Phải làm gì khi thang máy rơi. Nên đọc để biết mà xử lý ạ!

Vào một hôm tôi đang ở trong một thang máy thì bất thình lình thang bị hỏng và rơi từ lầu 13 xuống với một tốc độ thật nhanh. May mắn là tôi nhớ đã coi trong TiVi về trường hợp này nên vội dùng tay nhấn vào mọi nút nhấn của tất cả mọi tầng lầu. Và thang máy đã ngừng ở lầu 5.

19:00 24/07/2023

Một số người cho rằng, thời điểm thang máy gần tiếp đất nếu chúng ta nhảy lên sẽ giúp tránh được những va chạm mạnh. Suy nghĩ này chỉ đúng với trường hợp thang máy rơi tự do ở khoảng cách ngắn, có vận tốc thấp (ví dụ: rơi từ tầng 3, cách 7m so với mặt đất). Còn nếu rơi từ vị trí cao hơn, theo lý thuyết, bạn sẽ phải nhảy lên cùng lúc thang máy chạm đất với vận tốc ngang bằng vận tốc thang máy lúc đó. Điều này là không tưởng vì thông thường tốc độ rơi của thang máy là 160km/h, trong khi vận tốc của con người lúc nhảy chỉ là 3-4km/h. Do đó, nhảy lên chỉ làm tăng mức độ nguy hiểm cũng như nguy cơ chấn thương mà thôi.

Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng khi thang máy rơi tự do thì nên giữ thăng bằng, bám chặt thanh nắm của thang máy, tựa lưng vào thành, đầu giữ thẳng, hạ thấp đầu gối để trọng tâm vững, tránh tổn thương nếu có va chạm mạnh. Điều này là hoàn toàn sai lầm! Việc đứng thẳng hoặc co rúm người lại khiến chân của bạn phải chịu toàn bộ lực mà đáng lẽ phải được toàn bộ cơ thể phân chia hứng chịu. Các bộ phận khác như các đốt sống, cổ… cũng phải chịu lực tương tự như vậy mà hậu quả là chùn các lớp sụn, khớp ở toàn thân, khiến tính mạng chúng ta gặp nguy hiểm hơn nhiều.

Theo ông Vũ Tùng, một chuyên gia an toàn làm việc tại TP HCM, trong bất kỳ tình huống nào, nếu người bên trong thang máy giữ được bình tĩnh và sáng suốt để phản ứng tuỳ theo trường hợp sẽ giảm được phần nào thương vong. Ngoài ra, ông cũng đưa ra một số lưu ý như sau:

- Thông thường, khi thang máy đột ngột gặp sự cố, mọi người sẽ hoảng loạn, khóc lóc và tìm mọi cách thoát ra khỏi cabin thang máy. Phản ứng này thực tế không có ích lợi gì mà chỉ khiến cho tình hình tệ hơn. Do đó, điều đầu tiên bạn cần làm là phải giữ bình tĩnh, không tìm cách phá thang máy vì điều này gần như là không thể.

- Bấm nút mở cửa cabin là điều tiếp theo bạn nên làm. Nếu không được thì bạn cũng không cần phải quá sợ hãi và hoảng loạn tinh thần.

- Bấm chuông báo động khẩn cấp hoặc nút trợ giúp (nút sáng nhất và nổi bật nhất trong thang máy). Thực tế, mọi người thường quên công việc này.

- Nếu nút báo động không phát huy tác dụng, hãy gọi to hoặc gõ vào thành thang máy để báo cho mọi người biết.

- Nếu thang máy rơi tự do, Thạc sĩ - bác sĩ Lê Thanh Phong, Trưởng đơn vị Phẫu thuật Mạch máu, Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM cho rằng, tư thế hạn chế thương tổn là nằm ngửa, sát xuống sàn, càng gần vị trí trung tâm cabin thang máy càng tốt. Đồng thời dùng một tay kê đầu, một tay che mặt để phòng gạch đá rơi xuống. Theo bác sĩ Phong: "Tai nạn rơi thang máy có thể khiến nạn nhân gãy xương, vỡ tạng, chấn thương sọ não, tử vong... Do đó tư thế hợp lý nhất trong trường hợp này là nằm sát xuống sàn thang máy sẽ giúp phân bố đều lực rơi lên toàn bộ cơ thể, giảm bớt nguy cơ tổn thương".Bất kì thang máy nào cũng có bộ phận giảm sốc đặt dưới đế. Khi bạn nằm yên trên sàn, bạn và thang máy là một khối, bạn sẽ được bộ phận giảm sốc “hỗ trợ”.

Hãy chia sẻ lời khuyên này cho mọi người cùng biết, bạn nhé!

ST

Tags:
Người Việt kể chuyện học lái xe ở Đức: Bật khóc vì quá tốn kém, mất thời gian và vất vả

Người Việt kể chuyện học lái xe ở Đức: Bật khóc vì quá tốn kém, mất thời gian và vất vả

Chị Nga nhớ lại bên cạnh thời gian học tiếng Đức vất vả cũng phải bỏ nhiều thời gian tập lái đường trường với thầy giáo trước khi đủ điều kiện thi bằng lái xe.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất