Suy nghĩ tiêu cực có thể làm trí tuệ sa sút

Bạn có phải là một người bi quan, chỉ thấy "cốc nước vơi một nửa"? Một nghiên cứu mới cho thấy suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại có liên quan đến bệnh sa sút trí tuệ và sản sinh ra hai loại protein có hại gây ra bệnh Alzheimer.

01:30 25/06/2020

Bạn có phải là một người bi quan, chỉ thấy "cốc nước vơi một nửa"? Một nghiên cứu mới cho thấy suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại có liên quan đến sự sa sút trí tuệ và sản sinh ra hai loại protein có hại gây ra bệnh Alzheimer.

"Chúng tôi cho rằng suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại có thể là một nguy cơ gây sa sút trí tuệ", tiến sĩ Natalie Marchant, nhà tâm lý học và nghiên cứu viên cao cấp của khoa sức khỏe tâm thần tại Đại học College London, cho biết.

Những hành vi suy nghĩ tiêu cực như suy nghĩ về quá khứ và lo lắng về tương lai được quan sát ở hơn 350 người trên 55 tuổi trong khoảng thời gian hai năm. Khoảng một phần ba những người tham gia cũng trải qua quét não PET (chụp cắt lớp phát xạ positron) để lượng tau và beta amyloid - hai loại protein gây ra bệnh Alzheimer, chứng sa sút trí tuệ phổ biến nhất.

Thường xuyên suy nghĩ tiêu cực có thể làm suy giảm nhận thức, hoặc dẫn đến các bệnh sa sút trí tuệ.

Các bản quét cho thấy những người dành nhiều thời gian suy nghĩ tiêu cực có sự tích tụ tau và beta amyloid nhiều hơn, trí nhớ kém hơn và suy giảm nhận thức lớn hơn trong khoảng thời gian bốn năm so với những người không bi quan.

Nghiên cứu cũng đã kiểm tra mức độ lo lắng và trầm cảm và nhận thấy trí tuệ ở những người trầm cảm và lo lắng bị "bào mòn" nhiều hơn – kết quả giống với nghiên cứu trước đây.

"Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy mối quan hệ sinh học giữa suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại và Alzheimer, và cung cấp cho các bác sĩ một cách chính xác hơn để đánh giá rủi ro và đưa ra các biện pháp can thiệp phù hợp với cá nhân hơn", theo tiến sĩ thần kinh Richard Isaacson, người sáng lập Phòng khám Phòng chống Alzheimer cho tại Trung tâm y tế NYork-Presbyterian và Weill Cornell. Ông không tham gia vào nghiên cứu.

"Nhiều người không biết về tác động tiêu cực của lo lắng và bi quan lên não", Isaacson, người cũng là ủy thác của Quỹ nghiên cứu não McKnight, nơi tài trợ cho nghiên cứu.

Theo Fiona Carragher, giám đốc chính sách và nghiên cứu của Hiệp hội Alzheimer ở ​​London:

“Điều quan trọng cần nhớ là suy nghĩ tiêu cực trong một thời gian ngắn không nhất thiết sẽ gây ra bệnh Alzheimer. Chúng ta cần nghiên cứu thêm để hiểu điều này tốt hơn. Hầu hết những người trong nghiên cứu đã được xác định là có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn, vì vậy chúng ta sẽ cần phải xem liệu những kết quả này có được đúng với mọi người hay không.”

Nhìn về mặt tích cực

Nghiên cứu trước đây đã củng cố thêm giả thuyết của nhóm. Theo một nghiên cứu năm 2019, những người nhìn cuộc sống từ góc độ tích cực sẽ tránh được nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch hay đột quỵ, tốt hơn nhiều so với những người bi quan.

Không chỉ có trái tim bạn được bảo vệ nhờ sự tích cực, nghiên cứu trước đây đã tìm thấy mối liên hệ trực tiếp giữa sự lạc quan và sức khỏe, chẳng hạn như chế độ ăn uống và tập thể dục lành mạnh hơn, hệ thống miễn dịch tốt hơn và chức năng phổi tốt hơn.

Đó có lẽ là do những người lạc quan có xu hướng hình thành thói quen tốt hơn cho sức khỏe, bác sĩ tim mạch Tiến sĩ Alan Rozanski, giáo sư y khoa tại Trường Y khoa Icahn ở Mount Sinai, người nghiên cứu về tác động sức khỏe của sự lạc quan cho biết. Họ có nhiều khả năng tập thể dục, có chế độ ăn uống tốt hơn và ít hút thuốc hơn.

Rèn luyện để trở thành một người lạc quan

Bạn có thể biết được bộ não của mình bi quan hay lạc quan bằng các bài trắc nghiệm.

Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng có thể "rèn luyện” cho não để lạc quan hơn, giống như rèn luyện một cơ bắp. Một nghiên cứu cho thấy chỉ mất 30 phút thiền mỗi ngày trong suốt hai tuần để thấy sự thay đổi của não.

Một trong những cách hiệu quả nhất để tăng sự lạc quan, theo phân tích tổng hợp của các nghiên cứu hiện tại, là phương pháp trong đó bạn tưởng tượng hoặc viết nhật ký về bản thân trong tương lai khi đã đạt được tất cả các mục tiêu cuộc sống của mình và tất cả các vấn đề của bạn đã được giải quyết.

Một cách khác là thể hiện lòng biết ơn. Chỉ cần dành vài phút mỗi ngày để viết ra những gì khiến bạn biết ơn có thể cải thiện cách nhìn của bạn về cuộc sống. Hãy liệt kê những trải nghiệm tích cực bạn có trong một ngày, điều này cũng có thể nâng cao sự lạc quan.

Mai Dung - Tinnuocmy.com

Tags:
Cuộc sống gia đình như mơ của ‘người không tay chân’ Nick Vujicic

Cuộc sống gia đình như mơ của ‘người không tay chân’ Nick Vujicic

Dù việc chăm sóc 4 con không hề dễ dàng, Nick Vujicic nói rằng tổ ấm nhỏ hiện tại đã biến mọi mơ ước của anh trở thành sự thực.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất