Ông Biden ký sắc lệnh với tốc độ 'chóng mặt', nhưng thế vẫn chưa đủ

Tổng thống Joe Biden ký hàng loạt sắc lệnh trong những ngày đầu nhậm chức như một phần nỗ lực đảo ngược di sản thời ông Donald Trump, nhưng "quyền lực của cây bút là có hạn".

08:30 16/02/2021

Tổng thống Biden đã khởi động chính quyền của mình với gần 50 sắc lệnh. Truyền thông gọi hành động này là “một cơn bão", “chớp nhoáng", và “bùng nổ".

Nhân viên của ông Biden thậm chí còn có một phương châm: Đừng lãng phí làm những việc không đáng. Cecilia Muñoz, một quan chức chuyển tiếp cấp cao, người giám sát các hoạt động điều hành trong nước, giải thích: “Bạn không thể cố gắng làm tất cả mọi thứ. Công việc của người nhận sự chuyển giao quyền lực không phải là giải quyết mọi thứ. Đó là công việc của cả chính quyền".

Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, ông Biden vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ trong việc thay đổi các chính sách dễ dàng quy hồi nhất từ thời ông Trump, đặc biệt là sau phiên tòa luận tội đã cản trở hành động sớm của Thượng viện.

Trong khi những người theo chủ nghĩa tự do đang thúc đẩy ông Biden để làm nhiều thứ hơn, những mục tiêu như chính sách mở rộng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và tăng cường kiểm soát việc sử dụng súng có lẽ khó khăn hơn để ban hành.

sac lenh,  Joe Biden,  Donald Trump anh 1

Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris ký các sắc lệnh vào tháng 1. Ảnh: Washington Post.

Công chúng mất kiên nhẫn?

Những tháng sắp tới sẽ cho biết ông Biden có thể xóa đi bao nhiêu di sản của người tiền nhiệm và dấu ấn của ông Trump có thể duy trì được bao lâu.

Một số người ủng hộ Biden nói rằng công chúng sẽ mất kiên nhẫn nếu họ không nhìn thấy kết quả của chính quyền Biden một cách nhanh chóng.

“Chúng tôi có một khoảng thời gian ngắn để thuyết phục mọi người rằng chính phủ là người cân bằng cơ hội tuyệt vời", Hạ nghị sĩ Pramila Jayapal (đảng Dân chủ, bang Washington), người đồng chủ trì Hạ viện cấp tiến và làm việc trong quá trình chuyển của ông Biden, cho biết.

Ông Biden đã sớm đưa ra tín hiệu rằng ông nhạy cảm với những lời buộc tội. Ông sẽ cố gắng nhiều nhất có thể. Khi ký một loạt các sắc lệnh sau khi nhậm chức, ông Biden đã nói rằng mục tiêu của ông là “xoá bỏ những thảm hoạ mà ông Trump để lại" và “không có bất kỳ thứ gì mới mà chúng tôi đang làm tại đây".

Để thực hiện mục tiêu của mình, ông Biden nhận được hậu thuẫn từ rất nhiều người, trong đó có sự ủng hộ từ nhiều cựu viên chức của chính quyền ông Barack Obama. Ngoài ra, nhóm của ông Biden còn thiết lập một cơ quan nội các, kêu gọi các thành viên đảng Dân chủ có chuyên môn để đảm bảo rằng các sắc lệnh được ban bố sẽ chống lại các thách thức pháp lý.

Ông Trump cũng đã mở đầu nhiệm kỳ của mình bằng việc ký một loạt các sắc lệnh hành pháp. Nhưng cách tiếp cận của ông thiếu tính kỷ luật hơn. Sự tấn công dữ dội về mặt thay đổi chính sách của ông Biden khiến những người bảo thủ thất vọng, những người cho rằng ông ấy đang mâu thuẫn với những lời lẽ cao siêu của chính mình về sự đồng thuận lưỡng đảng.

“Đây không phải là sự thống nhất mà ông ấy đã hứa", Kay James, Chủ tịch Heritage Foundation - một viện nghiên cứu với quan điểm bảo thủ, nhận xét. "Ông ấy đã tỏ ra rằng mình sẽ đơn phương chiếm đoạt quyền lực của Quốc hội và không dành chỗ cho các cuộc tranh luận hoặc bất đồng quan điểm”.

Các đảng viên đảng Cộng hòa khác phàn nàn rằng các động thái của ông Biden sẽ để lại hậu quả.

Stephen Miller, cố vấn cấp cao của ông Trump, người đã hỗ trợ ông thiết lập một số chính sách mà ông Biden đang cố tháo gỡ, cho biết: “Rõ ràng là ông Joe Biden có thể chấm dứt một loạt chính sách [theo những cách] mà chúng tôi cho rằng sẽ để lại những tác động rất tai hại”.

sac lenh,  Joe Biden,  Donald Trump anh 2

Ưu tiên chính sách của ông Biden còn bị chi phối bởi cuộc chiến chống Covid-19 tại Mỹ. Ảnh: Reuters.

Giới hạn quyền lực

Bất chấp những bước đi sớm có tính toán cụ thể, nhóm của ông Biden hiện phải đối mặt với những giới hạn về những việc ông ấy có thể tự mình hoàn thành. Ông đã hứa sẽ cải cách hệ thống y tế, sửa chữa cầu đường, cải cách nhập cư và ban hành các luật về khí hậu chặt chẽ hơn. Tất cả đòi hỏi phải được Quốc hội thông qua.

Các đồng minh của ông Biden đang chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo này. Ông Guttentag chia sẻ: “Có một giới hạn không thể tránh khỏi đối với quyền lực cây bút của tổng thống”.

Bà Jayapal cho biết các hành động đơn phương của ông Biden về lĩnh vực y tế nói riêng là chưa đủ. “Tôi sợ rằng có rất nhiều người không có bảo hiểm trên khắp đất nước này [và] ngay cả khi được trợ cấp cũng sẽ rơi vào tình trạng thiếu thốn”, bà nói.

Ông Miller, cựu trợ lý của ông Trump, nói rằng ngay cả khi ông Biden có thể viết lại các quy định liên bang, di sản lớn từ người tiền nhiệm - sự mất lòng tin ngày càng tăng đối với giới tinh hoa chính trị - sẽ khó giải quyết hơn nhiều.

Ông Miller dự đoán: “Ông Biden không thể làm bất cứ điều gì để đương đầu với những khó khăn này".

Tags:
Cựu đại sứ Mỹ tại LHQ: Ông Trump không còn tương lai ở đảng Cộng hòa

Cựu đại sứ Mỹ tại LHQ: Ông Trump không còn tương lai ở đảng Cộng hòa

Cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley chỉ trích đích danh và quy trách nhiệm cho ông Trump vì kích động dẫn tới vụ bạo lực ở Điện Capitol.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất