THÊM MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý VỀ HƯỚNG DẪN MỚI CỦA BỘ NỘI AN VỀ VIỆC KHÔNG CẤP VISA, THẺ XANH CHO NGƯỜI CÓ THỂ XIN PHÚC LỢI XÃ HỘI

Có một số bạn cho rằng đây là luật mới, có người nói đây là quy định mới, nhưng thật ra đây chỉ là Hướng dẫn (rules) cách giải quyết mới đối với một quy định đã có hiệu luật trước đây của Luật Di trú, đó là điều khoản INA 212 (a)(4) có nội dung quy định về việc xem xét không cấp visa, thẻ xanh, cấm nhập cảnh đối với những người có khả năng sẽ xin trợ cấp xã hội khi đến Mỹ.

09:00 01/10/2018

Lưu ý quan trọng:

Lưu ý 1. Hướng dẫn mới này không áp dụng với diện tỵ nạn, bao gồm xin tỵ nạn tại Mỹ (asylum) và xin tỵ nạn từ bên ngoài lãnh thổ Mỹ (refugee). Như vậy, đối với các diện tỵ nạn, người xin tỵ nạn chỉ cần chính minh họ có lý do chính đáng để xin tỵ nạn là thỏa mãn điều kiện, và không bị buộc phải chứng minh về khả năng tài chính, sức khỏe, hay các điều kiện khác.

Lưu ý 2: việc Bộ ngoại giao Mỹ từ chối cấp visa định cư cho những người được bảo lãnh vì lý do họ có khả năng xin trợ cấp xã hội khi đến Mỹ là khâu cuối cùng trong tiến trình bảo lãnh thân nhân, và thuộc thẩm quyền tuyệt đối của Bộ Ngoại giao Mỹ. Quyết định không cấp visa của Bộ Ngoại giao Mỹ là quyết định cuối cùng và KHÔNG thể bị khiếu nại hay kháng cáo. Thêm vào đó, hồ sơ bảo lãnh trước đó có thể đã được Sở di trú chấp nhận, vì vậy, người bảo lãnh sẽ bị mất phí nộp hồ sơ bảo lãnh, phí phỏng vấn đã nộp trước đó.

Lưu ý 3: Tương tự đối với những diện xin chuyển từ diện không định cư sang điện cư (thẻ xanh) tại Mỹ như kết hôn…, người xin thẻ xanh sẽ bị mất phí nộp các form bảo lãnh, đơn xin thẻ xanh nếu bị xác định là có thể xin trợ cấp chính phủ nếu được cấp thẻ xanh.

Lưu ý 4: Hướng dẫn mới này cũng ảnh hưởng đến trường hợp người thẻ xanh 02 năm vì luật buộc họ phải không xin trợ cấp chính phủ trong vòng 05 năm kể từ ngày trở thành thường trú nhân (2 năm hoặc 10 năm). Bởi vậy, những thường trú nhân thẻ xanh 02 năm có thể sẽ không được cho chuyển sang thẻ xanh 10 năm nếu có xin trợ cấp chính phủ.

Hướng dẫn của Bộ Nội an ngày 22 tháng 09 năm 2018 vừa qua về việc KHÔNG cấp visa, thẻ xanh, cấm nhập cảnh đối với những người có khả năng sẽ xin trợ cấp xã hội khi vào Mỹ sẽ có tác động nghiêm trọng đến toàn bộ cộng đồng di trú, mà hậu quả là sẽ có rất nhiều người sẽ không được cấp visa vào Mỹ vì chính sách này.

Có một số bạn cho rằng đây là luật mới, có người nói đây là quy định mới, nhưng thật ra đây chỉ là Hướng dẫn (rules) cách giải quyết mới đối với một quy định đã có hiệu luật trước đây của Luật Di trú, đó là điều khoản INA 212 (a)(4) có nội dung quy định về việc xem xét không cấp visa, thẻ xanh, cấm nhập cảnh đối với những người có khả năng sẽ xin trợ cấp xã hội khi đến Mỹ.

Nội dung điều luật này chứa đựng 02 phần: (1) xem xét khả năng tài chính của người bảo lãnh, người đồng bảo trợ tài chính có đủ mức thu nhập để bảo lãnh hay không, và (2) tình trạng của người xin visa, xin thẻ xanh để xem liệu họ có khả năng xin phúc lợi xã hội khi đến Mỹ hay không.

Tuy nhiên, trước đây theo hướng dẫn (rules) cũ, chính phủ Mỹ chỉ chú trọng và xem xét nội dug (1) nêu trên, tức là khả năng tài chính của người bảo lãnh, người đồng bảo trợ tài chính mà thôi, miễn là tài chính của người bảo lãnh, người đồng bảo trợ tài chính đủ mức thu nhập theo quy định là chính phủ Mỹ sẽ cấp visa, thẻ xanh cho người được bảo lãnh, người xin chuyển diện. Thì nay, trong chính sách siết chặt về di trú, chính phủ của tổng thống Trump đã quyết định chú trọng xem xét cả 02 nội dung của điều luật này nhằm mục đích ngăn chặn và hạn chế những di dân không mang lại lợi ích cho nước Mỹ như những người già yếu, trẻ em hay người không có khả năng làm việc dẫn đến chính phủ phải trợ cấp.

Nếu Hướng dẫn này được áp dụng, dự kiến là cuối tháng 11/2018, sẽ có rất nhiều người không được cấp visa định cư hay không định cư, thẻ xanh để vào Mỹ.

Một số chi tiết quan trọng của Hướng dẫn mới này cần được giải thích rõ hơn để anh chị em được hiểu rõ hơn:

1 - Các diện bảo lãnh thân nhân định cư:

Đối với những trường hợp các diện bảo lãnh thân nhân định cư như diện IR, bao gồm cha mẹ công dân Mỹ bảo lãnh con độc thân dưới 21 tuổi; con công dân Mỹ trên 21 tuổi bảo lãnh cha mẹ; và công dân Mỹ bảo lãnh vợ/ chồng; diện F1, F2A, F2B, F3, F4 : bên cạnh việc người bảo lãnh, người đồng bảo trợ phải có đủ mức thu nhập, thì chính phủ Mỹ yêu cầu người được bảo lãnh phải chứng minh là sẽ không xin trợ cấp chính phủ sau khi được cấp visa đến Mỹ. Người được bảo lãnh cần chứng minh về khả năng tài chính, tài sản, sức khỏe, bằng cấp, trình độ, công việc. Như vậy, có thể thấy là nếu người được bảo lãnh là người già, trẻ em, người bị bệnh tật, và những người không có công ăn việc làm ổn định, không sở hữu tài sản tại Việt Nam nhiều khả năng sẽ không được lãnh sự quán Mỹ cấp visa định cư như trước đây nữa.

2. Các diện lao động định cư:

Hướng dẫn mới này có hiệu lực đối với các diện lao động định cư, mà ảnh hưởng nhiều nhất là diện lao động định cư không tay nghề EB3). Hướng dẫn mới này cũng yêu cầu người xin visa, thẻ xanh theo diện EB-3 phổ thông (và các diện khác) phải chứng minh được là họ và gia đình của họ sẽ không xin trợ cấp chính phủ trong vòng 05 năm nếu được cấp visa, thẻ xanh. Cụ thể, người lao động phải chứng minh là với mức lương do công ty bảo trợ trả, họ có thể đủ chi phí cho bản thân họ và gia đình họ hay không theo quy định chuẩn nghèo liên bang (ít nhất 125%). Thông thường mức lương do các ccủ lao động trả theo diện EB-3 phổ thông là khác thấp và chỉ có thể đủ sống cho 01 người. Vậy nên, nếu người lao động EB-3 nào có thân nhân (vợ,chồng, con) kèm theo, thì phải có tài sản để chứng minh là họ có thể chi phí gia đình trong vòng 05 năm.

3. Các diện visa không định cư, chuyển từ tình trạng không định cư này sang tình trạng không định cư khác tại Mỹ:

Việc xét duyệt các diện này sẽ khó khăn hơn rất nhiều, bên cạnh các yếu tố khác, Hướng dẫn mới nhấn mạnh điều kiện tài chính là yếu bắt buộc và chính yếu để chính phủ Mỹ xem xét các visa, chấp thuận cho chuyển đổi tình trạng không định cư.

Nguồn: Facebook Tìm hiểu Luật Pháp Hoa Kỳ

Tags:
Có 4 người Việt trên máy bay Papua New Guinea lao xuống đầm nước

Có 4 người Việt trên máy bay Papua New Guinea lao xuống đầm nước

Giới chức đang hỗ trợ và hoàn thành thủ tục để sớm đưa 4 công dân Việt Nam có mặt trên chuyến bay của Air Niugini về nước.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất