Tại sao người Mỹ dường như sẽ bỏ phiếu cho Donald Trump?

Với một nước Mỹ chia rẽ và nhiều bấp bênh, việc tổng thống đương nhiệm đặt mình vào vị trí cứu tinh và xoáy sâu vào những nhược điểm của đối thủ Joe Biden để tạo được những hiệu quả lớn hơn là điều có thể đoán trước, theo S. George Marano.

11:00 03/09/2020

S. George Marano có bằng tiến sĩ tại Trường Quản lý thuộc Đại học RMIT, Australia, và thạc sĩ quản trị kinh doanh, thạc sĩ thương mại từ Đại học RMIT. Dưới đây là bài viết "4 năm nữa: tại sao người dân Mỹ dường như sẽ bỏ phiếu cho Donald Trump" của ông đăng trên SCMP.

Khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang tiến vào hồi gay gắt và trận chiến giành lấy linh hồn nước Mỹ đã cận kề phía trước, nhiều nhà phân tích nhận định cuộc bầu cử năm nay hứa hẹn sẽ không giống bất cứ cuộc bầu cử nào từng diễn ra trong lịch sử nước Mỹ. Bất chấp dịch bệnh, bất ổn xã hội và 4 năm điều hành Nhà Trắng với nhiều quan niệm, hành động phi truyền thống, sự bứt phá trong cuộc đua vào tháng 11 sẽ cho thấy cách Tổng thống Donald Trump thuyết phục cử tri để được tiếp tục tại vị thêm 4 năm nữa, dù ông vấp phải không ít thất bại trong thời gian vừa qua.

Với những gì đang xảy ra, có thể thấy việc Trump vạch trần những điểm yếu của đối thủ Joe Biden sẽ khiến cử tri dao động theo hướng bỏ phiếu cho ông hướng tới nhiệm kỳ thứ hai của mình.

Những khiếm khuyết về ngoại giao và một sắc thái riêng biệt là dấu ấn trong nhiệm kỳ tổng thống 4 năm qua của ông Trump. Bằng cách kích động sự ủng hộ của phe bảo thủ trong khi khuyến khích phong trào cấp tiến chống lại mình, ông Trump làm gia tăng các vết rạn nứt trong lòng xã hội Mỹ, khiến cuộc bầu cử này càng trở nên chia rẽ hơn.

Giống như năm 2016, một chiến thắng cho ông Trump đang bị bác bỏ, với sự dẫn đầu của nhiều phương tiện truyền thông báo chí. Bất chấp bài học của cuộc bầu cử năm 2016, nhiều nhà bình luận chính trị đã thay thế các phân tích lý tính bằng sự thù ghét để dự đoán một chiến thắng vang dội cho ông Biden. Tất nhiên, cuộc bầu cử sắp tới có thể Trump thắng, Biden thua - và khả năng kết quả này xảy ra khá cao.

106516258-1588358702893bidentr-9563-7600

Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden (trái) và đảng Cộng hòa Donald Trump. Ảnh: CNBC.

Tại Đại hội Toàn quốc đảng Dân chủ, các chính sách được trình bày bao gồm nhiều vấn đề như miễn học phí đại học cho các gia đình thu nhập thấp, các sáng kiến về tình trạng nóng lên toàn cầu, tăng lương tối thiểu và quyền công dân cho lao động không giấy tờ, song chính sách Chăm sóc y tế cho mọi nhà (Medicare For All) lại không được đề cập, trong khi theo kết quả khảo sát hồi tháng 4, đây lại là chính sách nhận được sự ủng hộ của 69% cử tri đã ghi danh bỏ phiếu.

Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp cao và chăm sóc sức khỏe gắn liền với việc làm, chính sách này gần như là điều không cần phải bàn cãi. Để chống lại điều này, Trump thực hiện chiến dịch tranh cử tương tự “Nước Mỹ trên hết” giống năm 2016, biến bản thân thành một mục tiêu nhỏ trong khi hướng mọi sự chú ý và theo dõi chặt chẽ vào Đại hội Toàn quốc đảng Dân chủ.

Ông Trump, với tư cách là tổng thống đương nhiệm, có thể dùng các gói kích thích làm đòn bẩy giúp phục hồi thị trường chứng khoán, miễn là các gói kích thích này tiếp tục được thực hiện cho tới tháng 11. Bằng khẩu hiệu “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”, ông tự coi mình là vị cứu tinh của Main Street (Phố Chính – thuật ngữ để gọi chung các doanh nghiệp nhỏ độc lập của Mỹ hay để ám chỉ tầng lớp trung lưu, những người phải chịu nhiều thiệt hại từ khủng hoảng tài chính và hưởng rất ít lợi ích từ kế hoạch giải cứu nền kinh tế).

Các vấn đề khác như quan hệ với Trung Quốc, với các nước đồng minh NATO cũng như nhiều vấn đề quốc tế khác cũng là một phần trong chiến lược này.

Tâm lý “bất cứ ai ngoại trừ Trump” rất mạnh mẽ nhưng đánh bại một tổng thống đương nhiệm là điều không dễ dàng. Lịch sử Mỹ cho thấy từ năm 1900 đến nay, chỉ có 5 tổng thống thất bại trong cuộc tranh cử vào nhiệm kỳ hai. Lần gần đây nhất là cựu tổng thống George H.W. Bush thua ứng cử viên trẻ tuổi Bill Clinton trong cuộc bầu cử năm 1992.

Với tư cách là một thượng nghị sĩ và cựu phó tổng thống, Biden là chính trị gia giàu kinh nghiệm nhưng ông đang thiếu cơ hội để thuyết phục người dân Mỹ rằng mình là người phù hợp thay thế tổng thống Trump. Kể cả với việc chọn Kamala Harris làm phó tướng nhằm thu hút phiếu bầu của nhóm cộng đồng thiểu số và người da màu, các chiến lược gia của đảng Dân chủ dường như vẫn đang có cách tiếp cận sai.

Nền tảng cho chiến lược vốn gây nhiều hoài nghi của đảng Dân chủ là lựa chọn ông Biden thay vì những ứng cử viên nổi tiếng hơn như Elizabeth Warren và Bernie Sanders. Chính ông Sanders là người nhận được sự ủng hộ lớn từ tầng lớp cử tri lao động nhờ các đề xuất trong vấn đề chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Với việc lựa chọn ông Biden, quan điểm của đảng Dân chủ là duy trì hiện trạng kinh tế hiện tại thay vì chính sách phân phối lại tài sản phổ biến nhưng mang tính xã hội chủ nghĩa do ông Sanders đề xuất. Chính sách này là lý do giúp ông Sanders thu hút được sự ủng hộ rất lớn từ những cử tri trẻ tuổi, những người chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số nhóm cử tri dao động.

mike-pence-kamala-harris-7146-1598975148

Ứng viên phó tổng thống Mỹ đảng Dân chủ Kamala Harris (phải) và đảng Cộng hòa Mike Pence. Ảnh: Reuters.

Cho tới thời điểm này, sức mạnh lớn nhất của ông Trump là vạch trần những điểm yếu của ông Biden. Với khả năng điều khiển mạng truyền thông xã hội, truyền tải thông điệp trực tiếp tới người dân Mỹ, Trump đang được kỳ vọng sẽ thu hút sự chú ý của cử tri tới những thành tựu ông đã đạt được, trong khi khuếch đại các thiếu sót của ông Biden, bao gồm sự thiếu nhất quán, bỏ phiếu ngụy tạo về chiến tranh và an sinh xã hội, các lời cáo buộc đạo văn và những hành vi không đúng mực với phụ nữ, cũng như các bê bối trong việc kinh doanh lẫn đời tư của con trai ông Hunter Biden.

Các điểm yếu của Biden dù đã được phô bày song vẫn chưa hoàn toàn bị khai thác triệt để. Với bà Harris, dự báo xuất hiện các vấn đề cá nhân gây tranh cãi - xa giá trị chủ đạo của chính trường Mỹ đối với dư luận.

Việc phản bác mọi cáo buộc có thể làm lu mờ những mặt tích cực của đảng Dân chủ - bao gồm cả những lợi thế chính sách và việc chọn bà Harris làm phó tổng thống – trước 4 năm ảm đạm của ông Trump.

Giới quan sát cũng tin ông Trump sẽ sớm đẩy nhanh các cuộc công kích theo kiểu “bất cứ thứ gì có thể dùng”, gần như không có mẫu số chung khiến ông Biden và bà Harris khó có thể chống đỡ lại. Quan điểm của đảng Dân chủ trong việc giữ vững nền tảng đạo đức, như cách bà Hillary Clinton đã làm, sẽ không hiệu quả và khiến một số cử tri đang bất mãn với tình hình hiện tại của nước Mỹ coi là sự hạ mình.

Cuối cùng, lợi thế mạnh mẽ nhất của ông Trump trong cuộc đua vào tháng 11 là toàn bộ những gì bị coi là “xấu xí” nhất của ông đều không còn là bí mật. Từ việc thoát khỏi liên quan trong vụ Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016 đến những nỗ lực luận tội ông thất bại thảm hại. Gần như không còn việc gì liên quan tới ông chưa bị đưa ra ánh sáng.

Với việc ông Biden đang nhận được sự ủng hộ lớn, ông Trump sẽ dần thu hẹp khoảng cách khi ngày bầu cử đang tới gần, và đối mặt với ba cuộc tranh luận trực tiếp, ông Biden sẽ là đối thủ khá dễ chơi. Hãy nhớ rằng trong cuộc đua cách đây 4 năm, bà Hillary Clinton cũng đã từng bỏ xa ông Trump cho tới tận sát ngày bầu cử.

Dù nhiều người dự đoán rằng ông Biden thắng cử, chúng ta đang sống trong một giai đoạn bất ổn chưa từng thấy. Với việc Mỹ đang vấp phải nhiều khó khăn cả về kinh tế và xã hội, và ông Biden dễ mắc phải sai lầm, có thể đoán được ông Trump sẽ thành thạo khai thác những lập trường của đảng Dân chủ để tạo lợi thế cho mình.

Các chiến dịch tranh cử đang nóng lên khi thời điểm ngày 3/11 đang tới gần, có thể khẳng định ông Trump đang coi mình là vị cứu tinh của nước Mỹ và thuyết phục các cử tri còn dao động bỏ phiếu cho nhiệm kỳ tổng thống thứ hai.

Link nguồn: https://ndh.vn/quoc-te/tai-sao-nguoi-my-duong-nhu-se-bo-phieu-cho-donald-trump-1275150.html

Tags:
California bước đầu cho phép thực khách ăn trong nhà hàng

California bước đầu cho phép thực khách ăn trong nhà hàng

California bắt đầu cho phép nhà hàng tiếp thực khách ăn tại phòng ăn tại một số địa hạt, khi các số ca nhiễm COVID-19 bắt đầu giảm, theo Reuters.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất