Ông cụ 102 tuổi sống sót sau thảm họa Holocaust đoàn tụ lần đầu với cháu trai

Pietruszka trốn khỏi Ba Lan vào đầu Thế chiến II và nghĩ rằng cả gia đình ông đã chết. Tuy nhiên vài ngày gần đây, ông đã biết được rằng một đứa em trai của mình cũng sống sót, và con của người em, Alexandre, 66 tuổi, bay từ Nga về đoàn tụ với người bác ruột của mình.

07:30 21/11/2017

Cuộc đoàn tụ với cháu trai của người sống sót sau thảm họa Holocaust, Eliahu Pietruszka, 102 tuổi, ngày 16 tháng 11 năm 2017.

Eliahu Pietruszka, 102 tuổi lê từng bước qua hành lang ngôi nhà mình về phía một người lạ mà ông chưa bao giờ gặp và sụp đổ trong sự xúc động đầy nước mắt. Sau đó, ông hôn cả hai má người khách viếng thăm mình rồi thốt ra những lời thăm hỏi yếu ớt bằng tiếng Nga, một ngôn ngữ mà ông đã không nói trong nhiều thập kỷ.

Người sống sót Holocaust đã trốn khỏi Ba Lan vào đầu Thế chiến II và nghĩ rằng cả gia đình mình đã chết. Nhưng mới chỉ và ngày trước đây, ông đã biết được một đứa em trai của mình cũng sống sót. Và người con trai của em ông, Alexandre, 66 tuổi, đã bay từ nước Nga xa xôi về để gặp ông.

Cuộc hội ngộ xúc động này đã được thực hiện bởi cơ sở dữ liệu của một tổ chức Israel về các nạn nhân Holocaust, nơi đã đoàn tụ hàng trăm người thân mất tích từ lâu năm. Nhưng với số người sống sót và tuổi thọ của họ suy giảm, sự kiện vào thứ Năm dường như là một trong những cuộc đoàn tụ cuối cùng.

“Tôi vô cùng hạnh phúc vì ít nhất vẫn còn thấy được người của gia đình mình tồn tại, và đó là con trai của em tôi, đây hẳn là một đặc ân tôi được trao sau ngần ấy năm”, Pietruszka nói trong nước mắt.

Pietruszka đã 24 tuổi khi ông chạy trốn khỏi Warsaw vào năm 1939 khi Thế chiến II bùng nổ, hướng đến Liên Xô và để lại cha mẹ cùng anh em sinh đôi Volf và Zelig. Cha mẹ của ông và Zelig đã bị trục xuất khỏi Toà nhà Warsaw và bị giết chết trong một trại tập trung của Đức Quốc xã, nhưng Volf cũng đã trốn thoát. Họ đã có một thời gian ngắn trao đổi bằng thư từ trước khi Volf bị đưa vào một trại lao động Siberia, nơi Pietruszka cho rằng ông đã chết.

Lần đầu gặp nhau của Eliahu Pietruszka và Alexandre Pietruszka tại thành phố Kfar Saba ở trung tâm Isarel.

Pietruszka nói: "Trong trái tim tôi, tôi nghĩ rằng ông ta đã không còn sống nữa. Ông kết hôn ở Nga mà thậm chí tôi còn nghĩ rằng ông không có gia đình, di cư đến Israel vào năm 1949 để bắt đầu một cuộc đổi mới.”

Rồi hai tuần trước, cháu trai của ông, Shakhar Smorodinsky, nhận được email từ một người họ hàng ở Canada. Họ đã khám phá ra trang Yad Vashem cũng như lời khai tìm kiếm của Volf Pietruszka trong năm 2005 cho anh trai Eliahu, người ông nghĩ là đã chết.

Volf, hóa ra, đã sống sót và định cư ở Magnitogorsk, một thành phố công nghiệp ở dãy núi Ural. Smorodinsky. Volf dành cả đời để làm công nhân xây dựng và đã chết năm 2011. Nhưng Alexandre, đứa con duy nhất của ông, vẫn còn ở đó.

Sau khi Smorodinsky sắp xếp cuộc trò chuyện Skype ngắn ngủi, Alexandre đã quyết định đến gặp người bác mà ông chưa từng biết trước đây.

Smorodinsky, giáo sư 47 tuổi của Đại học Ben-Gurion ở miền Nam Israel, đã mời The Associated Press ghi lại buổi đoàn tụ tối thứ Năm tại nhà nghỉ hưu của người bác ở trung tâm Israel.

Sau cuộc họp mặt, hai người đàn ông ôm chặt nhau và nói chuyện bằng tiếng Nga khi họ đang dần tìm kiếm lại những nét quen thuộc trên gương mặt.

"Cháu là một bản sao của cha, bác đã chờ đợi suốt hai đêm không ngủ để gặp được cháu.”

Trong suốt buổi gặp, Alexandre nuốt nước mắt khó khăn, liên tục lắc đầu không tin những điều xảy ra trước mắt mình.

"Thật là một phép màu, tôi chưa bao giờ nghĩ điều này sẽ xảy ra", Alexandre, một công nhân xây dựng đang nghỉ hưu, bày tỏ.

Nhờ vào cơ sở dự liệu Yad Vashem, với mục tiêu là thu thập và tưởng nhớ tên của tất cả 6 triệu nạn nhân Do Thái của nạn diệt chủng Đức Quốc xã, điều kỳ diệu này đã có thể trở thành hiện thực. Dự án khôi phục tên đã là sứ mệnh hàng đầu của Yad Vashem trong những năm gần đây.

Nó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Dự án bắt đầu năm 1954, nhưng trong suốt nửa thế kỷ sau, ít hơn 3 triệu tên đã được thu thập, chủ yếu bởi vì dự án không được biết đến rộng rãi. Nhiều người sống sót cũng cố gắng không khơi gợi lại niềm đau và nhiều người bám vào hy vọng rằng họ hàng của họ vẫn còn sống.

Các tên thu thập được tưởng niệm trong viện bảo tàng, một phòng hình nón nơi các bức tường được xếp thẳng hàng bằng những giá sách chứa các thư mục lời khai. Tuy nhiên, cho đến năm 2004, hơn một nửa số thư mục được phân bổ vẫn trống.

Bên cạnh đó, nhiều người cháu đã khéo léo sử dụng trang web để nghiên cứu gia đình của họ, dẫn đến những cuộc hội ngộ cảm xúc giữa các bậc cha mẹ khác nhau từ khắp nơi trên thế giới.

Alexander Avram, giám đốc cơ sở dữ liệu, cho biết tỷ lệ tái hợp đã giảm đáng kể trong những năm gần đây vì những người sống sót cao tuổi đã qua đời, làm cho mỗi người ngày càng trở nên quan trọng.

Ông nói: "Không phải là quá muộn để điền các bản nhận thực. Chúng ta cần phải ghi chép từng nạn nhân của Holocaust. Những sự đoàn tụ như vậy là một khoảnh khắc rất đặc biệt bởi vì chúng ta sẽ không nhìn thấy nhiều hơn trong số họ trong tương lai."

"Đây là một trong những cơ hội cuối cùng mà chúng ta sẽ phải chứng kiến một cái gì đó như thế này. Tôi cảm thấy chúng tôi đang chạm vào một mảng lịch sử."

Đối với Pietruszka, đây là một sự kiện đáng trân trọng nhất của cuộc đời ông.

"Tôi rất vui mừng", ông nói. "Điều này cho thấy không bao giờ là quá muộn. Chúng ta có thể tìm được bất kể điều gì mà chúng ta luôn tìm kiếm, miễn là chúng ta kiên trì. Tôi đã thành công.”

Hải Vân/ Theo ABC News
Đức soán ngôi Mỹ, dẫn đầu 5 quốc gia danh tiếng nhất thế giới

Đức soán ngôi Mỹ, dẫn đầu 5 quốc gia danh tiếng nhất thế giới

Mỹ đã rớt từ vị trí số 1 xuống số 6 trong danh sách những nước có chỉ số thương hiệu quốc gia tốt nhất thế giới năm 2017, còn Đức đã vươn lên vị trí dẫn đầu.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất