THÊM TIN BẤT LỢI CHO MỘT SỐ DIỆN DI TRÚ

Thân chào các bạn, Bộ Nội an về ban hành hướng dẫn về việc xem xét KHÔNG cấp visa định cư, không định cư, thẻ xanh đối với các trường hợp người xin visa, thẻ xanh có thể phụ thuộc vào phúc lợi xã hội khi đến Mỹ.

22:00 27/09/2018

Nhận thấy nếu hướng dẫn này có hiệu lực, sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến các diện bảo lãnh thân nhân, nhất là đối với trường hợp người được bảo lãnh là người già như cha, mẹ hay là người có sức khỏe yếu kém, không có khả năng tài chính, không có công việc, thì nhiều khả năng là sẽ không được cấp visa, thẻ xanh mặc dù người bảo lãnh, người đồng bảo trợ tài chính có đủ khả năng tài chính để bảo lãnh. Hướng dẫn này nghiêm trọng chỗ là bây giờ Sở di trú, Bộ Ngoại giao sẽ chú trọng xem xét vào tình trạng của chính người xin visa, thẻ xanh; khác với trước đây là USCIS, DOS gần như chỉ xem xét tình trạng tài chính của người bảo lãnh, người đồng bảo trợ tài chính mà thôi.

Trong chính sách chung của chính phủ Tổng thống Donald Trump siết chặt về chính sách di trú; và trước thực trạng là nhiều trường hợp người được cấp visa sang Mỹ theo diện định cư hay không định cư, và các trường hợp xin chuyển diện, xin cấp thẻ xanh tại Mỹ sau đó đã nộp đơn xin hưởng phúc lợi xã hội, mặc dù trước đó họ đã có người bảo trợ tài chính, hay đã chứng minh có khả năng tài chính. Tình trạng này đã tạo ra gánh nặng tài chính đối với chính phủ Mỹ. Vì vậy chính phủ Mỹ sẽ hạn chế và siết chặt việc cấp visa, thẻ xanh cho những diện có khả năng sẽ phụ thuộc vào phúc lợi xã hội khi đến Mỹ.

Quy định về việc xem xét hạn chế cấp visa, thẻ xanh như thế này đã được quy định trong Luật di trú từ trước; tuy nhiên, thực tế là trước đây Sở Di trú, Bộ Ngoại giao thường chỉ xem xét khả năng tái chính của người bảo lãnh (người bảo trợ), người đồng bảo trợ tài chính để quyết định việc cấp visa cho người bảo lãnh. Thì nay, với chính phủ Mỹ sẽ chú trọng xem xét đến khả năng tài chính của chính người được bảo lãnh (người được cấp visa, thẻ xanh), bên cạnh người bảo lãnh, người đồng bảo trợ.

Theo đó, vào ngày 22 tháng 09 năm 2018 vừa qua, Bộ Nội an đã ban hành dự thảo về thực hiện siết chặt hơn về quy tắc KHÔNG cấp visa, thẻ xanh đối với các diện sau đây nói có dấu hiệu người được cấp visa, thẻ xanh sẽ phụ thuộc vào phúc lợi xã hội như xin tem thực phẩm (foodstamp), bảo hiểm chính phủ (medicaid, medicare), và các loại phúc lợi công cộng khác (public charges).

Bộ quy tắc này sẽ dành 60 ngày cho công chúng góp ý, và như vậy, nhiều khả năng nó sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 11 năm 2019. Những diện chịu sự điều chỉnh của Bộ quy tắc này bao gồm:

- Tất cả các diện xin visa định cư và không định cư, bao gồm cả việc gia hạn visa không định cư như visa du lịch...;

- Những trường hợp xin gia hạn tình trạng không định cư, hoặc xin chuyển sang tình trạng không định cư khác tại Mỹ như gia hạn thời hạn được phép ở lại Mỹ theo diện visa du lịch…;

- Những trường hợp xin chuyển từ tình trạng không định cư sang tình trạng định cư tại Mỹ như từ diện du lịch, du học xin cấp thẻ xanh theo diện kết hôn…

- Bộ quy tắc này không áp dụng cho trường hợp tỵ nạn.

Theo quy tắc này, nếu Sở Di trú hay Bộ Ngoại giao khi xem xét hồ sơ xin visa, thẻ xanh mà nhận thấy đương đơn có dấu hiệu sẽ phụ thuộc vào phúc lợi xã hội sau khi được cấp visa và đến Mỹ, hay sau khi được cấp thẻ xanh, thì Sở Di trú, Bộ Ngoại giao có quyền từ chối cấp visa, thẻ xanh cho đương đương.

Để xem xét việc một đương đơn có khả năng lệ thuộc vào phúc lợi xã hội hay không, USCIS, DOS thường đánh giá dựa trên các tiêu chí sau đây:

1. Đối với đương đơn (người xin cấp visa, thẻ xanh):

- Độ tuổi

- Sức khỏe

- Tình trạng gia đình như độc thân hay kết hôn, con cái…

- Tài sản

- Tình trạng tài chính như có đang nợ nần gì hay không…

- Trình độ học vấn và kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn.

2. Đối với người bảo trợ hay người đồng bảo trợ:

- Tình trạng tài chính có ổn định hay không như là làm công ăn lương hay là tự kinh doanh…

- Tình trạng tài sản như sở hữu nhà, xe...

- Tiểu sử bảo lãnh, bảo trợ như trước đây có từng bảo lãnh cho ai không, và người được bảo lãnh trước đây có xin phúc lợi xã hội sau khi được cấp visa vào Mỹ, cấp thẻ xanh hay không...

Bên cạnh đó, Bộ quy tắc cũng đề cập đến vấn đề “tiền thế chân” (public charge bond). Quy định này áp dụng cho trường hợp khi người xin cấp visa (người được bảo lãnh), thẻ xanh có khả năng phụ thuộc vào phúc lợi xã hội khi đến Mỹ, theo đó chính phủ Mỹ sẽ buộc chính người xin cấp visa, thẻ xanh hoặc là người bảo lãnh, đồng bảo trợ tài chính phải nộp cho chính phủ Mỹ một khoản tiền thế chân để đảm bảo rằng người xin visa, thẻ xanh không xin phúc lợi xã hội khi đến Mỹ, thời gian giữ tiền thế chân có thể là 05 năm, và số tiền thế chân có thể bằng mức tổng 5 năm của hạn mức chuẩn nghèo theo quy định của chính quyền liên bang. Nếu người được cấp visa, thẻ xanh mà sau đó xin phúc lợi xã hội, thì sẽ bị mất khoản tiền thế chân này và có thể phải hoàn trả chi phí đã nhận từ chính phủ. Tuy nhiên, nếu sau 5 năm không vi phạm, thì sẽ nhận lại được tiền thế chân. Hy vọng đây là dự đoán và Bộ Nội an sẽ có hướng dẫn chi tiết giảm nhẹ hơn.

Như vậy, nhiều khả năng kể từ ngày 22 tháng 11 năm 2018 tới đây, số lượng visa, thẻ xanh được cấp cho tất cả các diện sẽ giảm xuống rất nhiều theo hướng dẫn mới này, và những diện bảo lãnh thân nhân như con bảo lãnh cho mẹ sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Điều này có lẽ phù hợp với mong muốn giảm số người nhập cư vào Mỹ của chính quyền ông Trump. Chỉ những người có khả năng lao động, mang lại lợi ích cho nước Mỹ mới được phép nhập cư; những thành phần không có lợi, hay ăn bám xã hội sẽ không được phép nhập cư vào Mỹ.

Tags:
Mỹ: Quấy rối tình dục con bạn gái gốc Việt, lãnh 108 năm tù

Mỹ: Quấy rối tình dục con bạn gái gốc Việt, lãnh 108 năm tù

Một doanh nhân 68 tuổi đã bị kết án 108 năm tù giam sau khi quấy rối tình dục 2 người con của bạn gái người Mỹ gốc Việt ở khu Little Saigon, quận Cam, bang California - Mỹ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất