Phỏng vấn du học: Nên và không nên

Cùng tìm hiểu lời khuyên để có một buổi phỏng vấn du học thành công từ các chuyên gia: Mike Nicholson – giám đốc ban tuyển sinh đại học Oxford, tiến sĩ Kim Zwitserloot – giảng viên và thành viên hội đồng phỏng vấn đại học Utrecht, và nhóm sinh viên Ars đến từ Johns Hopkins.

21:19 09/03/2017

NÊN: Thể hiện sự nhiệt huyết trong buổi phỏng vấn

Có một từ sẽ xuất hiện rất nhiều lần trong khi trò chuyện với đại diện trường: Nhiệt huyết. “Sự nhiệt tình là yếu tố sẽ làm bạn nổi bật”, Zwitsersloot nói. Nhóm nghiên cứu của Johns Hopkins cũng hoàn toàn đồng ý với ý kiến này khi nhớ lại một gương mặt gây ấn tượng trong buổi phỏng vấn – cô sinh viên khảo cổ học được mô tả là người “truyền cảm hứng”. Năng nổ trong lớp học cộng với việc chủ động xin gặp giáo sư để thảo luận về bài giảng, chính cách mà niềm đam mê và động lực thúc đẩy cô ấy học không thể lẫn vào đâu được.

NÊN: Cho thấy tài suy luận của bạn

Ở Oxford, quá trình phỏng vấn không diễn ra như bình thường. Các câu hỏi rất hóc búa được thiết kế để kiểm tra khả năng suy nghĩ và ứng phó của sinh viên, hơn là chỉ để bạn đưa ra những câu trả lời thông thường, Nicholson nói. “Chúng tôi rất ấn tượng với quá trình suy luận, khi những tài năng trẻ có thể diễn giải được tại sao họ nghĩ những gì họ đang nghĩ. Sinh viên các ngành nhân văn, khoa học xã hội, và y khoa được kỳ vọng hơn cả để biểu diễn sự linh hoạt của mình; đưa ra các câu trả lời cho một câu hỏi hóc búa mà không bao giờ bạn nghĩ mình bị hỏi đến”.

NÊN: Làm “bài tập về nhà”

Tiến sĩ Zwitsersloot cho hay, mình thường xuyên gặp tình trạng ứng viên đến phỏng vấn mà không hiểu rõ chương trình đăng ký, thậm chí chưa từng nghiên cứu qua thông tin trên website trường. “Sẽ tốt hơn nếu bạn chủ động, chuẩn bị sẵn “bài tập về nhà” và có một vài câu hỏi cho ban tuyển sinh. Ít nhất chúng tôi cũng biết được bạn thực sự muốn theo học”.

Một tình huống tệ hơn xảy ra với nhóm phỏng vấn ở Johns Hopkins: “Một trong những buổi phỏng vấn tồi nhất tôi từng trải qua là với một sinh viên không biết rõ tên của trường, và cũng chẳng biết trường đang dạy các ngành nào. Sau nửa tiếng đồng hồ, tôi phải giải thích với cô ấy rằng tên trường là ‘Johns’ không phải ‘John Hopkins’, và không có ngành dược hệ dự bị được giảng dạy tại đây.

KHÔNG NÊN: Để mọi thành tích trong CV của bạn làm mọi việc

Quá phụ thuộc vào chứng chỉ và thành tích không giúp bạn thắng cuộc chiến này. Đã từng có ứng viên mang đến một danh sách dài những gì mình đạt được trong quá khứ, kể cả việc được lựa chọn làm thủ lĩnh ở lớp mẫu giáo. “Cả buổi phỏng vấn biến thành bài diễn văn của sinh viên đó, thậm chí tôi không có chỗ để hỏi một câu hỏi nào. Trong khi điều ban tuyển sinh kỳ vọng không phải lặp lại những gì được viết trong đơn tuyển sinh, mà chính tính cách bên trong con người ấy.

Và cuối cùng KHÔNG NÊN: Cho rằng bạn đã thất bại

Buổi phỏng vấn có thể rất khó, không ai phủ nhận điều đó. Nhưng bạn không nên cho rằng mình đã bị loại ngay khi bước chân ra khỏi phòng. “Tôi đã chứng kiến những buổi phỏng vấn mà ứng viên phải mất 15 phút để bắt đầu nói. Nhưng mọi thứ thật sự khác biệt hoàn toàn vào 5 hay 10 phút cuối. Đó mới là điều những người phỏng vấn nhớ nhất” Nicholson giải thích.

Wikileaks: CIA âm mưu biến ô tô thành vũ khí ám sát không để lại dấu vết

Wikileaks: CIA âm mưu biến ô tô thành vũ khí ám sát không để lại dấu vết

Các tư liệu được Wikileaks tiết lộ gần đây cho biết, Cục Tình báo Trung ướng Mỹ (CIA) đã xâm nhập hệ thống kiểm soát của nhiều loại xe ô tô hiện đại, có khả năng thực hiện “ám sát không để lại dấu vết”.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất