‘Panda Rice là gạo Mỹ, trồng ở California’

Trong khi năm năm qua cô Võ Tú Quỳnh, hiện sống ở Garden Grove, chọn gạo Panda Rice cho bếp ăn nhà mình với lý do “vì đây là gạo sản xuất tại Mỹ, nhà lại có hai đứa con nít nên dùng để nấu cơm hay nấu cháo gì cũng cảm thấy yên tâm thoải mái hơn” thì anh Nhơn Ly, cũng một cư dân Garden Grove, lại phán ngay “gạo của Trung Quốc” khi vừa nghe đến tên gạo Panda.

04:50 03/04/2017

Tại sao vậy? “Vì cứ nghe Panda thì tự dưng có cảm giác đó là Trung Quốc thôi chứ đâu biết đâu,” anh Nhơn trả lời một cách đơn giản.

Suy nghĩ của anh Nhơn không là hiếm hoi, bởi nhiều người cũng cùng suy nghĩ đó, không biết vì lẽ gì, có thể vì liên tưởng đến các tiệm ăn Panda Express chăng?

Thực tế, Panda Rice được gieo trồng gặt hái từ những cánh đồng ở Sacramento, ra mắt thị trường California năm 2011. Và, “sau năm năm xuất hiện, mức tiêu thụ gạo Panda Price không những tăng thêm gần 20% mà gạo này còn vừa được chứng nhận là gạo Non-GMO (non-Genetically Modified Organisms),” ông Quới Phạm, giám đốc chợ Saigon City Marketplace, cũng là nhà sản xuất gạo Panda Rice, cho biết.

“Genetically Modified Organisms” có nghĩa là sinh vật biến đổi gen, tức là những sinh vật mới được tạo ra trong phòng thí nghiệm bằng kỹ thuật chỉnh sửa hay kỹ thuật di truyền. Nhiều nghiên cứu và khảo sát cho thấy, các loại thực phẩm biến đổi gen có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe người tiêu dùng cũng như gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và hệ sinh thái. Vì thế, hiện nay, không chỉ ở Hoa Kỳ mà nhiều nước trên thế giới đang tập trung chú trọng vào việc đòi hỏi thực phẩm “không biến đổi gen”, non-GMO.

“Ðồng thời Panda Rice cũng đã được test trong phòng thí nghiệm của FDA (cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) chứng thực là gạo 0% đường,” ông Quới nói thêm.

Trở lại vấn đề tên gọi của Panda Rice, ông Quới cũng thừa nhận có khá nhiều người không biết, cứ ngỡ đây là gạo nhập cảng từ Trung Quốc, chỉ vì cái tên “Panda.”

'Panda Rice là gạo Mỹ, trồng ở california'

Panda có nghĩa là gấu trúc, một loại gấu sống ở vùng Tứ Xuyên Trung Quốc. Tuy nhiên, lý do công ty chọn Panda để đặt tên cho loại gạo này “vì ngoài tên phải đặt làm sao để khi thiết kế logo nhìn vào biết ngay sản phẩm Á Ðông, mà lại không Việt Nam quá, để có thể phân phối đến những thị trường khác,” thì theo ông Quới, “Năm 2011 gạo này được đưa ra thị trường, cũng là năm bộ phim Kung Fu Panda 2 do hãng phim Mỹ nổi tiếng Dream Works sản xuất cũng được trình chiếu. Bộ phim với hình ảnh của chú gấu trúc Panda làm mê hoặc người xem, bản thân chúng tôi cũng rất thích, nên đó cũng là lý do góp phần để chúng tôi quyết định chọn tên cho loại gạo do công ty gieo trồng sản xuất là Panda Rice.”

Ông Quới, người từng là một kỹ sư điện tử, tốt nghiệp Oregon State University, từng làm việc cho các hãng Intel, Hewlett Packard và Micron Technology trước khi chuyển sang kinh doanh và quản lý chợ Saigon City Marketplace, giới thiệu thêm một cách vắn tắt về Panda Rice, “Gạo này ra mắt đồng hương từ năm 2011. Sau năm năm, gạo này được nhiều người ăn qua, thấy rất tốt, thứ nhất là do trồng tại Mỹ, được kiểm soát bởi USDA, chất lượng cao. Bên cạnh đó nhiều người bị tiểu đường, khi ăn gạo này họ nhận ra rằng đường không bị lên như khi ăn gạo thường, thấy đường giảm đi. Ðó là lý do vì sao người ta thấy gạo Panda Rice ăn tốt hơn nhiều loại khác.”

Nói về lý do chỉ ăn gạo Panda Rice từ khi gạo này có mặt trên thị trường, bà Dung Nguyễn, 68 tuổi, ở Westminster, cho biết, “Panda Rice thực ra không có mùi thơm bằng gạo Thái, nhưng gạo mềm, nấu dễ, cơm nấu ăn không hết để trong tủ lạnh vài ngày đem ra hâm trong microwave cũng vẫn ngon, mềm bình thường.”

Tuy nhiên, nguyên nhân nữa để người phụ nữ này không dùng gạo khác là vì “Panda Rice sản xuất ở Mỹ, muốn ăn để ủng hộ hàng Mỹ, lại thêm cảm giác an toàn, yên tâm.”

Với cô Tú Quỳnh thì “quan niệm của tôi là sản phẩm nào của Mỹ làm ra đều tốt nhất. Ðặc biệt là sản xuất cho người ở Mỹ ăn thì càng tốt. “

“Ngoài ra, tôi tâm niệm ‘uống nước nhớ nguồn.’ Nhờ có nước Mỹ mà tôi mới được sống chung với gia đình, có cuộc sống bình yên, các con tôi có điều kiện đi học trường tốt nên hàng của Mỹ là tôi phải ủng hộ. Bên cạnh đó, tên gạo rất dễ thương,” cô Tú Quỳnh giải thích thêm.

'Panda Rice là gạo Mỹ, trồng ở california'

Bà Hương Nguyễn, 92 tuổi, hiện sống ở Huntington Beach, nói lý do bà ăn gạo Panda Rice vì “gạo đó sản xuất ở Mỹ.”

“Tôi nghe người ta nói gạo Thái hay gạo Ðại Hàn nấu thơm lắm, nhưng tôi không thử vì tôi nghĩ gạo nhập cảng từ nước ngoài vào sẽ không thể nào bằng gạo sản xuất từ trong nước Mỹ, vì Mỹ luôn biết cách bảo vệ người tiêu dùng, do đó chất lượng sẽ tốt nhất,” bà cụ chia sẻ.

Quả thật, tâm lý “cái gì sản xuất ở Mỹ, cho người Mỹ dùng đều tốt nhất” là tâm lý rất thật của người dân.

Trong vai trò nhà sản xuất, phân phối gạo Panda Rice, ông Quới cho rằng, “Gạo trồng ở Mỹ được giám sát chặt chẽ trong việc dùng nước tưới tiêu, không sử dụng thuốc rầy như các quốc gia khác. Do đó, gạo trồng ở Mỹ cho mình cảm giác an toàn, vệ sinh sạch sẽ.”

“So sánh về mặt giá cả thì Panda Rice rẻ hơn nhiều loại gạo khác. Dĩ nhiên, ai thích ăn gạo nào thì ăn gạo đó, miễn thấy ngon thì thôi. Nhưng quan trọng là mình bỏ tiền ra mua sức khỏe nên cần suy nghĩ về điều đó,” ông Quới nói.

Phương châm “Bỏ tiền ra mua sức khỏe bằng cách chọn thực phẩm sản xuất ngay tại Mỹ, vừa khỏe vừa rẻ” cũng được áp dụng từ nhiều năm qua trong bếp ăn gia đình bà Nancy Lê, ngoài 50 tuổi, ở Westminster qua việc đổi từ các loại gạo thơm Thái từng ăn trước đây sang dùng gạo Panda Rice.

“Không thơm ngạt ngào như gạo mới Thái Lan, nhưng vẫn thơm, dẻo, mềm cơm, lại có ích cho sức khỏe thì tội gì không mua gạo này mà ăn,” bà Nancy nhận xét.

“Người mình ăn cơm là chính, thịt cá là phụ. Mà cơm thì có nhiều tinh bột, lại thêm lượng đường nhiều nên với các loại gạo ít đường đến gần như 0% đường như Panda Rice là tôi chọn, có lợi cho gia đình tôi và cả bản thân tôi nữa,” bà nói thêm.

Muốn thử Panda Rice? Hãy cứ đến Saigon City Marketplace hay các chợ trong vùng, cả một số chợ Mỹ cũng có.

Tags:
Người Việt ở Mỹ chuộng nước mắm đã pha chế thành ‘nước chấm’?

Người Việt ở Mỹ chuộng nước mắm đã pha chế thành ‘nước chấm’?

Ba lần đến Mỹ vào những năm khác nhau: 2014, 2016 và 2017 với thời gian ở lại mỗi lần ít nhất một tháng và thường xuyên vào bếp nấu ăn cho các con – bọn trẻ sinh sống tại tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ – tôi thấy thứ “nước mắm” mà người Việt ở Mỹ đang dùng thực chất chỉ là nước chấm hay còn gọi là nước mắm “công nghiệp”.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất