Rơi nước mắt với bi kịch của cựu du học sinh có ba tấm bằng quốc tế: Nỗi đau cùng cực của người mẹ nghèo

Chẳng ai có thể ngờ rằng một chàng trai từng đi du học, mang về nước ba tấm bằng cử nhân quốc tế lại gặp phải bi kịch như vậy cả!

04:00 10/10/2021

Bố mẹ chia tay khi mới chập chững biết đi, Nguyễn Văn Bằng, 32 tuổi, ngụ thôn Đoài, xã Xuy Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, được mẹ đưa về nhà ngoại tá túc. Bố Bằng sau khi có vợ hai thì chẳng hề quan tâm gì đến mẹ con Bằng nữa, cũng vì thế mà anh được một tay mẹ tảo tần nuôi nấng, lớn lên trong tình yêu thương của mẹ và sự bảo bọc của ông bà.

Và khi ước mơ không còn là mơ ước

Về ngoại sống với hai bàn tay trắng, mẹ con Bằng được ông ngoại cho miếng đất nhỏ ở góc vườn, dựng tạm căn nhà cấp 4 để tá túc. Nhưng vận xui vẫn không thôi đeo bám hai mẹ con, đến năm 3 tuổi, trong một trận sốt cao, Bằng bị teo mất tay phải. Tất cả những gì hai mẹ con Bằng có được chỉ là một sào ruộng để nương tựa nhau sống qua ngày.

Tự nhận thức được bản thân thiệt thòi hơn so với các bạn đồng trang lứa, nên mặc cho sự chế giễu của các bạn, Bằng luôn cố gắng học tập và đạt được những danh hiệu cao, tuy nhiên do là người khiêm tốn, nên Bằng chẳng bao giờ treo bất kì tấm bằng nào cả.

Anh Bằng và những bi kịch kéo dài suốt cuộc đời.
Anh Bằng và những bi kịch kéo dài suốt cuộc đời.

Khi mẹ hỏi tới việc sao Bằng lại cất hết những tờ giấy khen, anh thản nhiên nói: “Nhà mình nghèo, giấy khen treo lên cũng chẳng để làm gì”. Tuy không giúp được mẹ nhiều vì một cánh tay bị teo, tuy nhiên Bằng luôn là người khiến mẹ tự hào vì luôn ngoan ngoãn vâng lời và chăm chỉ cần cù học tập.

Từng được mẹ khuyên nghỉ học ở nhà phụ bà hồi cuối năm 11, nhưng Bằng đã không đồng ý và khuyên mẹ: “Một tay con teo rồi, không làm được ruộng. Mẹ cho con đi học sau này mới có hy vọng đổi đời”. Vì quá thương con, mẹ bằng bấm bụng làm gấp đôi gấp ba để có tiền lo cho con ăn học đến nơi đến chốn. Và đúng như những gì đã hứa, Bằng đã chạm đến được giảng đường đại học với việc đậu ngành Quản trị kinh doanh của một trường có tiếng ở thủ đô.

Đang học năm thứ 2 thì Bằng giành được học bổng du học. Nhưng trước cơ hội ngàn năm này, Bằnglại hết sức phân vân, vì nhà nghèo, lấy đâu ra tiền sinh sống ở nước ngoài mà đi.

Cơ hội đến bất ngờ nhưng lại khiến anh Bằng vô cùng hoang mang.
Cơ hội đến bất ngờ nhưng lại khiến anh Bằng vô cùng hoang mang.

Về đến nhà chẳng nói chẳng rằng, mẹ Bằng lo lắng hỏi mãi anh mới chịu nói. Biết con mình đạt thành tích cao mà ở xã trước giờ chưa ai có được, mẹ Bằng hãnh diện lắm. Vì không muốn con bỏ lỡ cơ hội đổi đời nên bà liền bán mảnh vườn để lấy 200 triệu nuôi con du học nước ngoài. Và một lần nữa, chàng trai của chúng ta chứng tỏ mình không hề đi ngược lại kỳ vọng của mẹ và gia đình, sau 2 năm cần cù học tập, chàng trở về nước với 3 tấm bằng quốc tế, cả xóm làng ai cũng háo hức vui mừng.

Có kiến thức, có bằng cấp, anh tự tin khoe với mẹ rằng mình sẽ xin đi làm ở công ty nước ngoài rồi về xây nhà cho mẹ. Tuy nhiên, người ta vẫn có câu “người tính không bằng trời tính”, cầm tấm bằng quốc tế trên tay, nhưng dù cho anh có “rải” bao nhiêu hồ sơ phỏng vấn đi nữa thì những tờ đơn ấy vẫn đều biệt vô âm tính.

Vận xui cứ nối đuôi nhau kéo đến

Nằm nhà chờ việc, Bằng lại gặp áp lực từ người ngoài, họ cứ đồn thổi chuyện anh đi du học có bằng có cấp mà vẫn thất nghiệp nằm nhà, điều này làm anh hết sức chạnh lòng. Bằng vẫn hay nói với mẹ, nhà đã nghèo, anh còn bị teo cơ nên chằng ai dám nhận, những lần như thế, hai mẹ con chỉ biết ôm nhau mặc cho dòng nước mắt lăn dài.

Bẵng đi gần nửa năm Bằng vẫn chưa có việc làm, anh sống thu mình lại, cứ lẳng lặng không nói một lời, khi được hỏi thì chỉ trả lời “con đang tính”. Nhiều lần anh bỏ đi lang thang mấy ngày, còn không thì leo lên nóc nhà đập phá, mẹ anh sợ con mình bị ma nhập nên bấm bụng vay tiền mời thầy cúng về trừ tà nhưng cũng không khá hơn. Luôn phủ nhận việc mình bị bệnh, nhưng anh sống cứ như người mất hồn, nhang đang cắm cũng rút ra cắm ngược lại. Tức nước vỡ bờ, mẹ Bằng đành mang con mình đi khám và được kết luận đó là dấu hiệu của bệnh tâm thần, và anh phải nhập viện để điều trị.

Bằng đã phải nhập viện điều trị tâm thần một thời gian.
Bằng đã phải nhập viện điều trị tâm thần một thời gian.

Và cũng từ đó, ngày ngày mẹ anh đều đạp chiếc xe cọc cạch từ rất sớm mà mãi tới trưa mới đến nơi. Thăm con được hơn hai tiếng lại phải lặn lội ra về. Sau 2 năm thì bệnh tình cũng có phần thuyên giảm, Bằng xin mẹ về nhà đi làm trái ngành một thời gian, mẹ anh cũng đành phải đồng ý cho con. Nhưng ai ngờ, lần này vận xui cũng không hề buông tha cho hai mẹ con.

Sau khi ra viện, Bằng xin vào công ty bảo vệ, anh được phân công trực ở siêu thị trên phố Ngọc Khánh, quận Ba Đình từ 20h – 7h hôm sau. Trong ca trực, Bằng thường mang theo con dao gọt trái cây để phòng thân. Cái thời điểm u ám ấy, ngày 26/5/2014, Bằng đã cố gắng xin nghỉ vì mẹ ốm, nhưng tổ trưởng không đồng ý vì chẳng có người thay, điều này khiến anh bồn chồn lo lắng.

Đến khoảng 23h45 cùng ngày, Bằng thấy anh Mai An Ninh, 40 tuổi, ngụ ngõ 36 Ngọc Khánh, ngồi chơi cùng 2 người bạn trên dây xích sắt trước cửa siêu thị, vừa ngồi vừa đung đưa và anh Bằng cũng đã hai lần đến nhắc nhở: “Các anh không được ngồi trên dây, đứt dây đấy”. Anh Ninh đáp lại: “Đứt dây thì bọn tao đền”. Sau khi vào trong được 2 phút, Bằng bị anh Ninh chửi và dùng tay phải đấm vào đầu. Né được, Bằng liền rút con dao nhọn ở cạp quần đâm vào bụng đối phương. Thấy đối thủ vẫn lao vào liên tục đấm đá, Bằng đành đâm liên tiếp vào ngực, tay và cổ anh Ninh. Gây án xong, Bằng tới Công an phường Giảng Võ đầu thú. Còn nạn nhân được đưa đi cấp cứu nhưng đã không qua khỏi.

Viện Pháp y tâm thần Trung ương đã kết luận Bằng mắc bệnh tâm thần phân liệt thể Paranoid. Ngay lúc gây án thì bệnh đang ở giai đoạn tái phát, bị can mất khả năng nhận thức điều khiển hành vi. Mẹ Bằng bộc bạch, trước giờ gia đình chưa hề có tiền sử bệnh tâm thần, chắc có lẽ vì Bằng quá ham học, sau này thêm vào việc bất mãn không xin được việc làm, đâm ra căng thẳng đầu óc mà phát bệnh.

Đầu tháng 6, TAND Hà Nội đã đưa bị cáo Bằng ra xét xử về tội Giết người. Mẹ bị cáo nhà ở xa, phải xuống Hà Nội từ chiều hôm trước, buổi tối bà ngủ nhờ trên ghế đá bệnh viện đối diện tòa. Nhắc tới chuyện con trai, bà cứ sụt sùi: “Nhà tôi thuộc hộ nghèo, bao nhiêu đất đai bán hết để con theo đường học hành. Cứ nghĩ rằng, sau này con thành đạt, ai ngờ nên nông nỗi này”. Tại phiên tòa sơ thẩm hôm đó, do còn quá nhiều tình tiết chưa được làm rõ, nên HĐXX đã quyết định hoãn phiên tòa và chưa rõ ngày mở lại.

Phiên tòa xét xử vụ án của Bằng vẫn chưa được mở lại, do đó vẫn còn chưa chắc chắn việc anh có phải ngồi tù vì hành vi gây án trong khi bệnh tái phát hay không.

Quả thật rằng, chẳng ai dự liệu được điều gì cho cuộc đời mình cả, đôi khi sẽ có những biến cố đến bất ngờ, cướp đi của ta hi vọng, niềm tin, làm cho ta chán nản và muốn bỏ cuộc. So với trường hợp củaBằng, có lẽ anh dường như đã mất hết tất cả, tuy nhiên, dù cho anh ra sao đi nữa, thì anh vẫn luôn có một người mẹ luôn ở bên và ủng hộ anh đến cùng. Bởi vậy mới nói, dù có khó khăn thế nào, thì cũng chẳng bao giờ có cái gọi là đường cùng cả, nếu ta cố gắng chưa đủ thì hãy tiếp tục cố gắng đến khi nào ta đạt được thì thôi. Bởi lẽ, hạnh phúc là phải đấu tranh để giành lấy.

Theo Phununews

Tags:
Mỹ tiếp tục rớt khỏi top 5 hộ chiếu quyền lực thế giới

Mỹ tiếp tục rớt khỏi top 5 hộ chiếu quyền lực thế giới

Mỹ không lọt top 5 hộ chiếu quyền lực nhất thế giới, trong khi hai nước châu Á Singapore và Nhật Bản giữ vị trí đầu tiên.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất