cả hai nhánh hành pháp và lập pháp của chính phủ.” và ông Biden đã trích dẫn những lời này trong bài phát biểu của mình.

Đây là những phát biểu của ông Biden nhằm “trù dập” thẩm phán Robert Bork, người được Tổng thống Ronald Reagan đề cử vào Tối cao Pháp viện năm 1987.

Nhưng bây giờ, với tư cách là tổng thống, ông Biden đã trở nên rất kỳ lạ. Ông ấy không chỉ khiến Quốc hội thông qua chương trình nghị sự cực tả của đảng Dân chủ mà còn tích cực thay đổi Tối cao Pháp viện về căn bản. Tác giả nhận định, có vẻ như ông Biden quyết tâm làm cho “di sản tổng thống” của mình còn cấp tiến hơn cả Obama.

Ông O’neil kết luận, Joe Biden có lẽ là tổng thống đảng phái nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, và ông ấy đang cố gắng kiểm soát Tối cao Pháp viện, giống như cách mà cựu TT Roosevelt đã làm. Đã đến lúc mọi người ngừng giả vờ tin rằng vị tổng thống này là “tổng thống ôn hòa” hoặc “tổng thống đoàn kết”. Thay vào đó, về cơ bản, ông ấy đang biến đổi nước Mỹ về căn bản, nhanh hơn cả điều mà Obama có thể mơ tới – và các phương tiện truyền thông lớn vẫn đang ủng hộ vị tổng thống này.

Tags:
Một trong những gia tộc hiếm hoi giàu quá 17 đời: có 1000 ngôi nhà ở Thượng Hải, đời sau đều vào Harvard, nhưng không bao giờ khoe mẽ

Một trong những gia tộc hiếm hoi giàu quá 17 đời: có 1000 ngôi nhà ở Thượng Hải, đời sau đều vào Harvard, nhưng không bao giờ khoe mẽ

Tục ngữ nói “Không ai giàu 3 họ, không ai khó 3 đời”, nhưng ở Trung Quốc lại có một gia tộc, đồng thời cũng là gia tộc duy nhất của đất nước này giàu qua 17 đời, gia tộc này có hơn 1000 căn nhà ở Thượng Hải, và con cháu đời sau của họ đều học ở Harvard.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất