'Sóng thần' di cư đe dọa Biden

Sau hai tháng tại nhiệm tương đối "thuận buồm xuôi gió", Biden đối mặt rắc rối lớn với làn sóng di cư ồ ạt tại biên giới với Mexico.

00:00 25/03/2021

Rắc rối này được cho là xuất phát từ chính lời hứa tranh cử của Joe Biden, rằng khi nhậm chức, ông sẽ hủy bỏ một số chính sách nhập cư của người tiền nhiệm Donald Trump.

Trên thực tế, sau khi vào Nhà Trắng, Biden đã đình chỉ dự án xây tường biên giới ở phía nam và chấm dứt Quy chế Bảo vệ Người di cư (MPP), do chính quyền Trump ký với Mexico để người di cư ở lại nước này trong thời gian chờ xử lý đơn xin tị nạn vào Mỹ. Biden và các nghị sĩ Dân chủ còn đang tìm cách mở đường cho hàng triệu người đã nhập cư trái phép trở thành công dân Mỹ.

Ngoài việc đình chỉ MPP, Biden còn chấm dứt các thỏa thuận hợp tác về tị nạn (ACA) với ba nước Trung Mỹ Guatemala, Honduras, và El Salvador. Những thỏa thuận này là một phần của loạt chính sách mà chính quyền Trump đã thực hiện để chấm dứt cuộc khủng hoảng di cư năm 2019.

Hôm 16/3, Biden thừa nhận làn sóng người di cư kéo tới Mỹ hiện nay có thể tồi tệ hơn tình huống từng khiến Trump siết chặt chính sách nhập cư và dọa đóng cửa biên giới năm 2019.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại thành phố Atlanta, bang Georgia, hôm 19/3. Ảnh: AFP.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại thành phố Atlanta, bang Georgia, hôm 19/3. Ảnh: AFP.

Mỹ hiện chưa mở biên cho người di cư, trừ những trẻ em không có người lớn đi kèm, dẫn đến tình trạng quá tải các trung tâm tiếp nhận trẻ em. Tính đến 20/3, hơn 5.000 trẻ em không có người đi kèm đang bị Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) tạm giữ, trong đó hơn 600 em đã bị giam hơn 10 ngày, dù luật liên bang quy định thời hạn tối đa là 72 giờ.

Tình trạng "sóng thần di cư" khiến Biden phải hứng chỉ trích dữ dội từ phe Cộng hòa, những người dường như đang dần đoàn kết lại vì vấn đề này, cũng như một số thành viên từ chính . Biden bị cáo buộc gây ra sự hỗn loạn ở biên giới do quan điểm "ngây thơ" về nhập cư.

"Dù chính quyền Biden không thừa nhận đây là một cuộc khủng hoảng, người dân Mỹ bắt đầu hiểu được mức độ nghiêm trọng của tình hình", thượng nghị sĩ bang Texas Ted Cruz cho biết, đồng thời tuyên bố sẽ cùng 14 đồng nghiệp đến thăm biên giới trong tuần này.

Cruz còn cáo buộc "che giấu sự thật" bằng cách cản trở các phóng viên đến những cơ sở tại biên giới, đặc biệt là nơi giữ trẻ em. Thượng nghị sĩ Cộng hòa John Cornyn và thượng nghị sĩ Dân chủ Kyrsten Sinema, đại diện cho hai bang biên giới Texas và Arizona, cũng đệ trình một lá thư chung, kêu gọi Biden tăng cường phản ứng.

Sức ép lớn đối với Biden còn đến từ Trump, người nhiều lần cáo buộc ông gây ra "thảm họa quốc gia". "Tất cả những gì họ cần làm là để cho hệ thống đã hoạt động trơn tru dưới thời Trump tiếp tục chạy, không cần nghĩ thêm gì. Nhưng thay vào đó, chỉ trong vài tuần, chính quyền Biden đã biến một chiến thắng quốc gia thành thảm họa quốc gia", Trump cho hay.

Cựu tổng thống còn chỉ trích Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Alejandro Mayorkas "thảm hại", "không biết gì", "tự mãn" và "không có khả năng lãnh đạo". "Rõ ràng họ đang tìm cách che giấu tình hình thực sự tồi tệ thế nào. Cách duy nhất để chấm dứt Khủng hoảng Biên giới Biden là họ chịu thừa nhận thất bại hoàn toàn và áp dụng các chính sách hiệu quả, đã được chứng minh của Trump", ông nói.

Biden đến nay phần lớn né tránh vấn đề, dù được cho là sẽ tiếp tục phải đối mặt với loạt câu hỏi từ phóng viên trong cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi nhậm chức vào ngày 25/3.

Tối 21/3, Tổng thống Mỹ dường như vẫn tỏ ra lảng tránh vấn đề nóng này. Khi được hỏi liệu ông có dự định tới thăm khu vực biên giới hay không, Biden cho biết sẽ đến "vào một lúc nào đó". "Tôi biết chuyện gì đang xảy ra trong các cơ sở", ông chủ Nhà Trắng trả lời câu hỏi liệu ông có cảm thấy cần phải nhìn tận mắt tình hình hay không.

Giới quan sát chỉ ra rằng những dòng tweet gần đây nhất của Biden đề cập đến khẩu trang, tiêm chủng, Ngày Thánh Patrick, gói kích cầu Covid-19, biến đổi khí hậu và bạo lực chống lại người Mỹ gốc Á, nhưng không nhắc gì tới tình hình ở biên giới.

Trẻ nhập cư trong một lều bạt của cơ sở do tuần biên Mỹ thiết lập tại Donna, bang , ngày 20/3. Ảnh: AP.
Trẻ nhập cư trong một khu tạm giữ do biên phòng Mỹ thiết lập tại Donna, bang , ngày 20/3. Ảnh: AP.

Cuộc khủng hoảng đang cản trở kế hoạch thực hiện chuyến công du "Sự giúp đỡ ở đây" của , nhằm quảng bá thành tựu của Biden trong việc thông qua gói kích cầu kinh tế khổng lồ trị giá 1,9 nghìn tỷ USD. Chuyến đi duy nhất trong tuần này của Biden là tới thăm Ohio ngày 23/3, với mục tiêu làm nổi bật tác động tích cực từ sáng kiến cứu trợ của Tổng thống, hay còn gọi là "Kế hoạch Giải cứu Mỹ" về lĩnh vực y tế.

Trong bối cảnh các nghị sĩ lưỡng đảng đang đến thăm biên giới, những bức ảnh đằng sau "màn bí mật" tại các cơ sở tạm giữ trẻ em di cư không có người lớn đi kèm cũng được công bố, khiến Nhà Trắng chật vật giải thích nguyên nhân và diễn biến sắp tới của sự việc.

Biden từng cam kết xóa bỏ tình trạng hàng nghìn gia đình di cư bị chia cắt ở biên giới, trong đó nhiều người vẫn chưa được đoàn tụ, điều mà ông gọi là "nỗi hổ thẹn về đạo đức và quốc gia" mà Trump để lại. Tuy nhiên, trong khi trẻ em không còn bị chia cắt với gia đình, số lượng lớn trẻ vị thành niên không có người lớn đi kèm tràn đến biên giới lại trở thành vấn đề cấp bách.

Bộ trưởng Mayorkas, người đang bị chỉ trích vì những thông điệp đôi khi gây bối rối, không phủ nhận con số hơn 5.000 trẻ em đang bị giữ tại các trung tâm ở biên giới vốn dành cho người lớn, cao hơn nhiều so với mức đỉnh điểm dưới thời Trump.

Sau chuyến thăm các cơ sở nhập cư tại El Paso, , thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Murphy cho biết ông đã chứng kiến hàng trăm trẻ em bị dồn vào "một căn phòng rộng", nói thêm rằng ông phải "cố kìm nước mắt" khi lắng nghe nỗi khổ của một bé gái 13 tuổi phải rời xa bà mình.

Nhiếp ảnh gia John Moore của tờ Washington Post nhận xét chính sách "không khoan nhượng" về nhập cư dưới thời Trump đã trở thành "không tiếp cận" đối với các nhà báo dưới thời Biden.

"Chính quyền hiện nay tiếp quản công việc với cam kết đưa chính sách nhập cư của Mỹ trở nên nhân đạo và minh bạch hơn. Tuy nhiên, họ đang thiếu đi mục tiêu thứ hai, khiến việc đánh giá trở nên khó khăn", Moore nêu ý kiến.

Tags:
Định cư Mỹ bao lâu có quốc tịch?

Định cư Mỹ bao lâu có quốc tịch?

Quốc tịch Mỹ chính là niềm mơ ước của rất nhiều dân trên thế giới để có thể được hưởng những quyền lợi, những đặc ân mà chỉ có công dân Mỹ mới có. Để có thể được nhập quốc tịch Mỹ, các thường trú nhân phải có một khoảng thời gian nhất định cũng như sở hữu một số điều kiện để biến giấc mơ được trở thành công dân Hoa Kỳ thành sự thực. Vậy định cư Mỹ bao lâu có quốc tịch? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất