Phong cách 'nói trước, tính sau' của Donald Trump

Chuyên gia nhận xét Trump là lãnh đạo có phong cách "nói trước, tính sau" khi ông thường xuyên đưa ra các tuyên bố gây sốc, khiến dư luận chú ý, sau đó mới tìm lý lẽ chứng minh cho phát ngôn.

12:02 25/03/2017

phong-cach-noi-truoc-tinh-sau-cua-donald-trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump tươi cười trò chuyện trong buổi giao lưu với giới tài xế xe tải và giám đốc điều hành các ngành công nghiệp về vấn đề chăm sóc sức khỏe hôm 23/3. Ảnh: AP

Đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump, suy tưởng thường đến trước thực tế, theo AP. Kể từ những ngày đầu chiến dịch tranh cử, ông Trump đã đi theo một con đường rõ ràng: Đưa ra những tuyên bố gây tranh cãi, phản kháng trước các lời chỉ trích rồi chờ đợi những sự kiện mới xuất hiện để dùng chúng làm bằng chứng cho phát ngôn ban đầu.

Phong cách ấy một lần nữa được lặp lại tuần qua sau khi Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Devin Nunes tập hợp các phóng viên lại để thông báo ông phát hiện dấu hiệu cho thấy liên lạc bên trong bộ máy của Trump có thể bị tình báo Mỹ nghe lén.

"Tổng thống và những người khác thuộc nhóm chuyển giao quyền lực của ông xuất hiện trong các báo cáo tình báo", AFP dẫn lời ông Nunes trả lời báo giới bên ngoài Nhà Trắng hôm 22/3, sau cuộc gặp với Trump.

Theo Nunes, thông tin về những liên lạc này được thu thập qua một chiến dịch giám sát, đã được tòa án cho phép, nhằm vào những người nghi là gián điệp nước ngoài. Tuy nhiên, chúng "có rất ít hoặc không có giá trị tình báo". Cộng đồng tình báo Mỹ yêu cầu những thông tin vô tình thu thập phải bị hủy bỏ hoặc ẩn đi trong báo cáo. Nunes cho rằng những người có liên quan đến chiến dịch giám sát đã vi phạm quy tắc trên.

Tổng thống Mỹ trước đó tuyên bố người tiền nhiệm Barack Obama nghe lén điện thoại tại Tháp Trump trước khi cuộc bầu cử diễn ra. Ông nêu lên thông tin trên như một "thực tế" nhưng lại không đi kèm bằng chứng.

Đối với Trump, bình luận từ ông Nunes đến rất hợp thời điểm. "Điều đấy có nghĩa tôi đúng", Tổng thống Mỹ nói với tạp chí Time trong một bài phỏng vấn đăng hôm 23/3.

Bỏ qua thực tế

Giai đoạn chạy đua vào , Trump được miêu tả như một ứng viên vận hành chiến dịch tranh cử "bỏ qua thực tế" khi ông không quan tâm tới các chi tiết của vấn đề hay nguồn thông tin đưa ra.

Thời điểm đó, Trump đã làm bùng lên một làn sóng giận dữ. Tại một cuộc vận động ở Alabama, ông cho biết đã xem đoạn ghi hình trên TV về vụ khủng bố 11/9 và "chứng kiến tại Jersey City, bang New Jersey, nơi hàng nghìn, hàng nghìn người reo hò, cổ vũ lúc tòa nhà đổ sập".

Người ủng hộ, phóng viên cùng những người chỉ trích lúc bấy giờ lục tung mọi tờ báo, kho lưu trữ truyền hình để tìm kiếm bằng chứng cho những gì nói. Cuối cùng, vài thông tin ít ỏi liên quan đến lời khẳng định của Trump cũng xuất hiện. Các cố vấn cho ông lập tức bám vào "phao cứu sinh" mới. Một bài viết của tờ Washington Post cho hay giới chức thực thi pháp luật ở New Jersey từng "bắt giữ và thẩm vấn một nhóm người bị cáo buộc có hành vi ăn mừng vụ tấn công, đồng thời tổ chức tiệc tùng trên mái nhà trong lúc xem tin tức về thảm họa phía bên kia sông".

Không có chứng cứ củng cố cho lời cáo buộc trên. Cũng không có video cho thấy cảnh "hàng nghìn người" ăn mừng. Nhưng câu chuyện này vừa đủ để Trump và những người ủng hộ tuyên bố ông đúng ngay từ đầu.

"Tôi phải nói gì với bạn đây? Tôi thường đúng. Tôi là một người bản năng, tôi tình cờ còn là người biết cách mà cuộc sống vận hành", Tổng thống Mỹ nói với tạp chí Time. "Tôi dự đoán nhiều thứ và chúng quả thực diễn ra chỉ sau đó một thời gian ngắn".

Kịch bản này tiếp tục lặp lại hồi tháng trước, trong một buổi mít tinh ở Florida. Tổng thống Mỹ bình luận về chính sách nhập cư và người tị nạn của Thụy Điển.

"Hãy nhìn vào những gì Thụy Điển phải đối mặt tối qua", ông nói. "Thụy Điển. Ai mà tin được chuyện đó chứ? Thụy Điển. Họ đón nhận lượng lớn người nhập cư và đang gặp phải vấn đề họ chưa bao giờ nghĩ có thể xảy ra".

Phát ngôn của Tổng thống Mỹ khiến nhiều người không khỏi nghi ngờ bởi đêm đó không có bất kỳ sự việc nào diễn ra ở Thụy Điển. Những người Thụy Điển bối rối liền lên mạng xã hội Twitter châm biếm ông chủ Nhà Trắng. Nhưng ngay lập tức, Tổng thống Mỹ đã tìm được sự xác nhận mới khi một cuộc bạo loạn bùng phát tại một khu ngoại ô tập trung đông người nhập cư ở Stockholm.

"Tôi nói về Thụy Điển, tuy có đôi chút khác biệt nhưng hai ngày sau đấy, một cuộc bạo loạn lớn nổ ra, chính xác như những gì tôi nói. Tôi đã đúng", ông nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn với Time.

Mặt khác, Tổng thống Mỹ đồng thời bác bỏ những ý kiến cho rằng ông đang làm tổn hại danh tiếng bộ máy chính quyền khi liên tục đưa ra các tuyên bố chưa kiểm chứng.

"Tôi dẫn lời những người được trọng vọng và nguồn tin từ các kênh truyền hình lớn", Trump quả quyết, đồng thời lấy hình ảnh đám đông tập trung kín những cuộc mít tinh do ông tổ chức ở Nashville, Tennessee, Louisville hay Kentucky làm dẫn chứng. "Đất nước tin tưởng tôi", ông khẳng định.

Mỹ ra quy định mới thắt chặt quá trình duyệt visa

Mỹ ra quy định mới thắt chặt quá trình duyệt visa

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson mới đây đưa ra các biện pháp cứng rắn hơn trong quá trình duyệt visa của những người muốn nhập cảnh vào Mỹ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất