Texas bùng nổ dịch quai bị, nặng nhất trong 23 năm qua

Texas đang phải đối mặt với dịch quai bị bùng phát kỷ lục, hiện đã lan rộng khắp các tiểu bang. Hiện tại số lượng ca bệnh đang ở mức cao nhất trong vòng 23 năm qua.

13:00 14/04/2017

Sở Dịch Vụ Y Tế Tiểu Bang Texas báo cáo đã có 221 trường hợp mắc bệnh quai bị tại tiểu bang trong năm nay, con số cao nhất kể từ năm 1994 với 234 trường hợp. Đặc biệt, sinh viên đại học là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất do virut quai bị lây lan qua tiếp xúc cá nhân gần gũi và thông qua ho, hắt hơi, hoặc nói chuyện.

Hầu hết những người bị nhiễm virus sẽ không bị biến chứng nghiêm trọng, tuy nhiên trong một số ít trường hợp, virut có thể gây sưng tinh hoàn, buồng trứng, màng bao quanh não và não.

Cơ quan y tế cũng cho biết "Các cơ quan y tế trên cả nước hiện đang điều tra nguyên nhân bùng phát, trong đó điểm du lịch trên đảo South Padre, điểm đến nghỉ mát phổ biến vào mùa xuân cũng được cho là một nguyên nhân".

Texas là tiểu bang mới nhất bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh quai bị. Năm ngoái, Hoa Kỳ đã có nhiều vụ bùng phát dịch bệnh này, tổng số 5,748 trường hợp mắc quai bị được ghi nhận, trong khi năm 2015, chỉ có 229 trường hợp. Bang Washington cũng có 756 ca bệnh quai bị kể từ khi dịch bùng phát vào tháng Mười năm ngoái.

Tiến sĩ William Schaffner, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Yander Đại học Vanderbilt cho biết "không giống các bệnh dịch khác như sởi, những đợt bùng nổ quai bị gần đây dường như xảy ra ở những nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao."

Schaffner cho biết: "Mặc dù mọi người được tiêm phòng, nhưng sau khoảng 15 năm, hệ miễn dịch có thể yếu đi, và khi có những tiếp xúc đủ mạnh, bạn rất có thể sẽ bị nhiễm bệnh"

Kết quả hình ảnh cho Mumps outbreak in  reaches 23-year highNgười ta thường được chủng ngừa bệnh quai bị khi trẻ được chủng ngừa hai liều vắc xin MMR (sởi, quai bị, sởi).

Schaffner nói rằng sinh viên đại học có nguy cơ mắc bệnh cao vì họ sống và học ở những nơi đông đúc. Ngoài ra họ còn tham gia rất nhiều hoạt động như du lịch, giao lưu bóng đá và các sự kiện nên virut có thể dễ dàng lây lan từ trường này qua trường khác.

Trong một thông báo với ABC News vào tháng trước, các quan chức của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ cho biết Ủy ban Cố vấn về Thực tiễn Chủng ngừa (ACIP) có kế hoạch kiểm tra tại sao các ca bệnh quai bị gia tăng và đưa ra giải pháp liệu có nên thêm liều vắc - xin thứ ba để ngăn chặn tình trạng lây lan bùng phát của căn bệnh.

"CDC đang điều tra các yếu tố góp phần làm gia tăng các ca bệnh và phải chăng, khả năng bảo vệ của vắc xin đang bị rút ngắn" CDC nói.

Schaffner tiết lộ, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu bệnh dịch đã tự hỏi liệu virut có bị đột biến khiến vắc-xin không còn đủ hiệu quả để bảo vệ cơ thể, tuy nhiên đây chỉ là một giả thuyết, vẫn còn quá sớm để biết chắc chắn.

 

Theo ABC News
Mỹ giảm nhiều các ca tim mạch nhờ cấm dùng chất béo chuyển hóa

Mỹ giảm nhiều các ca tim mạch nhờ cấm dùng chất béo chuyển hóa

Lệnh cấm sử dụng chất béo trong thực phẩm có thể giúp giảm đáng kể các trường hợp đau tim và đột quỵ. Đây là kết luận được các nhà khoa học Mỹ đưa ra trong công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí JAMA của Hiệp hội Tim mạch Mỹ số ra ngày 12/4.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất