Thêm nhiều quốc gia loại bỏ vắc-xin ngừa COVID-19 của Trung Quốc

Nhiều quốc gia châu Á đang từ bỏ vắc-xin của Trung Quốc và một quốc đảo Thái Bình Dương đã trì hoãn việc phê duyệt vắc-xin này trong bối cảnh lo ngại về việc giảm mức độ bảo vệ của chúng trước sự lây lan mạnh virus corona. Điều này cũng chứng thực mạnh mẽ hơn cho ý kiến gần đây rằng cánh cửa cơ hội đang thu hẹp đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc về cái gọi là “ngoại giao vắc-xin”.

01:00 02/08/2021

Hàng triệu người trên khắp châu Á đã được tiêm vắc-xin Sinovac hoặc Sinopharm do Trung Quốc sản xuất, nhưng Thái Lan và Indonesia trong tháng qua đã quyết định loại bỏ hai vắc-xin này, vốn từng được coi là phương pháp chính để chống lại COVID-19 tại đất nước của mình.

Hôm 12/7, Thái Lan cho biết họ sẽ lựa chọn vắc-xin AstraZeneca từ Anh làm liều thứ hai cho những người đã tiêm liều đầu tiên vắc-xin Sinovac. Trong khi đó, chính phủ Indonesia từ ngày 16/7 bắt đầu cung cấp cho các nhân viên y tế, những người đã tiêm hai mũi vắc-xin Sinovac, một mũi bổ sung vắc-xin Moderna do Mỹ sản xuất. 

Quyết định của hai nước được đưa ra sau khi có báo cáo về việc các nhân viên y tế vẫn nhiễm virus Vũ Hán, và một số người trong số họ đã tử vong, mặc dù đã được tiêm đầy đủ các loại vắc-xin của Trung Quốc. 

Ví dụ, ở Indonesia, trong khi 95% nhân viên y tế Indonesia đã được tiêm chủng đầy đủ, 131 người trong số họ đã tử vong kể từ tháng 6, trong đó có 50 người vào tháng 7, theo số liệu độc lập của nhóm Lapor COVID-19, Reuters đưa tin.

Bằng cách quyết định thay đổi vắc-xin, chính phủ Thái Lan và Indonesia về cơ bản “nói rằng họ lo ngại về việc các vắc-xin này không có tác dụng bảo vệ”, Dale Fisher, Chủ tịch Mạng lưới Cảnh báo và Ứng phó Dịch bệnh của Tổ chức Y tế Thế giới, nói với BBC vào cuối tháng Bảy.

Tại Bangkok, Thái Lan, những người biểu tình đã xuống đường vào ngày 18/7 kêu gọi thủ tướng từ chức vì bị cáo buộc xử lý sai đại dịch. Những người biểu tình cũng kêu gọi chính phủ mua vắc-xin mRNA để thay thế Sinovac, loại vắc-xin Trung Quốc được nhiều người coi là kém chất lượng ở Thái Lan, VOA đưa tin.

Kết thúc cơ hội ‘Ngoại giao vắc-xin’

Những diễn biến gần đây tại Thái Lan và Indonesia diễn ra sau khi Huang Yanzhong, một thành viên cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, nói với BBC hồi tháng 5 rằng cánh cửa cơ hội cho cái gọi là “ngoại giao vắc-xin” của Trung Quốc có thể sớm đóng lại trong bối cảnh Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác đang tăng cường các nỗ lực để giúp cung cấp vắc-xin cho các quốc gia khác.

Ông nói thêm rằng việc giảm khả năng bảo vệ của vắc-xin Trung Quốc có thể đã làm giảm lòng tin của người dân đối với chúng, do đó làm suy yếu sức mạnh mềm mà ĐCSTQ đã đạt được thông qua “ngoại giao vắc-xin”.

Bình luận của ông Huang được đưa ra trong bối cảnh Hoa Kỳ có kế hoạch cung cấp 80 triệu liều vắc-xin ra nước ngoài. Cam kết này bao gồm 20 triệu liều vắc-xin Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson, cũng như 60 triệu liều vắc-xin AstraZeneca.

Ở khu vực Thái Bình Dương, Papua New Guinea đã nhận được thông báo từ ĐCSTQ vào tháng 2 rằng Bắc Kinh sẽ gửi vắc-xin Sinopharm để đối phó với các trường hợp virus corona đang gia tăng ở quốc đảo này.

Nhưng bất chấp sự gia tăng các trường hợp nhiễm virus Vũ Hán và mặc dù ĐCSTQ đã cung cấp dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng cho vắc-xin Sinopharm, Papua New Guinea đã trì hoãn việc triển khai vắc-xin của Trung Quốc trong nhiều tháng cho đến khi WHO phê duyệt khẩn cấp vào tháng 5. Nhưng đến thời điểm đó, Papua New Guinea đã tìm ra các giải pháp thay thế khác, bao gồm vắc-xin AstraZeneca thông qua Australia hoặc thông qua chương trình COVAX của WHO.

Chuyên gia sức khỏe cộng đồng Thái Bình Dương Colin Tukuitonga nói với Tổng công ty Phát thanh Truyền hình Úc rằng một số dữ liệu cho thấy hiệu quả của vắc-xin Sinopharm trong việc ngăn ngừa lây nhiễm “rõ ràng là ít hơn những gì được báo cáo so với Pfizer và AstraZeneca.”

Các thử nghiệm lâm sàng trên khắp thế giới cho thấy rằng vắc-xin virus bất hoạt của Sinovac và Sinopharm có hiệu quả khoảng 50% đến 79% trong việc ngăn ngừa nhiễm virus corona có triệu chứng. Để so sánh, các nghiên cứu cho thấy vắc-xin Pfizer có thể đạt hiệu quả 95% sau hai liều và vắc-xin AstraZeneca có hiệu quả 76%.

Jonathan Pryke, giám đốc Chương trình Quần đảo Thái Bình Dương của Viện Lowy, nói với CNN vào cuối tháng 7 rằng mặc dù được trao cơ hội lớn để xây dựng ảnh hưởng mà không đòi hỏi chi phí lớn, nhưng ĐCSTQ dường như đã “thiếu hành động” và những nỗ lực của họ đã bị hoàn toàn bế tắc giữa đại dịch.

Dữ liệu từ công ty phân tích Airfinity của Anh vào cuối tháng 7 cho thấy Trung Cộng cho đến nay đã tặng 270.000 liều vắc-xin cho quần đảo Solomon, Papua New Guinea và Vanuatu – chưa bằng một nửa số liều từ Australia.

Tại Trung Quốc, hơn 1,62 tỷ liều vắc-xin đã được tiêm, với hơn 223 triệu người được tiêm chủng đầy đủ, theo số liệu nhà nước. Bất chấp mức độ tiêm phòng cao ở đất nước 1,39 tỷ dân này, các đợt bùng phát dịch mới gần đây đã xuất hiện ở 21 thành phố thuộc bảy tỉnh, bao gồm Nam Kinh, Bắc Kinh, Quảng Đông, An Huy và Liêu Ninh.

Đợt bùng phát mới nhất kể từ ngày 20/7 đã chứng kiến 185 trường hợp nhiễm bệnh được ghi nhận ở Nam Kinh tính đến thứ Sáu. Người phát ngôn của chính quyền Nam Kinh đã né tránh câu hỏi trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu rằng có bao nhiêu trong số 185 bệnh nhân nhiễm bệnh đã được tiêm phòng.

Truyền thông chính thức Trung Quốc China News đã đưa tin rằng 22 trong số 35 trường hợp đầu tiên ở Nam Kinh là các nhân viên của Sân bay Quốc tế Nam Kinh Lộc Khẩu, thuộc Tập đoàn Sân bay Miền Đông. Theo Eastern Airports, tính đến ngày 12/5, tổng số nhân viên được tiêm chủng là 9.251 người, chiếm tỷ lệ tiêm chủng là 90,87%.

Đông A dịch (theo Epoch Times)

Tags:
Cuộc chiến giành giật sự sống của bệnh nhân mắc COVID-19: 'Khủng khiếp quá, đau quá, mình không chịu nổi nữa!'

Cuộc chiến giành giật sự sống của bệnh nhân mắc COVID-19: "Khủng khiếp quá, đau quá, mình không chịu nổi nữa!"

Anh Lê Văn Thanh Tùng (TP HCM) bị mắc COVID-19 từ ngày 12/7, trải qua hơn nửa tháng chiến đấu giành sự sống, anh mới thấy COVID đáng sợ đến nhường nào.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất