Ông Trump gây sự với thế giới: Mỹ có còn vĩ đại

Cùng lúc phát động cuộc chiến với Trung Quốc, châu Âu sẽ khiến chính nước Mỹ chịu thiệt hại.

00:00 05/10/2019

CNBC mới đây đăng tải bài bình luận của nhà báo Jim Cramer cho rằng, nếu liên tiếp gây chiến với các nước trên thế giới như Trung Quốc và châu Âu, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ phải gánh chịu hậu quả.

Ong Trump gay su voi the gioi: My co con vi dai

Ông Donald Trump muốn phát động 2 mặt trận thương chiến: Nước Mỹ khó vĩ đại.

Theo đó, nhà báo của CNBC ủng hộ cuộc chiến thương mại do ông Donald Trump phát động nhằm vào Trung Quốc và châu Âu do nước Mỹ phải chịu nhiều hoạt động thương mại không công bằng. Tuy nhiên, nếu áp dụng cuộc chiến thương mại này đồng thời, nước Mỹ không chỉ là kinh tế Mỹ bị suy yếu mà ngay cả uy tín của ông Donald Trump cũng bị ảnh hưởng lớn trong chiến dịch tranh cử sắp tới.

"Tôi hoàn toàn ủng hộ đối đầu thương mại với Trung Quốc và tôi nghĩ Mỹ đang chiếm thế thượng phong. Tôi cũng biết châu Âu có rất nhiều hoạt động thương mại không công bằng.

Về lý thuyết, không sai khi theo đuổi biện pháp cứng rắn nhằm vào EU. Nhưng trên thực tế thì sao? Tôi nghĩ rằng việc Mỹ tham gia cuộc chiến thương mại ở hai mặt trận có thể tự đánh chìm nền kinh tế của mình cũng như nhiệm kỳ Tổng thống của " - nhà báo Cramer bình luận.

Theo ông Cramer, chiến lược hai mặt trận chống châu Âu và Trung Quốc của ông Trump sẽ không nhận được sự ủng hộ từ Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Jerome Powell như Tổng thống Mỹ mong muốn, đó là cắt giảm lãi suất đồng tiền Mỹ.

Bằng cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, nước Mỹ lộ ra điểm yếu là đang phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Bằng chứng rõ nhất là cán cân thương mại song phương ngày càng chênh lệch khi Mỹ tuyên bố áp đặt thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc. Các doanh nghiệp Mỹ đua nhau nhập khẩu hàng Trung Quốc trước thời điểm áp thuế khiến cán cân ngày càng thay đổi.

Mỹ không thể hiện sự nhún nhường nào về việc tăng quy mô hàng hóa chịu thuế quan trước khi đạt được thỏa thuận thương mại mà theo ông Trump sẽ là có lợi nhất cho nước Mỹ.

Mới đây nhất, Mỹ đã công bố thuế quan mới nhằm vào hàng nội thất đồ gỗ xuất xứ Trung Quốc do đây là mặt hàng được Chính phủ Trung Quốc trợ giá, cho phép hàng hóa này có lợi thế cạnh tranh vượt trội gấp 200 lần so với hàng hóa trên thị trường Mỹ.

Cũng với lý do "trợ giá bất hợp pháp", Mỹ áp đặt thuế quan vào nhiều loại sản phẩm của các nước Liên minh Châu Âu, có hiệu lực từ ngày 18/10 tới, liên quan đến máy bay, rượu whisky, rượu vang, cà phê và một số loại thịt. Mỹ đã chọn áp thuế 10% hoặc 25% trong ngưỡng từ 0- 100% theo phán quyết của WTO, thể hiện lựa chọn để gây sức ép của Mỹ với EU vẫn còn rất lớn.

Đây được xem là kết quả đẹp đối với Mỹ sau vụ tranh chấp pháp lý dài hơi từ năm 2004, cáo buộc hãng Airbus nhận trợ cấp bất hợp pháp từ các quốc gia châu Âu.

Những diễn biến mới là thắng lợi cho nước Mỹ trước các hoạt động thương mại không công bằng nhưng không phải là chiến thắng cho thị trường chứng khoán. Căng thẳng Mỹ-EU sẽ ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế toàn cầu và không có lợi cho kinh tế Mỹ. Trong khi kinh tế Mỹ cùng lúc chịu sức ép từ 2 cuộc thương chiến sẽ càng khó khăn hơn.

Khó có thể phủ nhận về sức khỏe kinh tế Mỹ đang đi xuống. Điều này đã được Tổng thống Mỹ thừa nhận. Ông Trump cho rằng, đây là điều mà Mỹ chấp nhận đánh đổi để không bị Trung Quốc vượt mặt trên thị trường quốc tế.

Ông Trump từng cáo buộc Trung Quốc đánh cắp bản quyền sở hữu trí tuệ khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại 600 tỷ USD/năm. Ông nói rằng Mỹ “sẽ sống khỏe hơn khi không có Trung Quốc”. Ông “ra lệnh” cho các công ty Mỹ rút khỏi Trung Quốc.

Ông Trump cũng khẳng định, việc "chỉnh đốn" lại Trung Quốc là điều tất yếu phải làm và cần thiết ở thời điểm này bởi "Trung Quốc làm loạn quá mức”.

Giới phân tích cho rằng, ông Trump thừa hiểu những vấn đề nguy kịch cho kinh tế Mỹ sẽ xảy đến nhưng buộc phải hành động.

Tuy nhiên, cho đến nay, khi chính quyền của ông tiếp tục tấn công đồng minh quan trọng là châu Âu, câu hỏi đặt ra là thêm đấu trường thương mại mới sẽ khiến nước Mỹ có vĩ đại thêm như ông từng hứa hay không.

Trong một phát biểu mới đây nhằm vào Đảng Dân chủ liên quan đến việc Hạ viện tiến hành điều tra luận tội mình, ông Donald Trump đã nhấn mạnh rằng, nước Mỹ đang bị đe dọa.

Ông Trump cho rằng, Đảng Dân chủ nhằm vào ông để giảm bớt tín nhiệm của ông trước cuộc bầu cử năm 2020. Nếu chỉ nhắc tới cuộc điều tra luận tội, ông Trump có thể nói rằng ông đang bị đe dọa

Nhưng ông Trump đã đưa cả những cử tri ủng hộ mình vào mối đe dọa ấy, lại là điều đáng phải suy ngẫm. Diễn thuyết trước công chúng, ông Trump nhắc Đảng Dân chủ đang đe dọa quyền lợi của nước Mỹ, ngăn ông làm nước Mỹ vĩ đại trở lại và nước Mỹ đang bị đe dọa hơn bao giờ hết.

Ông Trump nhắc tới quyền sử dụng súng, bảo hiểm y tế, lá phiếu bầu cử, sự tự do... nhưng ông không đề cập tới những khoản thuế, những chi phí gia tăng và hàng hóa bị đẩy giá lên do những cuộc chiến thương mại mà ông phát động.

Viện Kinh tế Peterson đầu tháng 9 công bố nghiên cứu, chiến tranh thương mại trước đây chưa đánh mạnh vào túi tiền người tiêu dùng Mỹ. Chỉ 29% hàng tiêu dùng chịu các khoản thuế trừng phạt (so với 82% hàng trung gian và nguyên liệu). Nhưng tỷ lệ hàng tiêu dùng chịu thuế giờ sẽ tăng lên 69%, và sau ngày 15/12 sẽ tăng lên 99%.

Đại diện thương mại của chính quyền Trump, ông Robert Lighthizer hiểu rõ người tiêu dùng bị ảnh hưởng là rủi ro lớn về chính trị. Một năm trước, ông đã cố tránh phương án chiến tranh tổng lực như hiện nay, làm sao để không đánh thuế các sản phẩm mà người tiêu dùng nhạy cảm với giá cả thường mua.

Nhưng với các lệnh đánh thuế mở rộng “ăn miếng trả miếng” giữa Mỹ - Trung đầu tháng này, việc tránh người tiêu dùng không còn khả thi.

Tổng thống Trump đã đe dọa cả thế giới khi tôn sùng chủ nghĩa đơn cực, quay lưng với những thỏa thuận thương mại đa phương, phá vỡ thỏa thuận hạt nhân, đe dọa đồng minh về thuế quan, chi phí quân sự... Trong thế giới đa cực, những chiêu thức đe dọa này của Mỹ cuối cùng cũng sẽ dội ngược lại, nhằm thẳng vào Washington.

Theo baodatviet.vn

Tags:
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020: Ông Trump bị tố hành động như một 'vị vua'

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020: Ông Trump bị tố hành động như một 'vị vua'

Đảng Cộng hòa ở ít nhất hai bang đã hủy bỏ kế hoạch tổ chức các cuộc bỏ phiếu sơ bộ ứng viên tổng thống trước cuộc bầu cử năm 2020.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất