Rò rỉ thông tin từ cuộc họp mật của TT Trump cho thấy một âm mưu hướng tới nước Mỹ

Mới đây việc thông tin từ cuộc họp bí mật với Bộ Quốc phòng của Tổng thống Trump bị rò rỉ đã góp phần cho giới truyền thông Hoa Kỳ lan truyền những thông tin cô lập tổng thống.

13:30 26/11/2020

Phân tích của Stephen Bryen cho thấy một góc nhìn khác.

Sau đây là nguyên văn bài viết của Stephen Bryen trên The Epoch Times:

Lầu Năm Góc, dường như đã trở thành một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Tuyên bố này nghe có vẻ khó hiểu, nhưng không có gì ngạc nhiên khi các nhân viên của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã tiết lộ tin tức về cuộc họp siêu bí mật, có sự tham gia của tổng thống và các cố vấn cấp cao của ông.

Chưa có ai nói đây không phải là sự thật.

Tóm tắt ngắn gọn như sau, Tổng thống Donald Trump tuần này đã đặt câu hỏi về một số phương án lựa chọn, bao gồm một cuộc tấn công vào căn cứ hạt nhân chính của Iran ở Natanz, sau khi nhận được báo cáo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, cho biết trữ lượng uranium của Iran gấp 12 lần lượng cho phép về thỏa thuận hạt nhân. Các cố vấn của Tổng thống, bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng, Ngoại trưởng, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng, Cố vấn An ninh Quốc gia và Phó Tổng thống, đều đưa ra ý kiến với TT Trump rằng kế hoạch ném bom hoàn toàn không phải là một ý tưởng hay, vì nó sẽ làm leo thang tình hình vốn đã rất căng thẳng.

Một vị Tổng thống luôn lo lắng về vấn đề hạt nhân Iran có quyền hỏi các cố vấn của mình cách đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng này.

Ý kiến mà ông nhận được là, bất luận nói như thế nào, thì việc triển khai hành động lần này nguy hiểm sẽ rất lớn, nó sẽ dẫn đến xung đột rộng hơn.

Bất kể bạn có đồng ý với câu trả lời mà Tổng thống nhận được hay không, thực tế mà nói việc ông đưa ra câu hỏi này là hợp lý và thỏa đáng. Vì sao nói như vậy?

Trước hết, cả hai cựu Tổng thống Barack Obama và George W. Bush đều hứa trong nhiệm kỳ của họ rằng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ cho phép Iran trở thành một cường quốc hạt nhân. TT Trump cũng có chính sách tương tự. Câu hỏi đặt ra là, chính sách này có nghĩa chính xác là gì?

Thứ hai, Tổng thống có thể đã đọc được tin tức như những người khác. Ông có thể cảm thấy ngạc nhiên khi chưa được nghe cố vấn của mình nói về các bước mà Hoa Kỳ nên thực hiện, để đối phó với sự gia tăng nhanh chóng lượng dự trữ uranium trong kho của Iran và các thông tin khác về căn cứ hạt nhân bí mật mới của Iran.

Tại sao Lầu Năm Góc giữ im lặng về mối đe dọa ngày càng gia tăng này?

Thứ ba, tại sao các cố vấn của Trump lại sợ làm trầm trọng thêm căng thẳng với Iran như vậy? Lẽ nào họ chưa chuẩn bị sẵn sàng cho loại tình huống khẩn cấp này? Câu trả lời đáng buồn là, nếu đây là một chính sách nhất quán, thì mọi phàn nàn của chúng ta về Iran chẳng khác nào đặt ghế trên boong tàu Titanic đang chìm.

Tất nhiên là, ngay cả khi đề xuất của Tổng thống là không hoàn toàn chính xác, thì ông ấy vẫn xứng đáng nhận được nhiều hơn so với một lời từ chối. Một vấn đề được đặt ra là Ả Rập Saudi và Israel có thái độ như thế nào trước các cuộc tấn công quân sự của Mỹ? Trong thâm tâm, có vẻ như Israel muốn sử dụng một loạt các biện pháp chủ động như làm nổ tung và đốt phá để ngăn cản sức mạnh hạt nhân của Iran, nhằm trì hoãn khiến cho Iran không thể trở thành một cường quốc hạt nhân.

Vậy vì sao chúng ta lại không giúp đỡ?

Một vấn đề khác là, Hoa Kỳ có thể làm gì để thúc đẩy sự thay đổi chế độ ở Iran, vì một chính quyền ôn hòa hơn có thể ngừng chi tiêu những khoản tiền khổng lồ cho vũ khí hạt nhân và tên lửa, đồng thời có thể chấm dứt tham vọng lãnh thổ, thao túng chính trị của Iran ở Trung Đông.

Chi tiết cuộc họp bí mật về an ninh quốc gia của Tổng thống đã bị rò rỉ trên tờ “New York Times”, người ta nói rằng một số người trong Lầu Năm Góc đã làm điều đó. Vụ rò rỉ cho thấy TT Trump đang yếu thế và không có cố vấn nào ủng hộ ông.

Bằng cách “vạch mặt tổng thống” – nếu đó là ý tưởng, những kẻ rò rỉ đã đảm bảo rằng thế giới ngày nay thậm chí còn nguy hiểm hơn ngày hôm qua, bởi vì bây giờ bất kỳ kẻ thù nào của Hoa Kỳ cũng có thể có niềm tin lớn hơn rằng tổng thống Hoa Kỳ đang rất yếu thế và có thể không còn thực hiện bất kỳ hành động nào để ứng phó trong một cuộc khủng hoảng. Đây hẳn là một tin tuyệt vời đối với Trung Quốc và Nga cũng như đối với các nhà độc tài trên khắp thế giới, chẳng hạn như Kim Jong Un.

Đây là một tin tuyệt vời cho Iran, giờ đây Iran có thể làm bất cứ điều gì mình muốn mà không gặp bất kỳ nguy hiểm nào nào. Đây là một kết quả khủng khiếp của vụ rò rỉ thông tin này.

Việc vi phạm nghiêm trọng quy định về bảo mật là sự kiện quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Sự cố này bị nghi ngờ là do các nhân viên của Bộ Quốc phòng hoặc các cơ quan khác của chính phủ, họ đã gây nguy hiểm cho tất cả chúng ta. Các thủ phạm đã thoát sau khi làm rò rỉ thông tin nhạy cảm và tuyệt mật. Đây là một diễn biến khủng khiếp vượt xa phạm vi của tổng thống, nó cần phải được dừng lại ngay lập tức.

Stephen Bryen được coi là nhà lãnh đạo tư tưởng về chính sách an ninh công nghệ, hai lần được trao tặng huân chương dân sự cao quý nhất của Bộ Quốc phòng, Huân chương Công vụ Xuất sắc. Cuốn sách gần đây nhất của ông là “An ninh công nghệ và sức mạnh quốc gia: Người thắng và người thua”.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của chúng tôi

Tags:
‘Chủ nghĩa Trump’ sẽ vẫn đậm dấu ấn ở Mỹ dù ông Joe Biden lên nắm quyền?

‘Chủ nghĩa Trump’ sẽ vẫn đậm dấu ấn ở Mỹ dù ông Joe Biden lên nắm quyền?

Nếu ông Joe Biden nhậm chức vào ngày 20/1 tới, đó không hẳn là do nghị trình của Tổng thống Mỹ Donald Trump không nhận được sự ủng hộ của dân chúng. Nhìn nhận tổng thể, người dân Mỹ là đối tượng được hưởng lợi từ nhiều chính sách liên quan đến “chủ nghĩa Trump” (Trumpism).

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất