Phe dân chủ Hong Kong chiến thắng trong bầu cử cấp quận

Phe dân chủ Hong Kong giành được hơn một nửa trong số 452 ghế hội đồng quận khi kết quả bắt đầu được công bố sau nửa đêm 24/11.

21:30 25/11/2019

Tính đến 8h sáng nay, các ứng viên dân chủ đã giành được đa số phiếu tại phần lớn hội đồng quận trong thành phố, chiếm 377/452 ghế, trong khi phe ủng hộ chính quyền mới giành được 52 ghế, theo ước tính của truyền thông. Trong khi đó theo thông tin trên SCMP, tính đến 9h, phe dân chủ đã giành chiến thắng tại 17/18 hội đồng quận.

Tất cả hội đồng quận đều thuộc kiểm soát của phe ủng hộ chính quyền trong cuộc bầu cử năm 2015, chiếm khoảng 300 ghế, và phe dân chủ khi đó chỉ giành được hơn 100 ghế. Số ghế cao nhất phe dân chủ từng giành được trong bầu cử hội đồng quận là 198 vào năm 2003.

Khi kết quả bầu cử bắt đầu được công bố nhỏ giọt sau nửa đêm, một số trung tâm bỏ phiếu đã vang lên tiếng reo hò ăn mừng. Nhiều người còn hô khẩu hiệu được sử dụng trong các cuộc biểu tình gần 6 tháng qua ở Hong Kong.

Người Hong Kong ăn mừng khi kết quả bầu cử được công bố đêm 24/11. Ảnh: AP.
Người Hong Kong ăn mừng khi kết quả bầu cử được công bố sau nửa đêm 24/11. Ảnh: AP.

Một số ứng viên giành chiến thắng nói rằng kết quả này "như một cuộc bỏ phiếu ủng hộ người biểu tình" và có thể làm tăng sức ép đối với Trưởng đặc khu Carrie Lam trong bối cảnh khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất ở Hong Kong nhiều thập kỷ qua, theo ghi nhận của phóng viên Reuters.

"Đây là sức mạnh của dân chủ, là một cơn sóng thần dân chủ", Tommy Cheung, cựu thủ lĩnh biểu tình sinh viên, người giành được một ghế ở quận Yuen Long gần biên giới Trung Quốc, cho hay.

Vì chiến thắng này, phe dân chủ nhiều khả năng sẽ giành được 117 ghế trong ủy ban bầu chọn trưởng đặc khu Hong Kong. Phe dân chủ hiện đã kiểm soát 1/4 số ghế trong ủy ban bầu cử.

Bầu cử hội đồng quận được tổ chức 4 năm một lần, là dịp để cử tri Hong Kong trực tiếp bầu ra người đại diện cho mình trong các hội đồng quận. Năm nay có 1.090 ứng viên ra tranh cử.

Ủy viên hội đồng quận là đại diện địa phương tại hội đồng 18 quận của Hong Kong, đóng vai trò là cơ quan tư vấn cho chính quyền quận, nên không có nhiều quyền lực. Các ủy viên này có thể cố vấn cho chính quyền về các vấn đề cộng đồng như sử dụng công trình và dịch vụ công cộng, thực hiện các chương trình phúc lợi của quận, phân bổ nguồn ngân sách địa phương cho các hoạt động cộng đồng.

Ủy viên hội đồng quận có thể phụ trách các dự án như cải thiện môi trường, thúc đẩy các hoạt động giải trí, văn hóa và cộng đồng trong quận của mình. Tuy nhiên, họ thường không tham gia vào quá trình thảo luận chính sách hay trực tiếp phân bổ ngân sách và các quyết định của họ cũng không mang tính bắt buộc với chính quyền.

Tuy nhiên, cuộc bầu cử vẫn có vai trò quan trọng do các ủy viên hội đồng quận chiếm 117 ghế trong ủy ban bầu cử lãnh đạo đặc khu gồm 1.200 thành viên. Ngoài ra, 5 trong số 70 ghế của Hội đồng Lập pháp Hong Kong cũng được dành cho các ủy viên hội đồng quận.

Với gần ba triệu người đi bỏ phiếu hôm 24/11 trong số 4,13 triệu người đăng ký, tương đương 71%, tỷ lệ cử tri Hong Kong đi bỏ phiếu lần này đã đạt mức kỷ lục. Thông thường, tỷ lệ cử tri trong các cuộc bầu cử hội đồng quận thường không đến 40%. Trong cuộc bầu cử năm 2015, dưới ảnh hưởng của biểu tình "ô dù" 2014, tỷ lệ cử tri tăng lên 47%. 

Việc bỏ phiếu hôm qua nhìn chung diễn ra trong trật tự và kết thúc mà không có sự gián đoạn nào. Những ứng viên trẻ tuổi và là gương mặt mới từng tham gia các cuộc biểu tình trong thời gian qua. Nhiều người trong số họ đã giành ghế hội đồng quận trong cuộc bầu cử lần này. Tuy nhiên, Joshua Wong, thủ lĩnh phong trào "ô dù", bị chính quyền Hong Kong hồi tháng 10 cấm tham gia tranh cử với lý do "vi phạm luật".

Vị trí 12 hội đồng quận ở Hong Kong. Đồ họa: CNN.
Vị trí 18 hội đồng quận ở Hong Kong. Đồ họa: CNN.

Hong Kong chứng kiến các cuộc biểu tình bùng phát từ tháng 6, ban đầu để phản đối dự luật dẫn độ cho phép đưa nghi phạm đến các khu vực tài phán mà đặc khu chưa ký hiệp ước dẫn độ, bao gồm cả Trung Quốc đại lục. Chính quyền Hong Kong tuyên bố rút dự luật, song người biểu tình vẫn xuống đường đưa ra các yêu cầu khác, trong đó có điều tra hành động sử dụng vũ lực của cảnh sát, tổ chức bầu cử dân chủ và Trưởng đặc khu Carrie Lam từ chức.

Các cuộc đụng độ bạo lực nổ ra cuối tuần trước, khi hàng nghìn người biểu tình tập trung trong Đại học Bách khoa Hong Kong (PolyU) từ hôm 17/11 để đối đầu với cảnh sát. Sau vài ngày cố thủ, phần lớn người biểu tình đã rời khỏi PolyU, trong đó khoảng 1.100 người đã bị bắt.

Huyền Lê (Theo Reuters, SCMP, New York Times)

Tags:
Tuổi xuân huy hoàng, tuổi già hiu quạnh – Cuộc đời của một chính trị gia khiến người ta nhận ra chân lý vĩnh hằng

Tuổi xuân huy hoàng, tuổi già hiu quạnh – Cuộc đời của một chính trị gia khiến người ta nhận ra chân lý vĩnh hằng

Margaret Thatcher là nữ thủ tướng đầu tiên của Anh quốc, cũng là một trong những chính trị gia quyền lực nhất trong lịch sử, được truyền thông gọi là “Người đàn bà thép” (Iron Lady) của nước Anh. Nhưng đằng sau hào quang chính trị, “người phụ nữ thép” ấy lại phải chịu đựng nỗi buồn vô tận của sự cô độc và bi ai.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất