Tại sao bác sĩ bỏ nghề đi lái xe taxi tại Cuba?

“Một bác sĩ một tháng chỉ kiếm được 40 đô la trong khi một ngày tôi kiếm được 60 đô la – đó mà một ngày ít nhất ấy nhé”, một tài xế taxi chia sẻ. Và bất ngờ hơn khi biết rằng anh tài xế taxi này thực chất là một kỹ sư nhưng đã bỏ nghề vì lương kỹ sư thấp hơn cả bác sĩ!

13:30 07/01/2019

“Tôi thích làm tài xế taxi hơn làm nghề kỹ sư”, anh tài xế nói.

Ngay sau khi cuộc cải cách xã hội vào năm 1959, chính quyền của Fidel Castro đã lập tức quốc hữu hóa các doanh nghiệp và đất đai, tất cả nhà hàng, nhà máy, bệnh viện và nhà ở đều là tài sản của chính phủ. Chính phủ cũng quy định lại tất cả mức giá và việc mọi người được trả lương bao nhiêu cũng không nằm ngoài kế hoạch của chính phủ, các tài sản thuộc quyền sở hữu tư nhân biến mất gọn ghẽ chỉ sau một đêm, và bạn có thể thấy ngay kết quả của cuộc cải cách này ngay khi bạn ghé thăm quầy thực phẩm tại Havana. Nhưng nếu có đi, bạn cũng đừng đặt quá nhiều hi vọng vào một thức ăn đường phố ở Cuba, vì tất cả bạn có là một chiếc bánh như thế này:

Thức ăn đường phố tại Cuba. (Ảnh chụp video)
Tuy nhiên để thêm sự phong phú thì người ta đã làm cho chiếc bánh có một hình dạng khác. (Ảnh chụp video)

Và đây là hình ảnh bình thường tại các cửa hàng ở Cuba.

Những món đồ sơ sài được bày biện trên kệ. (Ảnh chụp video)

Có quá nhiều nhân viên làm việc trong một cơ sở bán hàng chẳng có mấy hàng hóa lèo tèo thưa thớt trên những cái kệ đang chờ đợi mòn mỏi sự viện trợ thực phẩm từ chính phủ.

Nhân viên ở đây sau 8h làm việc và họ có thể trở về nhà. Với chính sách bình quân tuyệt đối, họ được trả với mức lương bằng nhau bất kể hôm đó chỉ bán được một món hay 15 món đồ. Những nỗ lực làm việc chăm chỉ hay sáng tạo hơn không tạo ra sự khác biệt đối với lợi ích của nhân viên.

Cuba tồn tại nhiều năm dưới sự trợ cấp từ Liên bang Xô Viết, nhưng từ khi Liên Xô sụp đổ, nền kinh tế tại nước này ngày một khó khăn hơn.

Người phụ nữ ở đây cho phóng viên thấy sổ gạo mà bà ấy đã giữ lại trong 10 năm qua.

Sổ gạo của người dân Cuba trong suốt 10 năm qua. (Ảnh chụp video)

Người dân Cuba phải sử dụng sổ gạo tháng để đi đến kho thóc nhà nước và nhận gạo hàng tháng. “Dòng này tức là tháng đó gia đình chúng tôi được cấp ít dầu ăn hơn, ít lúa hơn và ít đường hơn thậm chí chúng tôi còn không nhận được xà phòng và chất tẩy nữa, càng ngày chúng tôi được cấp càng ít hơn”, và khi được hỏi chính phủ đã cải thiện được phương diện nào chưa thì người phụ nữ này lắc đầu ngán ngẩm.

Vào những năm 90, Liên Xô sụp đổ. Chính quyền Cuba ra lệnh bãi bỏ chế độ kinh tế tự cung tự cấp, mở rộng thêm không gian về khu vực tư nhân.

Khi ghé thăm một nhà hàng tư nhân bạn sẽ thấy một khung cảnh hoàn toàn khởi sắc hơn là những cửa hàng cung cấp thực nhu yếu phẩm của nhà nước, họ thực sự bận rộn và có dịch vụ tốt vì chủ nhà hàng phải thực sự bán thức ăn ngon nếu muốn khách hàng quay trở lại – một dấu hiệu thực sự của nền kinh tế thị trường. 

Một nhà hàng tư nhân. (Ảnh chụp video)

Quay lại vấn đề anh tài xế taxi, tại sao tài xế taxi lại có thu nhập hơn hẳn bác sĩ là vì họ có giấy phép kinh doanh tư nhân và mức lương của họ không còn bị chính phủ áp đặt.

Là lái xe, họ có thể yêu cầu du khách trả nhiều tiền hơn trên mỗi chuyến đi, còn bác sĩ thì việc yêu cầu chính phủ trả thêm tiền lương không đơn giản như vậy. Thậm chí chỉ trong vòng 30 phút lái xe của tài xế thì họ đã kiếm được hơn nửa tháng lương của bác sĩ (khoảng 25 đô la).

“Tôi là một y tá và làm việc 8 tiếng một ngày nhưng chẳng thể kiếm nổi 2 đô la”,  một người phụ nữ trung niên cho biết.

Một tình trạng bi hài ở Cuba là bạn sẽ thấy nhiều người được đào tạo với trình độ học vấn cao nhưng lựa chọn từ bỏ chuyên môn của mình để làm lao động phổ thông, làm việc chân tay bình thường cho những công ty tư nhân hay đi buôn. Tại đây không khó để bắt gặp một người đàn ông vốn được đào tạo kỹ sư nhưng lại đầu quân để làm phụ  bếp ở nhà hàng hay những kế toán viên cũng đi làm tài xế taxi chở khách du lịch, hay những cô y tá không đi làm trong bệnh viện và cả kỹ sư điện cũng mở tiệm cắt tóc riêng và chuyển hẳn nghề thành thợ cắt tóc (kiếm thu nhập gấp 10 khi làm việc đúng với chuyên ngành của anh ta).

Thử tưởng tượng một tháng xoay sở như thế nào chỉ với 20 đô la? Bạn có thể giải đáp thắc mắc của mình khi hỏi người dân ở đây và họ đều có chung một câu trả lời là: “Chúng tôi phải làm thêm một công việc khác để kiếm thêm thu nhập khác chứ, nếu không làm thế thì chẳng có gì để ăn cả”.

Và sự thật thì ở Cuba còn có một chợ đen để người dân kiếm thêm thu nhập ngoài mức lương hành chính để đủ tiền trang trải chi phí sinh hoạt tối thiểu hàng tháng.

“Chúng tôi sống được là nhờ vào chợ đen này”, người phụ nữ vốn là y tá nói tiếp, “Bạn biết không, khi tôi rời khỏi nhà và đi qua đường để mua một tờ báo, tôi sẽ bị kết án và là người phạm tội đầu tiên trong ngày của khu phố, vì sao ư? Vì người bán báo đã bán cho tôi tờ báo không hợp pháp, sao lại không hợp pháp? Vì đại lý bán báo chỉ bán tờ báo đó cho người đầu tiên mua tờ báo đó mà thôi, bán lại tờ báo sẽ bị coi là bất hợp pháp”. 

Khi nói đến chợ đen, người ta thường nghĩ ngay đến những hành động giao dịch đầy tính nguy hiểm với những hàng hóa thuộc danh mục quốc cấm, hay những hoạt động rửa tiền của những thương vụ làm ăn phi pháp… Nhưng ở Cuba, chợ đen là loạt hoạt động hết sức thường nhật như bán kem hay bán báo,… đều bị cho là bất bất hợp pháp do không có giấy phép kinh doanh tư nhân. Người dân mua bán  ở chợ đen không phải để làm giàu gì, mà chỉ để đủ thực phẩm và các nhu yếu phẩm cho sinh hoạt hàng ngày.

Nhưng mọi việc dường như đã khởi sắc hơn một chút khi em trai của Fidel là Raul lên thay thế vào năm 2008 thì lượng giấy phép kinh doanh tư nhân được cấp nhiều hơn đáng kể theo từng năm, và đã đạt được khoảng 20% tài sản của nền kinh tế là sở hữu tư nhân. Nhưng phần đông người dân Cuba vẫn còn khổ sở trong thập kỷ vừa qua vì phải trang trải cuộc sống bằng cách buôn bán các hàng hoá thường nhật nhưng  bị chính phủ cho là phi pháp.

Theo phóng sự Vox 2015

Minh Minh

Tags:
Thành phố New York tăng lương tối thiểu cho người lao động​

Thành phố New York tăng lương tối thiểu cho người lao động​

Thành phố New York, Mỹ, đã tăng mức lương tối thiểu của người lao động trong thành phố lên 15 USD/giờ trong năm 2019, một nỗ lực nhằm giảm tỷ lệ nghèo đói tại thành phố phát triển nhất nhì nước Mỹ này.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất