Sau bầu cử, hơn một nửa người Mỹ không còn tin vào truyền thông

Theo The National Pulse đưa tin hôm 22/1, sau cuộc tổng tuyển cử, mức độ tín nhiệm của xã hội Mỹ đối với truyền thông đã giảm xuống mức thấp nhất lịch sử, hơn một nửa số người không còn tin truyền thông nữa.

11:30 25/01/2021

Theo báo cáo khảo sát thường niên về mức độ tín nhiệm được tổ chức thăm dò Edelman và trang web Axios chia sẻ độc quyền, chưa đến một nửa người Mỹ tín nhiệm vào các kênh truyền thông truyền thống, còn mức độ tín nhiệm đối với truyền thông mạng xã hội xuống mức thấp kỷ lục với 27%. 

(Ảnh minh họa: Shutterstock)

56% người Mỹ cho rằng, phóng viên báo chí cố ý che giấu sự thực, báo cáo tin tức giả hoặc phóng đại ngôn từ của mình, cố ý dẫn hướng sai người dân. 

58% người Mỹ cho rằng, đại đa số cơ quan truyền thông có ý ủng hộ ý thức hệ hoặc lập trường chính trị đặc định trong báo cáo của mình, chứ không phải là lấy báo cáo sự thật làm chuẩn tắc. 

Sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, Edelman một lần nữa tiến hành điều tra xã hội Mỹ và phát hiện, những con số này đang tiếp tục xấu đi: 57% người Đảng Dân chủ tin tưởng truyền thông; còn trong Đảng Cộng hòa, con số này chỉ chiếm 18%. 

Trong xã hội dân chủ, truyền thông tin tức được coi là có “quyền lực lớn thứ tư”, đứng sau quyền lập pháp, quyền tư pháp, quyền hành pháp. Nó gánh vác nhiệm vụ truyền tải sự thật, đôn đốc giám sát tam quyền phân lập; là chất xúc tác để chấp hành hiệu quả quyền lập pháp, tư pháp, hành pháp. 

Thăm dò của Gallup: 60% người Mỹ không tín nhiệm truyền thông

Ngoài ra, một khảo sát thường niên do Gallup thực hiện từ ngày 31/8 – 13/9/2021 cho thấy, có đến 60% người Mỹ không tín nhiệm truyền thông, đạt mức thấp kỷ lục. Trong đó, 33% hoàn toàn không tín nhiệm, cao hơn 5% so với năm 2019, người Đảng Cộng hòa là động lực chính đằng sau sự thay đổi này. 

Từ năm 1997 đến nay, hầu như hàng năm Gallup đều đưa ra báo cáo mức độ tín nhiệm của người Mỹ đối với truyền thông. Những năm 1970, mức độ tín nhiệm ở giữa mức 68% – 72%, sau những năm 1990, giảm xuống còn hơn 50%. Năm 2004, mức độ tín nhiệm lần đầu tiên giảm xuống còn 44%, năm 2005 trở lại 50%. Sau đó mức độ tín nhiệm luôn không vượt qua 47%. 

Đáng chú ý là, sự khác biệt của mức độ tín nhiệm giữa các đảng phái với truyền thông đạt mức kỷ lục 63 điểm phần trăm. 

Báo cáo mới nhất chỉ ra, chỉ có 10% thành viên Đảng Cộng hòa “rất tín nhiệm” hoặc “tương đối tín nhiệm” đối với truyền thông, trong khi thành viên Đảng Dân chủ là 73%. 

Trên thực tế, từ thời cựu Tổng thống Bush và Obama đến nay, mức độ tín nhiệm của thành viên Đảng Cộng hòa bắt đầu giảm xuống 30 – 35%. Từ năm 2016, một mạch giảm trung bình dưới 15%. 

Gallup cho biết trong một tuyên bố rằng: “Phân hóa lưỡng cực chính trị bao trùm toàn quốc, phản ánh cách nhìn nhận của những nhân sĩ các đảng phái khác nhau đối với truyền thông, hiện nay là lần đầu tiên có sự bất đồng lớn nhất trong lịch sử Gallup.” 

Theo điều tra, 58% thành viên Đảng Cộng hòa không hoàn toàn tín nhiệm truyền thông, con số này tăng thêm 10% trong năm nay, cũng là lần đầu tiên có quá nửa số thành viên Đảng Cộng hòa hoàn toàn không tín nhiệm truyền thông. 

Gallup chỉ ra, 12% thành viên Đảng Dân chủ chuyển từ “rất tín nhiệm” thành “tương đối tín nhiệm”, điều này phản ánh mức độ tín nhiệm của thành viên Đảng Dân chủ cũng đang giảm.

Gần đây, một cuộc thăm dò khác của Gallup cũng chỉ ra, hơn 80% người Mỹ cho rằng, truyền thông cần phải chịu trách nhiệm đối với việc rạn nứt chính trị của nước Mỹ, trách nhiệm “mức độ rất lớn” (47%) hoặc “mức độ trung bình” (36%). Đồng thời, cũng có số người tương đương như thế cho rằng, truyền thông vốn có thể làm “lượng lớn” (49%) hoặc “mức độ thích hợp” (34%) công việc để hàn gắn những chia rẽ này. 

Gallup cho biết, người Mỹ vẫn tin truyền thông độc lập là then chốt của nền dân chủ. 

Bình luận: Tổng tuyển cử khiến truyền thông hủ bại bị phơi bày không sót

Nhà nghiên cứu James Bowman tại Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cho rằng, lần bầu cử này khiến truyền thông hủ bại bị phơi bày ra hết. 

Ông có bài viết đăng trên Epoch Times cho biết, từ khi bắt đầu, mỗi một cáo buộc đối với gian lận bầu cử của Tổng thống Trump và tất cả mọi người (ít nhất là mỗi một người ông quen biết), đều bị truyền thông gọi là “cáo buộc không có căn cứ” hoặc là trực tiếp bị gọi là “cáo buộc sai lầm”.

Trong thời gian này, mỗi một người có lý trí đều hy vọng truyền thông có thể lấy ra chứng cứ để chứng minh những cáo buộc kia là “không căn cứ” hoặc “sai lầm”, chứ không phải đơn giản là lặp lại cùng một lời nói. 

Truyền thông đã từng có tiền lệ thành công trong “kiểm chứng sự thật”. Cho nên họ mới cho rằng họ có quyền tuyên bố ngôn luận của tổng thống là thật hoặc là giả. Loại quan niệm này thậm chí lan truyền đến rất nhiều truyền thông mạng xã hội, hiện tại họ cũng đang kiểm duyệt ngôn từ của tổng thống. Đối với truyền thông mà nói, bất cứ ngôn luận nào, chỉ cần phù hợp với lý niệm của họ, họ có thể tuyên bố đó là chân thực, còn không phù hợp với họ thì họ nói đó là giả dối. 

Đối với hàng chục triệu cử tri đã bỏ phiếu cho ông Trump mà nói, chứng cứ có sức thuyết phục nhất chứng minh gian lận bầu cử quy mô lớn, vừa đúng chính là những phủ nhận liên tiếp và tuyệt đối hóa, hơn nữa không cho giải thích đối với sự tồn tại của gian lận. 

Mỗi một người đều biết rằng có rất nhiều chứng cứ gian lận, cũng có thể chúng là giả dối, hoặc thiếu sức thuyết phục. Nhưng nếu không đi kiểm tra kỹ những chứng cứ đó, thì người ta sẽ vĩnh viễn không biết chúng là thật hay giả. Hơn nữa dưới sự thúc đẩy của truyền thông và Đảng Dân chủ, nhân sĩ trong giới luật pháp lại không muốn đi kiểm tra kỹ những chứng cứ này. 

Đồng thời, truyền thông cũng không hề tiến hành biện luận đối với bản thân những chứng cứ đó, coi chúng là “thuyết âm mưu”, còn so sánh chúng với Chủ nghĩa McCarthy và sự trỗi dậy của Chủ nghĩa Đức Quốc xã sau Thế chiến thứ nhất, đồng thời coi chúng là “đâm sau lưng”

Thiếu sót sự điều tra nghiêm túc và chính đáng, đối với hàng chục triệu người Mỹ mà nói, đúng là có thể nói rõ vấn đề. Rất hiển hiên, truyền thông và thành viên Đảng Dân chủ nguyện ý bỏ ra cái giá của xã hội và cái giá chính trị do sự chia rẽ mang tính vĩnh viễn và sự không tín nhiệm do chia rẽ gây ra. 

Tiêu Nhiên, Vision Times

Tags:
'Ông trùm' người Việt gây thảm án ở Mỹ, FBI vẫn truy lùng gắt gao sau 3 thập kỷ

"Ông trùm" người Việt gây thảm án ở Mỹ, FBI vẫn truy lùng gắt gao sau 3 thập kỷ

Trong ngày tưởng niệm 30 năm vụ thảm án rùng rợn tại một ổ cờ bạc trái phép ở Mỹ, Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) treo thưởng lớn cho người cung cấp thông tin về một nghi phạm người Việt gốc Hoa, kẻ đã "lặn mất tăm" suốt 3 thập kỷ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất