Tại sao Trung Quốc không trả đũa các công ty Mỹ như cách đối thủ làm với Huawei?

Cựu tổng biên tập của SCMP tin rằng việc đưa Huawei vào danh sách đen chỉ là một "nỗ lực nham hiểm" của Washington và Bắc Kinh sẽ khôn ngoan nếu không hùa theo việc đó.

09:30 04/07/2019

Trước khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Mỹ Donald Trump đạt thỏa thuận đình chiến thương mại và tái khởi động đàm phán hôm 29/6, cũng như Mỹ tạm dỡ lệnh cấm các doanh nghiệp nước này bán linh kiện cho Huawei, việc Washington ngăn cấm Huawei không được mua phần mềm và linh kiện bán dẫn do các công ty Mỹ sản xuất đã cho thấy "danh sách đen" của ông Trump có thể gây ảnh hưởng lớn đến thế nào tới một công ty công nghệ hàng đầu thế giới.

Trên mặt đối ngoại, Mỹ dường như có lý do hoàn toàn chính đáng để làm tất cả những điều này với lý do lo ngại về an ninh quốc gia. Theo Vương Hướng Vĩ, cựu tổng biên tập của SCMP, người đang sống ở Bắc Kinh và hiện vẫn làm cố vấn biên tập cho tờ báo này thì đây là "một nỗ lực nham hiểm nhằm kìm hãm sự phát triển công nghệ của Trung Quốc".

Theo ông, điều này rất nguy hiểm vì nó có thể gây thêm căng thẳng song phương giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và thậm chí có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh lạnh thực sự.

Tại sao Trung Quốc không trả đũa các công ty Mỹ như cách đối thủ làm với Huawei? - Ảnh 1.

Ông Trump được cho là cấm Huawei để có thêm lợi thế trong các cuộc đàm phán riêng với ông Tập. Ảnh Tribune News Service

Các nhà phân tích cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cố gắng sử dụng mối đe dọa về việc ngăn cấm Huawei và các công ty công nghệ khác của Trung Quốc để có nhiều thể đạt được nhiều nhượng bộ hơn từ phía Bắc Kinh trong các cuộc đàm phán thương mại. Việc này giống như cách năm ngoái ông đã làm với công ty viễn thông Trung Quốc ZTE.

Trong khi đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng đưa ra những lời lẽ hoa mỹ có ý thách thức và chống lại Mỹ. Nhưng riêng với các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, họ vẫn đang giữ im lặng về vấn đề này. Nhưng khi áp lực ngày càng tăng, thông qua các tuyên bố hay động thái từ phía Mỹ, chính quyền Bắc Kinh cũng sẽ phải xem xét và tìm ra các biện pháp đối phó phù hợp.

Hồi cuối tháng 5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thực hiện chuyến thị sát tỉnh Giang Tây. Đó là chuyến đi trong nước đầu tiên của ông kể từ khi căng thẳng thương mại với Mỹ tái bùng phát trước đó 2 tuần. Mặc dù không đề cập rõ ràng đến các căng thẳng với Mỹ, nhưng không phải vô cớ mà ông Tập tới thăm một công ty khoáng sản chuyên khai thác đất hiếm lớn, cùng những nhận xét về việc đất nước phải "bắt đầu lại từ đầu".

Trung Quốc là nhà khai thác và sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới. Tài nguyên này vốn rất quan trọng đối với quá trình sản xuất các sản phẩm công nghệ cao cấp như chất bán dẫn. Do đó, một số nhà phân tích đã giải thích chuyến thăm và bình luận của ông Tập là một gợi ý tinh tế nhưng mang hàm ý chắc chắn rằng nếu cần, Trung Quốc có thể tiến hành một cuộc chiến thương mại kéo dài và gây tổn hại không kém cho ngành sản xuất công nghệ cao của Mỹ.

Trong khi đó, những người khác nói rằng Bắc Kinh chỉ đơn giản là đang chờ đợi tới cuối nhiệm kỳ tổng thống Mỹ, khi ông Trump phải đối mặt với những cơn gió chính trị mạnh mẽ tại quê nhà cũng như hàng loạt các lời kêu gọi luận tội.

Tại sao Trung Quốc không trả đũa các công ty Mỹ như cách đối thủ làm với Huawei? - Ảnh 2.

Huawei đang tranh thủ lòng nhiệt tình của người dân trong nước để bán hàng thời gian qua. Ảnh Reuter

Nhưng trong khi Bắc Kinh đang chuẩn bị cho một tình huống xấu nhất, rõ ràng đây vẫn là chiến lược ưa thích để xoa dịu căng thẳng với Mỹ. Cho đến nay, các quan chức cấp cao đã kiềm chế không đưa ra các tuyên bố gây thù hận trước công chúng. Ví dụ, đại sứ Trung Quốc tại Washington Thôi Thiên Khải đã nói với Fox News rằng Bắc Kinh vẫn luôn sẵn sàng đàm phán.

"Trung Quốc vẫn sẵn sàng tiếp tục các cuộc hội đàm với các đồng nghiệp Mỹ để đi đến một thỏa thuận. Cửa của chúng tôi vẫn mở", ông nói.

Một điều thú vị nữa là trong khi các phương tiện truyền thông chính thống đã rầm rộ miêu tả các đòn tấn công thương mại của Mỹ là "áp lực cực đoan" hay "bắt nạt", không một đơn vị nào chỉ trích ông Trump một cách trực tiếp vào các vấn đề cá nhân. Theo các nhà phân tích Trung Quốc và quốc tế, đây là một biện pháp hữu hiệu để vừa xoa dịu Mỹ đồng thời vẫn khuấy động được lòng nhiệt thành dân tộc đối với những người dân thường trong nước.

Trong những ngày gần đây, nhiều lo ngại đã nổi lên liên quan đến việc Bắc Kinh cố gắng huy động tình cảm dân tộc thông qua các phương tiện truyền thông khác. Chẳng hạn như kênh phim Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã bất ngờ bỏ chương trình thường xuyên để phát sóng bốn bộ phim và các phim tài liệu có nội dung chống Mỹ.

Nhậm Chính Phi, người sáng lập kiêm CEO của Huawei, đã lên tiếng cảnh báo chống lại tinh thần dân tộc mù quáng khi thù ghét lây sang các công ty công nghệ nước ngoài, ngay sau khi công ty của ông được thêm vào danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ. Ông tuyên bố biết Huawei đã chuẩn bị đầy đủ và bác bỏ những lo ngại rằng lệnh cấm của Mỹ sẽ có tác động "tàn phá" đối với hoạt động và lợi nhuận của công ty.

Ông nói rằng các công ty công nghệ như Google "không có lỗi" khi bị buộc phải tuân thủ các quy định của chính phủ. Ngược lại, ông còn bày tỏ và đánh giá cao đối với các đối tác vì những đóng góp của họ cho sự phát triển của Huawei.

Nhậm Chính Phi cũng nói rõ việc người dân Trung Quốc muốn hỗ trợ Huawei không nhất thiết phải thông qua việc mua điện thoại thông minh của Huawei. Theo quan điểm của vị CEO này, mua hay không mua chỉ là một quyết định mang tính thương mại. Ông không muốn liên kết việc đó với chính trị hay lòng yêu nước. Theo ông, tương lai của Trung Quốc nằm ở việc "cởi mở", vì làm như vậy sẽ mang lại nhiều bạn bè hơn cho quốc gia.

Tham khảo SCMP

Tags:
Mẫu Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam mới nhất 2019

Mẫu Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam mới nhất 2019

Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam được ban hành kèm theo Thông tư 08/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất